logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

Vì sao chúng ta phải mặc quần? (Kỳ 2): Lịch sử rắc rối của tên gọi những chiếc quần

Nguồn gốc hài hước của cái quần

Thú nhận đi, từ “cái quần” nghe khá là hài hước. Càng hài hước hơn nữa nếu biết rằng trong tiếng Anh của người Anh, từ này thường có nghĩa chỉ quần lót thay vì quần mặc ngoài. Bắt đầu từ những năm 1990, người nói tiếng Anh Anh (và cả những người nói tiếng Anh khác nữa) dùng từ “quần” để chỉ những thứ lố bịch, vô lý, ví dụ như “Toàn bộ khái niệm về ngành thời trang chỉ là một cái quần xinh đẹp”.

Tính hài hước của nó may thay vẫn khá là vui khi chuyển về tiếng Anh của người Mỹ, nhờ vào mấy từ kiểu “quần lót”, “quần mặc trong” chẳng hạn. Giờ thì nói nào, cái quần. Nghe vẫn mắc cười nhỉ?

Nhưng sự thật ở đây đó là danh từ trên nghe buồn cười vì gốc rễ của nó có liên quan đến hài kịch. Nếu là một người thông minh ham học hỏi đang đọc về lịch sử của những cái quần trên Internet, hẳn bạn đã biết từ “pants - quần” vốn được rút gọn từ “pantaloons”. Nhưng có thể bạn chưa biết “pantaloons” đã được Anh hóa từ “Pantalone” trong tiếng Ý. Pantalone là một nhân vật trong những vở hài kịch Phục Hưng Ý.

pantalone

Theo Merriam-Webster, Pantalone là “một lão già tham lam, láu cá, mưu mô và sau cùng thường bị lừa gạt và nhục mạ”. Có thể nhận diện ông ta với trang phục gồm chiếc mũ không vành, áo choàng đen không cài khuy và quần dài. Khi kiểu quần tương tự trở nên phổ biến trong Thời kỳ khôi phục chế độ Quân chủ ở Anh, người ta gọi nó theo tên của Pantalone.

Dù có mang tên gì thì cũng là cái quần

Quần là tên gọi chung của loại trang phục dài từ thắt lưng đến mắt cá chân và có hai ống riêng biệt, ít ra trong tiếng Anh Mỹ thì như thế. Trong tiếng Anh Anh, “pants” thường mang nghĩa là quần lót, còn “trousers” mới là quần mặc ngoài.

Nguồn gốc của “trousers” là từ “triubhas” trong tiếng Ireland, mang nghĩa “quần ngắn vừa khít”. Từ những năm 1570, trong tiếng Anh đã có từ “trouse” và khoảng một thập kỷ sau là từ “trouzes”. Chữ r cuối từ được thêm vào bởi sự phổ biến của từ “drawers - quần đùi” và những từ chỉ các thứ đi theo cặp, như “tweezers - cái nhíp”, “pliers - cái kìm”.

6 pants by any other name

Tuy vậy, “trousers” vẫn xuất hiện trong tiếng Anh Mỹ. Nó từng mang nghĩa là quần được may đo, có cạp quần, lỗ xỏ thắt lưng và dải mở cửa quần. “Slacks” là quần thường được may sẵn từ len mịn, trông có hơi thùng thình. “Khakis” là quần mặc thường ngày thường có màu rám nắng sáng, “chinos” không xếp li và có màu be sáng, ngoài ra còn có quần jeans nữa.

Nhưng chắc bạn biết quần jeans là gì mà phải không?

Đừng để quần chẽn của bạn bị xoắn

Trước khi “tiến hóa” đến hình dạng như hiện nay, quần ở châu Âu đã trải qua muôn loại kiểu dáng với những tên gọi cổ lỗ sĩ như quần ống túm, quần chẽn, quần chẽn gối.

7 dont get your knickers in a twist

Trước thế kỷ 16, loại trang phục để che đi đôi chân là một dạng tất chia làm hai phần riêng biệt cho mỗi chân, ở giữa có túi hoặc nắp đậy che vùng nhạy cảm. Sau đó chúng bị thay thế bởi quần ống túm, loại quần dài đến dưới gối hoặc giữa bắp chân, mang kèm tất hoặc bốt ngay bên dưới nếu các quý ông muốn khoe trọn đôi chân quyến rũ của mình.

Năm 1820, quần ống túm trở nên lỗi thời và bị thay thế bởi quần chẽn. Loại quần dài đến mắt cá chân này có vẻ đã đặt nền móng cho kiểu quần skinny jean về sau, khi có khá nhiều biếm họa vẽ lại những chàng trai mũm mĩm vật vã để cởi cái quần ôm khít này ra khỏi người.

Rồi đến những năm 1840, trang phục của các thủy thủ bắt đầu tạo cảm hứng cho kiểu quần hơi rộng rãi hơn quần ống túm, và thế kỷ 20 là thời điểm chứng kiến sự nổi bật của loại trang phục có tên gọi “knickerbockers” – kiểu quần thụng dài đến gối hoặc dưới gối một chút – và có thể xem như kiểu quần dài đến gối đã được hồi sinh. Chúng được mặc bởi các chàng trai trẻ ở thế kỷ 20 và vẫn thông dụng ở hiện tại khi được sử dụng trong các môn thể thao như bóng chày, bóng đá, ngoài ra còn có cả golf (mặc dù ở hiện tại, quần không quá thùng thình như ngày trước).

Đội quân “không quần” nước Pháp

Có lẽ chưa bao giờ sự khác biệt giữa hai kiểu quần lại trở nên máu lửa và sặc mùi chính trị như trong cuộc Cách mạng Pháp. Cả cuộc chiến giữa hai hãng quần Zubaz và JNCO hồi những năm 90 của thế kỷ trước vẫn không bì được. Những người ủng hộ tư tưởng cấp tiến thuộc tầng lớp thường dân cấp thấp trong Cách mạng Pháp và thời kỳ Triều đại Khủng bố thường được biết đến với tên gọi “sans-culottes”, hiểu nôm na là “without breeches - không quần”.

Đừng tưởng tượng ra bất cứ hình ảnh gợi cảm nào (cũng đừng tưởng tượng ra vịt Donald), vì bạn nên nhận ra rằng “without breeches - không quần” không có nghĩa là họ không mặc quần. Họ chỉ không mặc một loại quần nhất định nào đó thôi.

"Culottes", trong trường hợp này, chỉ một loại quần bằng lụa dài đến gối vốn rất được ưa thích bởi giai cấp tư sản và quý tộc thuộc Chế độ cũ – tầng lớp mà những người nổi dậy chống đối. Dân lao động theo tư tưởng cấp tiến thường mặc quần chẽn dài đến mắt cá chân, áo jacket ngắn có tên gọi “carmagnole”, mũ Phrygian màu đỏ được biết đến với tên “chiếc mũ tự do” và guốc đế gỗ.

c68adcee230eaba2fde8d8eec2be5df7

Dù sao thì “sans-culottes” là những người theo tư tưởng cấp tiến phải chịu án tử hình mà không trải qua bất cứ phiên tòa nào, và điều này đã dẫn đến Triều đại Khủng bố. Rõ ràng những sự kiện trên không hề đẹp đẽ và dễ thương như câu “Có một đội quân ở Pháp và họ không mặc quần”.

Đọng lại sau cùng là mối liên hệ giữa loại quần dài đến gối kể trên với tầng lớp quý tộc, và thế là nó trở nên lỗi thời ở những năm 1800.

Quần của phụ nữ: trỗi dậy, suy thoái rồi lại trỗi dậy

Suốt một thời gian dài trong lịch sử, quần được mặc định là trang phục của nam giới. Nhưng này, ai cũng có thể mặc quần mà phải không? Khoảng đầu những năm 50 của thế kỷ 19, nhà ủng hộ quyền lợi phụ nữ Amelia Jenks Bloomer đã khởi xướng kiểu trang phục bao gồm áo jacket ngắn, quần thụng dài đến mắt cá chân mặc dưới lớp váy ngắn đến dầu gối.

Amelia Jenks Bloomer gọi đây là “trang phục hợp lý” cho nữ giới, và cho dù nó không tồn tại lâu, tên của bà, “bloomers”, đã được dùng để gọi loại quần lót thụng và kiểu quần thụng mà nữ giới mặc khi đạp xe.

Nỗ lực đấu tranh để quần trở thành loại phục trang bình đẳng giới ở Mỹ và châu Âu là một công cuộc dài. Ngày trước, việc nữ giới mặc quần bị xem là bất hợp pháp ở Paris, nhờ vào danh tiếng lẫy lừng của đội quân không quần sans-culottes.

Đến thế kỷ 19, 20, quần lại trở thành một phụ kiện khá phổ biến cho phụ nữ lao động, đặc biệt là các thợ mỏ và phi công. Các nhà thiết kế bắt đầu may những kiểu quần cho nữ giới, và tuy chỉ được xem như trang phục cho những lúc vui chơi giải trí, việc phụ nữ mặc quần ở nơi công cộng vẫn bị coi là scandal (như những thứ mà huyền thoại điện ảnh Katharine Hepburn đã vướng vào).

9 the rise and fall and rise of womens pants

May thay, Thế chiến thứ hai đã giúp bình thường hóa việc nữ giới mặc quần, nhất là vào thời điểm có rất nhiều phụ nữ mặc nó và đi làm việc ở nhà máy. Cho dù không nhanh, không ổn định và không đi theo một hướng, tiến trình “bình thường hóa” trên cũng đã giúp nữ giới được thoải mái mặc quần bất cứ lúc nào họ muốn.

“Rối não” với cách gọi quần trong tiếng Anh

Đến cả người nói tiếng Anh bản ngữ đôi lúc cũng phải bối rối với câu hỏi: Tại sao lại gọi quần bằng từ “pair”, nghĩa là một đôi, một cặp, trong khi nó chỉ là một cái quần? “Two pairs of pants - hai cặp quần” nghe có vẻ như thứ gì đó mang số lượng là bốn, nhưng thật ra chỉ có hai cái quần.

Cách giải thích nổi tiếng nhất có lẽ là vì quần chẽn ngày xưa vốn có hai mảnh riêng biệt, tròng vào mỗi bên chân rồi được thắt lại ở giữa. Nhưng nếu tinh ý, bạn sẽ nhận ra đó là cách mô tả những đôi tất ở thời Trung cổ chứ không phải quần chẽn, cho dù có là phiên bản cổ xưa nhất của nó.

Trang Britannica cũng nói rằng cách giải thích trên sai bét, và không có một chứng cứ cụ thể nào để củng cố giả thuyết “quần hai mảnh”. Có một hiện tượng ngôn ngữ mà trong tiếng Latin nghĩa là “chỉ số nhiều”, và tiếng Anh không thiếu ví dụ cho hiện tượng đó. Chúng ta có “electronics - điện”, “odds - tỉ lệ cược”, “surroundings - môi trường xung quanh”, và “thanks - cảm ơn”.

10 why a pair

Tuy nhiên phải kể đến chính tiếng Anh, ngôn ngữ vốn rất yêu thích việc gọi những vật rẽ đôi, chia làm hai nhánh, bằng số nhiều. Có thể lấy ví dụ với quần – hai ống quần gặp nhau ở giữa, kéo, nhíp, kìm, và…cơ quan sinh dục. Nếu đã không thể dùng số ít để gọi cái kéo (ví dụ: a scissor), thì bạn cũng không thể làm điều tương tự với cái quần (a trouser). Có thể nói đây là cách gọi của những vật “tuy hai mà một, tuy một mà hai”.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)