Khi nhắc đến Alaska, các bạn nghĩ đến điều gì? Thời tiết lạnh thấu xương, người dân ở trong những ngôi nhà bằng băng và đi câu cá suốt ngày? Điều này có thể đúng nhưng nó không dành cho đa số người ở đây.
Bằng chứng là những người dân ở thị trấn Whittier, Alaska có một cuộc sống hoàn toàn khác so với những gì ta tưởng tượng. Trái với những nơi khác có cư dân sống rải rác ở nhiều ngôi nhà khác nhau thì người ở đây lại sống chung trong một tòa nhà lớn. Tại nơi này, cha xứ, cảnh sát và những kẻ buôn thuốc phiện có thể trở thành hàng xóm của nhau trong nhiều năm qua và sử dụng chung mọi thiết bị, thậm chí là cả thang máy. Đặc biệt hơn cả, đây không phải nơi duy nhất có dân sống cùng một tòa nhà thế này. Hãy cùng Lost Bird khám phá nhé.
Alaska được coi là một trong những nơi bí ẩn nhất thế giới. Với mật độ dân số vô cùng thấp và đa phần nằm ở phía đông nam, nơi đây vẫn còn nhiều điều vô cùng bí ẩn.
Trong nhiều năm gần đây, những khu vực hẻo lánh đã trở thành địa điểm thu hút các vị khách du lịch muốn trốn khỏi cuộc sống đô thị ồn ào, xô bồ. Chính vì vậy, nhiều người đã tìm đến Alaska và may thay, địa điểm nghỉ mát lý tưởng của họ cách thành phố Anchorage vài dặm.
Sau khi lái 60 dặm từ thủ đô của Alaska, bạn sẽ gặp vài cái đèn vàng. Con đường phía trước là đường một chiều nên bạn sẽ phải cẩn thận khi đi đó.
Sau khi đi hết đường, bạn sẽ phải đối diện với đường hầm Whittier. Tuy nhiên nơi này khá bất tiện vì nó còn là nơi để tàu hỏa có thể đi qua.
Tại mỗi thời điểm nhất định, đường hầm chỉ cho phép xe đi một chiều và cứ 30 phút lại thay đổi hướng một lần để các phương tiện giao thông có thể dễ dàng ra và vào thị trấn.
Sau khi trải qua muôn vàn khó khăn, cuối cùng bạn cũng đã đặt chân đến Whittier và một trong những điểm nổi bật nhất ở đây là tòa nhà Begich.
Nơi này từng là một văn phòng cho quân đội Mỹ nhưng hiện nay, nó đã trở thành khu căn hộ phức hợp cho những người dân. Có khoảng 200 hộ dân đang sống trong này.
Do thời tiết vô cùng khắc nghiệt với tuyết rơi dày hàng mét, sức gió 100km/h, người dân ở đây đã tập hợp những thứ cần thiết và sống cùng nhau trong một tòa nhà.
Trong đây có đủ những thứ cần thiết như tiệm giặt là, bệnh viện, nhà thờ, cửa hàng tiện lợi,... giúp người dân có thể sống thoải mái mà không cần ra ngoài.
Trong tòa nhà Begich còn cả một ngôi trường cho học sinh bên trong. Tại nơi này, giáo viên và học sinh chính là hàng xóm của nhau.
Theo cô giáo Erika Thompson, nơi này chính là ngôi nhà cho tất cả.
Giống như bố mẹ mình, trẻ con ở Whittier cũng không thích thời tiết lạnh giá và không muốn phải chơi ở ngoài tòa nhà. Chính vì vậy, dân ở đây đã quyết định xây cả một sân chơi trong nhà.
Nhưng không phải ai cũng thích ở trong nơi này. Bằng chứng là có một số người vẫn sống trong những căn nhà nhỏ ở bên ngoài.
Hàng năm, có khoảng 700000 người đến thăm nơi này Whittier để chứng kiến cuộc sống có một không hai của người dân nơi đây. Sau đó, họ sẽ ra về bằng một du thuyền ở gần đó.
Điều đáng ngạc nhiên ở đây là trong không gian chật hẹp này người dân thị trấn Whittier vẫn có chỗ để cho du khách thuê nghỉ qua đêm. Với những ai muốn ở lại, họ có thể tìm đến June Miller.
Người phụ nữ này cung cấp cho các du khách những căn phòng đầy đủ tiện nghi để họ có thể nghỉ ngơi và thoải mái xem cá voi dưới biển và dê núi ăn cỏ.
Chắc chắn là không phải ai cũng hợp với cuộc sống nơi đây, nhưng theo cô Erika Thompson, Whittier chính là nơi ở tuyệt vời cho tất cả mọi người.
Mặc cho ngành du lịch và đánh bắt hải sản phát triển nhưng nhiều người trẻ không quá mặn mà với cuộc sống nơi đây tại không có sự phát triển kinh tế. Điều này khiến cho cư dân tại đây ngành càng thưa thớt.
Thị trưởng thành phố cho biết: "Tôi không biết Whittier đang nằm ở vị trí nào. Tôi không biết nó đang đi đến đâu nữa."
Nhưng việc có phương hướng phát triển cũng không tốt hơn được là bao. Whittier có thể không biết họ đang làm gì nhưng thế vẫn còn tốt hơn là có quá nhiều bước đi cũng một lúc, điều mà Trung Quốc đã từng trải qua.
Trong Chiến tranh lạnh, hai người đứng đầu của Nga và Trung Quốc là Mao Trạch Đông với Nikita Sergeyevich Khrushchyov có những quan điểm trái chiều, dẫn tới nhiều bất đồng. Chính bởi lý do này, nguy cơ diễn ra một cuộc chiến tranh hạt nhân trở nên lớn hơn bao giờ hết.
Căng thẳng leo thang, chính quyền Trung Quốc đã cho xây dựng một đường hầm khổng lồ để đề phòng trong trường hợp chiến tranh xảy ra.
Hơn 300000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã tham gia kế hoạch này, xây dựng hơn 10000 hầm chứa bom được nối bởi 20 mét đường hầm. Có thể thấy những dấu ấn kể từ thời Mao Trạch Đông trên đường hầm.
Sau một thời gian, khoảng 75 thành phố lớn nhất Trung Quốc đã có đường hầm ở bên dưới. Ước tính, nó có thể làm nơi trú ẩn cho 60 phần trăm dân thành thị.
Nhưng chiến tranh không bao giờ xảy ra và cái chết của Mao Trạch Đông vào năm 1976 đã dập tắt nỗi sợ với người Nga. Với nhà lãnh đạo mới Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc bước vào thời kỳ vàng trong kinh tế.
Là một người có đầu óc thực tế, Đặng Tiểu Bình thấy rằng việc xây đường hầm vô cùng lãng phí và quyết định cho dừng dự án này lại.
Trong hai thập kỷ tiếp theo, những người lao động đã biến hệ thống đường hầm này thành một chuỗi các thành phố ngầm, trong đó thành phố lớn nhất được hình thành bên dưới thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Dưới đó có siêu thị, trường học, phòng khám và thậm chí cả võ đường karate,
Khi biết những không gian này được tái sử dụng, chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy các dự án dưới lòng đất của họ bằng cách bắt tất cả các tòa nhà mới đều phải có nơi trú ẩn dưới lòng đất có thể tăng gấp đôi nguồn thu nhập. Chính vì vậy, những boongke này đã trở thành nhà.
Ngày nay, hơn 1 triệu người sống dưới đường phố Bắc Kinh. Họ sống tập trung thành những cộng đồng nhỏ có từ vài chục đến hơn một trăm cá nhân mạnh mẽ. Cư dân của thành phố ngầm này được biết đến với cái tên shuzu, hay còn được gọi là "bộ tộc chuột".
Cư dân của thành phố ngầm đa phần là những người trẻ di cư từ vùng nông thôn đến Bắc Kinh để làm việc. Với giá thuê trung bình 400 nhân dân tệ mỗi tháng - khoảng 1,4 triệu VND - cho một căn phòng, đây chính là lựa chọn tốt nhất với họ.
Mỗi căn phòng này thường có diện tích từ 4 đến 9 mét vuông, chỉ đủ lớn để đặt một chiếc giường nhỏ và một hoặc hai tủ quần áo. Với một số kém may mắn, họ còn phải chia sẻ không gian nhỏ này với những người khác.
Chính bởi chỗ ở nhỏ như vậy, người dân buộc phải dùng chung nhà tắm. Với 11 nghìn VND, người ta có thể đi tắm trong vòng 5 phút. Dù sống trong cảnh khó khăn như vậy nhưng nhiều người vẫn không đầu hàng mà lấy nó làm động lực.
Wei Kun, một người bán bảo hiểm và phải ở chung căn hộ rộng 28 mét vuông với 9 người khác, cho biết: "Nhiều đồng nghiệp của tôi sống trên mặt đất và tôi nghĩ nó rất thoải mái. Việc phải ở nơi này buộc tôi phải làm việc chăm chỉ hơn."
Dù vậy, nhiều người vẫn không thoải mái khi nhắc đến việc sống ở đây bởi sợ bị kỳ thị. Một số còn không dám kể cho gia đình của họ về nơi ở hiện tại của mình.
Diễn viên đầy tham vọng Zhang Xi kể: "Khi cha tôi đến thăm tôi, ông đã khóc khi nhìn thấy nơi tôi sống. Ông ấy nói: "Con ơi, con sẽ không làm được đâu." Dù chính phủ đã có nhiều biện pháp để giảm hiện tượng này nhưng thật không may, nó không bớt đi mà chỉ tăng lên qua thời gian.
Mặc dù các quan chức thành phố đã bày tỏ mối quan ngại về cuộc sống dưới lòng đất, hầu hết người dân vẫn nhắm mắt làm ngơ trước thực tiễn. Với tình trạng quá tải đang đang gia tăng ở Bắc Kinh, họ thực sự không còn nơi nào để đi.
Bất chấp những khó khăn và tranh cãi, người dân của "bộ lạc chuột" vẫn tận dụng tối đa khó khăn và luôn hướng tới tương lai. Đối với những cá nhân này, cuộc sống dưới lòng đất không kéo dài vĩnh viễn mà chỉ là một giai đoạn trong đời họ.
Nhà nghiên cứu xã hội học Li Junfu của Đại học Công nghệ Bắc Kinh cho biết: "Tôi thấy rất nhiều người vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ mua được nhà, hoặc ít nhất là sống trên mặt đất. Họ có một tinh thần tích cực."