Bí mật kinh hoàng của chính phủ Mỹ đằng sau thí nghiệm phi nhân tính ở Tuskegee
Tuskegee là nằm ở tiểu bang Alabama, Mỹ. Nơi đây không chỉ diễn ra một cuộc thí nghiệm vô nhân đạo lớn nhất mà còn vô cùng nổi tiếng trong lịch sử Y học Hoa Kỳ.
Cụ thể, cuộc thí nghiệm này được thực hiện trong suốt 40 năm (1932-1972) dưới sự chỉ huy của những bác sĩ kì cựu ở Hoa Kỳ, đến từ Dịch Vụ Y Tế Công Cộng (Public Health Service - PHS), Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật (Centers for Disease Control - CDC) và thậm chí là cả Học Viện Tuskegee. Sự kiện này được đánh giá là một trong những cuộc thảm sát kinh hoàng nhất ở Hoa Kỳ. Không chỉ thế, nó được xem là biểu tượng cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong ngành y, là sự vô nhân đạo trong lĩnh vực nghiên cứu con người cũng như việc lạm dụng người da đen của chính phủ nước này.
Đại dịch lan rộng trên mọi ngóc ngách ở bang Alabama
Vào những năm 1930, căn bệnh giang mai đã bùng phát và trở thành một gánh nặng lớn đối với đất nước Mỹ. Bấy giờ, phần lớn căn bệnh được ghi nhận tại một số khu vực nhất định trên đất nước này, trong đó bao gồm cả Alabama. Đặc biệt, hạt Macon (nằm trong bang Alabama) là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ căn bệnh này do vấn đề dân trí thấp. Ước tính có tới một phần ba đàn ông tại hạt Macon mắc bệnh giang mai tại thời điểm đó.
Để kiềm chế sự phát triển của đại dịch này, CDC đã đưa ra một nghiên cứu về tình trạng nghiêm trọng của căn bệnh cũng như tạo ra một kế hoạch điều trị. Tuy nhiên, do thiếu nguồn đầu tư và kinh phí, nghiên cứu này đã đi theo một hướng mới "Nghiên cứu Tuskegee về giang mai dành cho những nam giới da đen mắc bệnh."
Nhắm vào những khu vực chịu ảnh hưởng, các nhà nghiên cứu không hề suy nghĩ đến nguy cơ trầm trọng của thí nghiệm
600 nam giới người Mỹ gốc Phi ở hạt Macon đã trở thành đối tượng của thí nghiệm phi đạo đức trên. Trong số đó, có 399 người mắc bệnh giang mai từ trước, còn 201 người còn lại không có dấu hiệu của căn bệnh này. Các nhà nghiên cứu đã không đề cập bất cứ thứ gì liên quan đến căn bệnh giang mai cho những người tham gia thí nghiệm này, thay vào đó nói với bệnh nhân rằng họ bị "máu xấu".
Dù khẳng định với bệnh nhân rằng họ sẽ được điều trị nhưng thức chất, các bác sĩ không hề chữa trị cho 600 người đàn ông này. Trái lại, họ sẽ sử dụng những phương pháp y học sai hoặc không làm gì để theo dõi sự phát triển của giang mai và khả năng gây tử vong của căn bệnh này. Điều này đồng nghĩa với việc các bác sỹ bỏ mặc họ bị bệnh và quan sát như những con vật thí nghiệm nhằm thu được các kiến thức về bệnh giang mai.
Thêm vào đó, các bác sĩ cùng đội ngũ nghiên cứu đã hứa rằng sẽ phục vụ bữa ăn đầy đủ và chu cấp dịch vụ mai táng, chôn cất họ miễn phí để thuyết phục người dân tham gia. Chính bởi dân trí kém cũng như không biết chữ, những người này đã bị "dụ dỗ" và tin tưởng một cách tuyệt đối những gì đã được thỏa thuận.
Mất nguồn đầu tư, các nhà nghiên cứu chọn cách tiến hành các thí nghiệm trái pháp luật
Nghiên cứu dự kiến sẽ kéo dài trong vòng 6 tháng. Sau khoảng thời gian đó, các bác sĩ sẽ phải đưa ra kết luận và phương án điều trị căn bệnh giang mai.
Thế nhưng cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu những năm 1930 đã khiến cho cuộc thí nghiệm cạn kiệt nguồn vốn tài trợ. Chính vì vậy, các bác sĩ đã quyết định lẳng lặng theo dõi sự tiến triển của căn bệnh trên những bệnh nhân da màu một cách thụ động.
Việc điều trị bằng kháng sinh penicillin đã được nghiên cứu, nhưng không được áp dụng để chữa trị cho bệnh nhân
Năm 1943, các nhà nghiên cứu tại bệnh viện Hàng hải Hoa Kỳ (New York) đã thử nghiệm kháng sinh penicillin trên người mắc bệnh giang mai và đi đến kết luận: loại kháng sinh này có thể dùng để chữa bệnh giang mai. Trước khi penicillin được đưa vào sử dụng, dường như hầu hết các bác sĩ đều cảm thấy vô vọng với căn bệnh quái ác này.
Đây được coi là một bước ngoặt lớn trong nghiên cứu bệnh giang mai bởi các phương pháp chữa trị được đề xuất trước đó như sử dụng asen hay thủy ngân có thể gây chết người. Tuy nhiên, đáng đáng nói là những người đàn ông da màu tham gia cuộc thí nghiệm này không hề được chữa trị bằng penicillin.
Sử dụng thuốc trấn an cho bệnh nhân
Theo các đối tượng nghiên cứu, trong số 399 người có 271 người nhận được điều trị miễn phí đặc biệt. Thực tế, cái mà họ gọi là "điều trị đặc biệt" thật ra là thủ thuật chọc dò dịch não tủy để chẩn đoán các triệu chứng của giang mai. Bệnh nhân không hề được giải thích cụ thể những gì mà các bác sĩ tiến hành trên cơ thể họ. Tất cả những gì họ biết chỉ là bản thân họ có "máu xấu" và họ cần phải được điều trị.
Được biết, PHS đã yêu cầu các bác sĩ địa phương không được phép chữa trị cho các bệnh nhân mắc bệnh giang mai mà chỉ được đưa họ sử dụng thuốc giả dược để trấn an - thuật ngữ gọi là "placebo" (thường là Aspirin hoặc các loại khoáng chất). Ngay cả khi khoảng 250 người tham gia thí nghiệm đã từng hoạt động quân đội trong Chiến tranh thế giới lần II, họ vẫn tiếp tục nhận được các loại giả dược từ các bác sĩ quân đội.
Vợ và con của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng
Những người được chọn cho nghiên cứu đã số đang mắc bệnh giang mai ở giai đoạn cuối, điều này có nghĩa là căn bệnh của họ sẽ không thể truyền nhiễm.Tuy nhiên, đáng buồn thay, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng có tới 22 người vợ, 17 đứa con và 2 đứa cháu của các bệnh nhân mắc bệnh giang mai.
Sau khi bí mật này bị phanh phui, chính phủ liên bang đã phải bồi thường cho gia đình bệnh nhân. Cụ thể, họ sẽ nhận được chăm sóc y tế từ chính phủ cho đến hết đời.
Hồi chuông kết thúc thí nghiệm phi nhân tính
Mãi cho đến những năm 1960, Peter Buxtun - một điều tra viên về bệnh truyền hoa liễu ở PHS, đã kinh ngạc và khẳng định rằng không thể tin được khi PHS lại thực hiện một nghiên cứu vô nhân đạo như vậy. Cuối 1966, CDC mời Buxton đến dự một hội nghi về giang mai ở Atlanta. Họ yêu cầu ông nên giữa im lặng về vấn đề những bí mật cùng những hành vi trái đạo đức của nghiên cứu.
Năm 1972, CDC liên tục từ chối các đề nghị chấm dứt nghiên cứu Tuskegee của Buxton. Chính vì vậy, ông đã quyết định nhờ đến sự giúp đỡ của Associated Press - thông tấn xã lớn nhất thế giới của Hoa Kì. Ngay lập tức, một nhà báo tên Jean Heller đã được giao nhiệm vụ nghiên cứu và viết bài về vấn đề này. Vào ngày 26 tháng 7 năm 1972, bài báo chấn động của Jean Heller được đăng trên trang nhất New York Times và sự vô nhân tính của thí nghiệm Tuskegee đã được toàn thế giới biết đến.
Tháng 11 năm 1972, Casper Weinberger - thư ký của tổ chức Y Tế - Giáo Dục - Phúc Lợi (HEW) tuyên bố thí nghiệm Tuskegee chính thức bị chấm dứt.
Thí nghiệm đã khiến lòng tin của cộng đồng người Mỹ gốc Phi với chính phủ hoàn toàn sụp đổ
Một số tổ chức nghiên cứu đã điều tra về mối liên hệ giữa nghiên cứu Tuskegee và mất lòng tin với chính phủ cũng như ngành chăm sóc sức khỏe Hoa Kỳ đối với người Mỹ gốc Phi. Đúng như dự đoán các nghiên cứu cho thấy sự số lượng những người đàn ông da đen mất lòng tin ở chính phủ tăng đến mức đáng kể và thậm chí, nhiều người đã ngừng đến các trung tâm chăm sóc sức khỏe.
Điều này dẫn đến sự gia tăng khoảng cách về tuổi thọ giữa đàn ông da đen và đàn ông da trắng cũng như giữa đàn ông da đen và phụ nữ da đen (khoảng 1,4 năm).
Tổng thống Bin Clinton đã thay mặt chính phủ Mỹ gửi lời xin lỗi chân thành đến người dân
Vào ngày 16 tháng 5 năm 1997, Tổng thống Bill Clinton đã quyết định gửi lời xin lỗi công khai về thí nghiệm phi đạo đức ở Tuskegee. Trong ngày hôm đó, có tới năm trong số tám thành viên còn sống sót sau nghiên cứu đã tham dự.
"Sự việc xảy ra cách đây không quá lâu nhưng nhiều người Mỹ thậm chí không thể quên nó. Chính phủ Hoa Kỳ đã làm một điều sai trái một cách nặng nề về mặt đạo đức. Đối với những người sống sót, với những người vợ và các thành viên gia đình, những đứa trẻ và những đứa cháu, tôi muốn khẳng định rằng: Không có gì có thể bù đắp lại được cuộc sống mất mát và những nỗi đau khổ các bạn phải chịu đựng về cả mặt thể xác lẫn tinh thần. Những gì đã xảy ra không thể sửa chữa lại. Nhưng chúng ta có thể chấm dứt sự im lặng, hãy ngừng quay lưng lại với nhau. Những gì chính phủ Hoa Kỳ đã làm thật đáng xấu hổ. TÔI THẬT SỰ XIN LỖI. "
Hậu quả kéo dài đến tận thế kỉ 21
Năm 2004, người sống sót cuối cùng của nghiên cứu Tuskegee - Ernest Hendon - đã qua đời ở tuổi 96 tuổi. Một thời gian ngắn trước khi chết, ông nói rằng: "Họ bảo đó là một nghiên cứu sẽ làm chúng tôi trở nên tốt hơn." Được biết, Hendon và anh trai Louie nằm trong nhóm 200 người không mắc bệnh giang mai tham gia vào thí nghiệm.
Mặc dù cái chết của ông được coi là kết thúc cho những tháng năm đen tối và đau đớn của thí nghiệm vô đạo đức Tuskegee, nhưng ký ức về nó vẫn còn tồn đọng trong gia đình của những người đàn ông tham gia thí nghiệm nói riêng và trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi nói chung.
- 0
- 0Bình luận