Vì sao những tên sát nhân áo đỏ trong \'Us\' lại nắm tay nhau?
Nếu quan tâm đến văn hóa đại chúng Mỹ, thì bạn không thể nào không có chút ấn tượng với Hands Across America - Sự kiện nối vòng tay lớn của hàng triệu người Mỹ vào năm 1986.
Hơn 30 năm sau khi sự kiện diễn ra, Hands Across America đã dần bị lãng quên, nó chỉ còn xuất hiện trong một số trò chơi điện tử và trên các trang truyện. Tuy nhiên, với Us, bộ phim mới nhất của Jordan Peele, Hand Across America không chỉ được nhắc đến như một biểu tượng văn hóa, mà còn đóng vai trò quan trọng trong cả mạch phim.
Hands Across America là gì?
Hands Across America là một sự kiện phúc lợi, một chiến dịch công khai được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 25/5/1986. Hơn 6 triệu người Mỹ đã nắm tay nhau trong thành một vòng tròn khổng lồ trong mười lăm phút dọc theo con đường xuyên Hoa Kỳ. Nhiều người tham gia đã quyên góp 10 USD vào các thùng từ thiện, số tiền thu được dùng để quyên góp cho các tổ chức từ thiện.
Tất cả mọi người nắm tay nhau, từ đường này qua đường kia, từ bang này qua bang khác. Sự kiện năm đó đã thật sự có ý nghĩa lịch sử vô cùng đặc biệt. Hands Across America quyên góp được số tiền lên đến 34 triệu USD, sau khi trừ các chi phí liên quan, hơn 15 triệu USD được quyên góp nhằm hỗ trợ những người nghèo và vô gia cư.
Ai tham gia vào sự kiện?
Theo số liệu thống kê, khoảng 6,5 triệu người đã nắm tay nhau ở nhiều địa điểm trên đất Mỹ, trong đó có cả những ngôi sao nổi tiếng. Ở New York, chúng ta có Brooke Shields, Lizaroeelli, Yoko Ono và Harry Belafonte, ở Washington có tổng thống Ronald Regan và Đệ nhất phu nhân Nancy Regan, Kathleen Turner ở St. Louis, Missouri; Walter Payton ở Champaign, Illinois; George Burns, Dudley Moore và Richard Dreyfuss ở Santa Monica, California.
Ngoài các ngôi sao đình đám, Hands Across America còn có những người nổi tiếng "cây nhà lá vườn" khá thú vị: 50 người đóng giả Abraham Lincoln nắm tay nhau ở Springfield, Illinois, trong khi 54 người đóng giả Elvis cũng tham gia sự kiện ở Memphis, Tennessee.
Vòng tay khổng lồ ấy đã thực sự trải dài trên khắp Hoa Kỳ?
Dĩ nhiên là không! Hoa Kỳ là một đất nước vô cùng rộng lớn, có cả những sông ngòi, những hoang mạc khô cằn với khí hậu nóng nực, những đồi và những núi.
Tuy nhiên, vòng tròn khổng lồ này đích thực đã đi qua 16 tiểu bang và Washington DC. Vòng tròn bắt đầu tại Battery Park ở New York, và trải dài qua New Jersey, Pennsylvania, Delaware, Maryland, Washington, Ohio, Indiana, Illinois, Missouri, Tennessee, Kentucky, Arkansas, Texas, New Mexico, Arizona và California, cuối cùng kết thúc ở Long Beach.
Tất cả mọi người đều được tham gia?
Đáng tiếc là, không một quốc gia nào ở New England được tham gia vào Hands Across America, chính điều này đã gây ra một cuộc biểu tình do thượng nghị sĩ Massachusetts Ted Kennedy và đại diện Edward Markey dẫn đầu.
Các cuộc biểu tình khác diễn ra ở nhiều vùng khác nhau của nước Mỹ, như miền Nam, Thượng Trung Tây và Tây Bắc Thái Bình Dương. Diễn viên Tom Selleck và thượng nghị sĩ Daniel Inouye đã bắt đầu một sự kiện đặc biệt ở Hawaii có tên Hands Across Hawaii với khẩu hiệu "Người Hawaii cũng là người Mỹ!"
Bài hát chủ đề của sự kiện
Sự kiện nào cũng có một bài hát chủ đề, và Hands Across America cũng không phải ngoại lệ.
Mối liên hệ giữa Hands Across America và Us
(Lưu ý: Phần dưới đây có tiết lộ nội dung phim)
Mở đầu phim, ta thấy cảnh Adelaide xem quảng cáo về chiến dịch Hands Across America trước khi ra bãi biển Santa Cruz chơi. Khi gặp phiên bản nhân bản của mình tại nhà gương, bị bắt và bị hoán đổi, cô bé cũng mặc chiếc áo quảng bá của sự kiện này, và nó đã trở thành một kí ức mà cô nhớ rất kĩ.
Sau khi bị nhốt dưới lòng đất và mưu cầu kế hoạch đưa tất cả đi lên, Adelaide vẫn luôn đặt nó trong đầu như phần còn sót lại của "bản gốc" trong mình.
Trong những mảnh kí ức rời rạc của Adelaide (về sau đã trở thành Red) nắm tay nhau như thể hiện sự đoàn kết và lòng nhân đạo. Hình ảnh đoàn người nhân bản vô tính nắm tay nhau, vừa thể hiện sự đồng lòng của cộng đồng này đối với việc cho thế giới nhìn thấy, vừa như âm thành kêu gào của Red. Cô muốn cho mọi người nhìn thấy "dấu hiệu" của bản gốc, nhìn thấy phần người của mình hiện diện trong "di sản" mà cô để lại.
Nếu 30 năm trước kia, Hands Across America là lời kêu gọi chống lại nạn đói, vô gia cư thì vòng tay trong Us lại thế hiện những vấn đề của hiện thực. Đó là sự phân biệt đối xử, xung đột sắc tộc. Hình ảnh người nắm tay này cũng khiến người xem nhớ đến lời kêu gọi "bức tường ngăn cách Mỹ và Mexico" của Donald Trump. Với một cái kết như vậy, Jordan Peele đã mở rộng ý nghĩa của phim: Không chỉ là một bộ phim có plot twist hay, mà còn là bộ phim khiến người xem phải thực sự suy ngẫm.
- 0
- 0Bình luận