logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

Chim thần Garuda - Biểu tượng không thể không biết ở các nước Đông Nam Á

Nếu đã từng đặt chân đến Ấn Độ hay một số nước Đông Nam Á như Indonesia hay Thái Lan, có một hình ảnh sau đây mà bạn không thể gạt ra khỏi đầu. Nó xuất hiện ở khắp mọi nơi, các góc phố, những món quà lưu niệm hay được đặt trang trọng tại các cơ quan hành chính. Thậm chí, nó đi theo bạn lên cả chuyến bay:

ga 1140x550

Một chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Indonesia, Garuda Indonesia với biểu tượng hình chim ở bên cạnh

garuda mask rp95 l

Mặt nạ chim, sử dụng trong diễn kịch hoàng gia của Thái Lan

garuda 1

Một bức tượng chim thần trên các công trình xây dựng tại Thái Lan

Thực chất, thứ bạn đang nhìn thấy là biểu tượng chim thần Garuda, một sinh vật linh thiêng trong tín ngưỡng Hindu giáo và Phật giáo. Từ sự ảnh hưởng sâu sắc của hai tôn giáo này, Kim Sí Điểu Garuda là một trong hai linh vật quan trọng của Phật giáo tại Đông Nam Á, cùng với Rắn thần Naga. Điều này bạn có thể bắt gặp ngay cả các khu di tích cổ của người Chăm-pa hay Phù Nam cổ, như trong các bức tượng điêu khắc dưới đây.

anh 2

Tượng điêu khắc Garuda tại khu di tích Tháp Chàm cổ

garuda 4129 2

Tượng Garuda xoay mặt nghiêng

Trong mô tả của Hindu giáo, Garuda là một người chim thần kỳ với phần thân là của người, có cánh và đầu như loài chim. Sử thi Mahabrahta kể lại, đôi cánh của Garuda vĩ đại đến mức, mỗi khi chim thần dang rộng cả hai cánh, ánh mặt trời cũng không thể lọt qua.

garuda puran img 798874 l

Hình ảnh Garuda luôn đi kèm với thần Vishnu, Đấng Bảo hộ

il 570xn 1355593656 8yae

Garuda trong tranh vẽ của Phật giáo Tây Tạng

Nguồn gốc của Garuda vẫn còn nhiều tranh cãi đến từ sự không nhất quán trong các phiên bản của kinh Hindu giáo. Theo một phiên bản phổ biến nhất, Garuda là con của nhà hiền triết nổi tiếng Kashypa và người vợ hai của ông, Vinata. Tuy nhiên, xích mích lại luôn nổ ra giữa Vinata và Kadru, vợ đầu của Kashypa, vốn là nữ hoàng các loài rắn. Rắn sau này cũng trở thành kẻ thù truyền kiếp với Garuda, tạo thành cặp biểu tượng song song trong kiến trúc Hindu giáo và Phật giáo ở Đông Nam Á.

63993325 garuda naga hold

Tại Cung điện Hoàng gia Thái Lan, hình ảnh Garuda nắm kẻ thù Naga trong tay là họa tiết trang trí phổ biến

Để giải thoát cho mẹ khỏi Kashypa, Garuda phải có được rượu thánh (amrit) và chỉ có thể lấy được nó ở vương quốc của thần Indra, vua của các vị thần. Nhưng đường đến đó rất xa xôi hiểm trở và Garuda cần rất nhiều năng lượng để tiếp sức cho chuyến đi của mình. Vì thế, Vinata dặn con: "Con ơi, giữa đường xa xôi thế, con sẽ bay qua một đại dương khổng lồ và ở đó, con sẽ thấy một hòn đảo, nơi những người nishida (tộc người đánh cá) sinh sống. Hãy ăn thịt tất cả bọn họ, chỉ trừ brahmin (nhà hiền triết) của họ để có thêm sức mạnh đến vương quốc của Indra."

Nhưng thay vì nghe lời mẹ dặn, Garuda lại ăn sạch toàn bộ tộc nishida, kể cả brahmin. Sau khi no nê, trong họng Garuda bất chợt nóng rực lên như lửa. Thực chất, đó là vị brahmin bên trong đốt lửa, thiêu cổ của chim thần. Ngay lập tức, Garuda phải nhả brahmin ra và tiếp tục hành trình đến vương quốc các vị thần.

garuda tile 86365 1318283287 1280 1280

Garuda bay qua biển khơi để tìm nước thánh

Ngay khi Garuda vừa đến nơi và nêu lên nguyện vọng của mình, một cuộc tranh cãi đã nổ ra giữa chim thần và các vị thần trên đó. Với sức mạnh phi thường của bản thân, chim thần đã dễ dàng đánh bại họ và đột nhập nơi cất chứa rượu thánh. Tại đó, sinh vật huyền bí này tiếp tục chiến thắng hai quái vật canh giữ rượu thánh và được tiếp cận với thứ chất lỏng kì diệu này.

Nếu lựa chọn uống nó ngay lập tức, chim thần sẽ trở nên bất tử và tự mình giải thoát khỏi người mẹ kế độc ác. Nhưng thay vì làm thế, Garuda đã cống lại chúng cho những con rắn, thuộc hạ của Kadru để cứu mẹ mình ra khỏi xiềng xích nô lệ. Cảm động trước hành động của Garuda, Vishnu, Thần bảo hộ cho Tạo hóa, đã cho chim thần trở thành hộ tá đồng thời là thú cưỡi của mình.

800px garuda wishnu bali

Tượng Vishnu cưỡi Garuda tại Bali, Indonesia

Tại một số hoạt động tâm linh khác, như trừ tà tín đồ Hindu giáo cũng thường triệu hồi Garuda đến để trục xuất tà hồn của ma quỷ hay các sinh vật độc ác. Trong quyển bốn của Kinh Vệ đà, Atharva Veda, người thực hiện nghi thức trừ tà phải gọi tên của những thần có pháp lực mạnh như Thần Khỉ Hanuman, Thần Sáng tạo Brahma hay Thần Sức mạnh Shakti trong khi vẩy puja (nước thánh) vào người bị nhập. Trước sức mạnh của Garuda (thường để chỉ Thái dương), ác quỷ cũng chẳng mấy chốc mà phải rút lui.

t08 garuda deity

Đền thờ Hanuman, với tượng Garuda ở hai bên

Vì là thú cưỡi của Vishnu, Đấng Bảo hộ tất cả và là một trong ba vị thần tối cao của Hindu giáo, Garuda được biểu tượng hóa cho quyền lực của quân chủ và sức mạnh của chính nghĩa. Nhiều quốc gia châu Á cũng lấy Garuda làm quốc huy cho mình, như Thái Lan hay Mông Cổ. Đặc biệt như tại Indonesia, Garuda có một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân, từ văn hóa, thể thao hay cả chính trị.

375px national emblem of indonesia garuda pancasila svg

Garuda Pancasila - tên gọi của quốc huy Indonesia

d5911316538401 562ad6b3487fe

Đội tuyển bóng đá quốc gia Indonesia cũng được gọi là Garuda

wonderfui indonesia new logo 2018

Biểu tượng du lịch Indonesia với hình ảnh cách điệu Garuda ở bên cạnh

garuda wisnu balifeat 1

Tượng Garuda và Vishnu lớn ở Bali, Indonesia

Ở những nước ở khu vực Đông Bắc Á, hình ảnh Kim Sí Điểu Garuda lại được hình dung theo một cách khác. Trong cuốn tiểu thuyết giả tưởng nổi tiếng đời nhà Thanh "Nhạc Phi truyện", danh tướng Nhạc Phi nhà Tống thực chất là hóa thai của Garuda, được Đức Phật cử xuống trần gian diệt nạn cho dân. Theo quan niệm của Phật giáo, Garuda còn là vua các loài chim, với khả năng biến hóa thành con người để sống hòa hợp với họ. Đôi khi, nhiều con lai giữa Garuda và loài người cũng ra đời, khi các phụ nữ loài người gặp gỡ và phải lòng "người" Garuda.

23a02cf2a38957966fce5f1d17aed07c

Karura - một nhân vật trong Phật giáo được xây dựng trên hình mẫu Garuda của người Nhật

yue fei

Tướng Nhạc Phi thực chất là Garuda đầu thai. Nịnh thần Cao Cầu là hóa kiếp của Naga, kẻ thù của Nhạc Phi

Với trí tưởng tượng phong phú và nhiều yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài, những câu chuyện về chim thần Garuda vẫn còn tiếp tục và thay đổi trong các nền văn hóa khác nhau. Mong rằng qua bài viết phía trên, các bạn sẽ có thêm kiến thức về quan niệm và đời sống tâm linh ở các quốc gia trên thế giới và làm phong phú thêm hiểu biết về thế giới tâm linh thần thoại của các dân tộc.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)