logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

Những sự kiện lịch sử xứng đáng được dựng thành phim (Kỳ 1): ‘Nhật ký’ Hitler và bộ phim Titanic của Đức Quốc Xã

Hollywood rõ ràng cực kỳ thích dòng chữ “dựa trên một câu chuyện có thật”. Từ tiểu sử một nhân vật truyền cảm hứng nào đó cho đến kịch tính hóa những trận chiến trong lịch sử, cứ hễ mang mấy yếu tố trên làm thành phim thì chắc mẫm sẽ câu được Oscar, không đoạt giải hạng mục này thì cũng được đề cử hạng mục khác. Đến nỗi có lẽ cả mùa giải dành cho phim ảnh cũng nghĩ mình hẳn phải được tài trợ bởi kênh kiến thức lịch sử nào đó trên tivi.

Để kể ra một vài ví dụ thì chúng ta có 12 Years a Slave, The Theory of Everything, Enigma, Dallas Buyers Club,…những bộ phim hay có phần giới thiệu “dựa trên một câu chuyện có thật” và thất bại thảm hại trên phòng vé ngay tuần đầu công chiếu.

Ngoài khoảng thời lượng mà các diễn viên vờ như mình là nhân vật có thật được chuyển thể lên màn ảnh (thì diễn xuất là thế mà), còn có cả nghìn thời khắc lịch sử hết sức hấp dẫn mà các nhà làm phim – bằng cách nào đó – đã bỏ qua hoàn toàn. Ở thời đại mà trong một năm có thể ra mắt đến hai bộ phim tiểu sử về những nhân vật tầm cỡ như Alfred Hitchcock, thì các sự kiện thú vị dưới đây nên được Hollywood mang lên màn bạc từ lâu rồi mới phải.

Ona Judge: Nô lệ trốn thoát khỏi George Washington

ona judge the slave who escaped george washington 1549052500

Tưởng tượng tình huống này nhé: Đó là vào năm 1796. Cô nô lệ tên Ona Judge chạy trốn khỏi chủ của mình và biến mất trong màn đêm nước Mỹ. Lúc đấy tồn tại một hệ thống ngầm có thể giúp Ona trốn thoát và tự do, nhưng nếu ai đó bắt gặp, cô sẽ bị đem trả về cho chủ. Và Ona thà chết chứ nhất định không muốn trở về Núi Vernon. Nhưng chạy trốn kiểu gì đây khi chủ của bạn là George Washington?

Những người “biết tuốt” thì chẳng xa lạ gì với thông tin George Washington là một chủ sở hữu nô lệ - nhưng có vẻ phần lớn chúng ta cứ thích lờ sự thật này đi và cho rằng chắc nó chẳng tệ đến thế. Nhưng quyển tiểu sử về Ona Judge mang tên Never Caught, viết bởi tác giả Erica Armstrong Dunbar, ra mắt năm 2017 đã làm sáng tỏ mọi chuyện.

Tổng thống George Washington cũng tàn nhẫn với nô lệ như các chủ nô khác. Và ông đã đuổi theo Ona Judge, truy lùng cô gái từ chân trời này đến góc bể khác.

Từ góc nhìn điện ảnh thì câu chuyện trên có đủ mọi yếu tố để chuyển thể thành một bộ phim, nhất là trong thời điểm mà người ta để cho các khía cạnh lịch sử tự kể câu chuyện của chính nó.

“Nhật ký” của Hitler

intro 1549052500

Năm 1983, vụ bê bối tin tức ngu ngốc nhất lịch sử nước Đức nổ ra sau khi tạp chí Stern bắt đầu xuất bản những trang nhật ký của Adolf Hitler – tờ báo này khẳng định như thế. Được bảo đảm bởi phóng viên hàng đầu Gerd Heidemann với giá trị 9 triệu Đức mã (tương đương “một đống tiền” tính theo đồng đôla Mỹ), quyển nhật ký trên hứa hẹn sẽ thay đổi toàn bộ câu chuyện về Thế chiến thứ hai.

Nhưng chỉ khoảng hai tuần sau khi đoạn trích đầu tiên được công bố, nhật ký Hitler kể trên đã bị bóc mẽ là cú lừa ngoạn mục trong kế hoạch tinh vi của một kẻ lừa đảo có tên Konrad Kujau.

Riêng về “nhật ký Hitler”, câu chuyện xuyên tạc kéo dài 2 năm chỉ toàn châm biếm và những nhân vật bị cường điệu hóa. Riêng tay phóng viên Gerd Heidemann là một kẻ cuồng tín chủ nghĩa Đức Quốc Xã. Heidemann không chỉ sở hữu chiếc thuyền buồm từng thuộc về Goering (sĩ quan chỉ huy nổi tiếng dưới thời Đức Quốc Xã) mà lúc đó còn đang hẹn hò với con gái của ông này.

Riêng “quyển nhật ký” được Konrad Kujau sao chép gần như từng chữ từ một quyển sách lịch sử về Quốc trưởng Hitler. Ở thời điểm tờ Stern mua chúng với số lượng lớn, Kujau tuyên bố ông ta còn “tìm thấy” thêm khoảng 33 phần khác của quyển nhật ký, và chúng phải đáng giá vài triệu Đức mã. Vậy là tờ Stern trả thêm tiền cho Kujau.

Nói cho ngắn gọn thì cả chuỗi “nhật ký Hitler” là một trò khôi hài có thật, về việc truyền thông đã tự cho phép mình bị dắt mũi bởi những tên rồ. Bản tiếng Đức đã có rồi đấy, nên chuyển thể nó thành bộ phim trào phúng tiếng Anh thì cũng tốt nhỉ?

Louis B. Mayer – “Harvey Weinstein” bản gốc

louis b mayer the original weinstein 1549052500

Giữa sự sụp đổ của đế chế Harvey Weinstein cùng phong trào MeToo, người ta dường như nhận ra mức độ thiệt hại mà những người đàn ông quyền lực có thể gây ra ở Hollywood và trên toàn thế giới. Rõ ràng đây là thời điểm tốt nhất để lật lại tiểu sử của tay săn mồi Hollywood, người đã bắt đầu tất cả - Louis B. Mayer.

Louis B. Mayer là người đứng sau những siêu phẩm kinh điển như The Wizard of Oz (1939), và đồng thời cũng là một kẻ bắt nạn, đáng ghê tởm, một con quái vật làm các nữ diễn viên phải kinh sợ. Nhưng chắc chẳng ai đủ kiên nhẫn để xem một bộ phim dài 2 giờ đồng hồ chỉ toàn những cảnh quay người đàn ông này quấy rối hết nữ diễn viên này đến nữ diễn viên khác. Thế nên chúng ta chỉ nên thực hiện bộ phim mà nội dung xoay quanh việc làm sáng tỏ mối quan hệ tồi tệ nhất của ông ta.

Louis B. Mayer đã “tia” Judy Garland ngay từ giây phút cô bắt đầu đóng phim. Không chỉ thế, ông ta quấy rối, đe dọa nữ diễn viên và điều khiển, sắp xếp mọi thứ trong cuộc sống của Judy – từ việc ăn mặc cho đến chế độ dinh dưỡng kinh hoàng có bao gồm cà phê và đủ 80 điếu thuốc lá mỗi ngày.

Mặc dù sau cùng thì Judy Garland đã có thể đứng lên chống lại Louis B. Mayer, thế nhưng bất cứ bộ phim nào về mối quan hệ độc hại này chắc hẳn phải là một tác phẩm chính kịch đen tối. Hollywood cho phép những người đàn ông như Mayer hay Weinstein làm mưa làm gió trong suốt bao nhiêu năm ròng, nên thật tốt nếu có một tác phẩm điện ảnh Hollywood tính toán lại những gì mà “nhà máy của những ước mơ” gây ra.

Cuộc đời của Toussaint L'Ouverture

revolution the life of toussaint louverture 1549052500

Toussaint L'Ouverture là một chỉ huy vô cùng quan trọng mà có lẽ bạn chưa nghe tên bao giờ. Từ một nô lệ trở thành tướng, ông giải phóng Haiti khỏi Pháp trong cuộc nổi dậy thành công duy nhất của các nô lệ. Bởi thế nên một bộ phim tiểu sử về L’Ouverture đã được mong mỏi suốt nhiều năm.

Cuộc đời của L’Ouverture được coi như một sự kết hợp giữa 12 Years a SlaveLawrence of Abaria – một nô lệ sinh ra ở thuộc địa Saint Domingue của Pháp (nay thuộc Haiti), bỏ 50 năm trong những cùm tay và xích chân trước khi tham gia vào cuộc nổi dậy của người dân Haiti với vai trò bác sĩ.

Toussaint L'Ouverture dần tiến lên những vị trí cao hơn cho đến khi trở thành chỉ huy của đội quân những người từng là nô lệ, và đội quân của ông tiêu diệt được người Pháp trong một cuộc chiến đẫm máu. Ông cố gắng xây dựng một xã hội đa sắc tộc mà người da trắng, nô lệ đã được tự do và các màu da khác có thể chung sống, nhưng sau cùng, L’Ouverture lại bị phản bội bởi chính các viên tướng của mình.

Bạn hoàn toàn có thể tưởng tượng một diễn viên như Idris Elba vào vai Toussaint L'Ouverture – có khi phim lại thành bom tấn phòng vé đấy.

Gregor MacGregor – “Catch Me If You Can” phiên bản thế kỷ 18

gregor macgregor catch me if you can in the 18th century 1549052500

Khán giả khá thích những gã tội phạm tri thức quyến rũ chạy trốn luật pháp với đủ âm mưu điên rồ (Ví dụ: Tất cả những bộ phim có tựa đề “Ocean’s” kết hợp cùng một con số nào đó). Vì lí do đó mà Gregor MacGregor xứng đáng có được bộ phim của riêng mình. MacGregor sống ở đầu thế kỷ 18, và đã dành phần lớn thời gian của mình vào việc lường gạt đến mức cả cuộc đời ông ta trở thành một vụ lừa đảo lâu dài.

Ở tuổi 16, Gregor MacGregor xoay sở để được gia nhập quân đội của Simon Bolivar, rồi sau đó lại bỏ mặc toàn bộ đơn vị của mình theo kiểu “sống chết mặc bây”. Đến lúc này thì Simon Bolivar mới biết được sự thật về người dưới quyền, đương nhiên ông đã vô cùng giận dữ và phạt MacGregor đi đày. Thay vì chấp nhận hình phạt dành cho mình, MacGregor thực hiện một vụ lừa đảo táo tợn và “vĩ đại” nhất lịch sử.

Sử dụng các bức tranh, bản đồ giả, cùng danh tiếng về vị trí của mình trong hàng ngũ quân đội Bolivar, Gregor MacGregor bắt đầu rao bán cho người Anh một quốc gia mang tên Poyais nằm ở châu Mỹ. Đất nước này được ví là “Vườn Địa Đàng”, và không cần gì hơn ngoài một số lượng lớn dân định cư châu Âu.

Công cuộc mua bán của MacGregor thu hút sự chú ý của nhiều người, đến mức ông bỏ túi tương đương 3 tỉ đôla hiện nay. Trước khi biến mất, ông hứa hẹn sẽ gặp dân định cư mới ở “quốc gia Poyais”. Rồi những người Anh này bị đưa đến Bờ biển Mosquito – một vùng đất không dân cư thuộc Nicaraguan, hoang dã và đầy muỗi (mosquito), giống như chính tên gọi của nó.

Nhưng cuộc sống mà, Gregor MacGregor không bị trừng phạt, và hẳn là bộ phim chuyển thể cũng không kết thúc theo kiểu đấy.

Tàu Titanic của Hitler

sinking hitlers titanic 1549052500

Năm 1941, Bộ trưởng Bộ Giác ngộ quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xã Joseph Goebbels lo lắng về khả năng thực hiện những bộ phim mang tính truyên truyền cho Quốc trưởng của mình. Những tác phẩm tuyên truyền chống lại dân Do Thái của ông có vẻ không thu hút cho lắm. Vậy là Goebbels quyết định đánh cược mọi thứ vào một bộ phim bom tấn lớn nhất trong lịch sử nước Đức.

Bộ phim mà Goebbels định thực hiện sẽ kể lại câu chuyện về con tàu Titanic, và thay vì thành bom tấn, con tàu này ngay lập tức trở thành quả bom xịt của lịch sử.

Goebbels thuê một kẻ nghiện rượu với cái tôi cao ngất trời có tên Herbert Selpin làm đạo diễn, và ngay lập tức Selpin đưa ra những yêu cầu hết sức thái quá. Có được sự chống lưng từ Quốc trưởng, ông ta yêu cầu một mô hình tàu Titanic như thật để đánh chìm trong phim, rồi lại “mượn” các đơn vị hải quân thuộc Đức Quốc Xã vào vai quần chúng, mặc cho Thế chiến thứ hai vẫn đang diễn ra.

Còn biên kịch phim thì là một tay phát xít cuồng tín đến nỗi kịch bản ông ta viết ra đọc lên cứ như hài kịch. Bộ phim vô lý tới mức Joseph Goebbels – một tay phát xít thực thụ - từ chối phát hành nó.

Câu chuyện về quả bom xịt kể trên có thể dựng thành một bộ phim Hollywood kỳ dị, hài hước giống như Hail Caesar! (2016) của anh em nhà Coen – nhưng sẽ đen tối hơn khá nhiều. Đạo diễn Selpin bị treo cổ vì thất bại của mình, còn cả phim trường thì bị chuyển thành một trại tập trung. Nhưng đây là phim có yếu tố Đức Quốc Xã mà, mấy thứ tối tăm như thế là điều khó tránh khỏi.

(Còn tiếp...)

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)