15 sự thật kỳ thú mà bạn thì quá lười để tra Google (P.2)
Lần này, Lost Bird sẽ tiếp tục cùng bạn khám phá những điều thú vị rất đỗi thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày nhé!
Tại sao chim lại bay theo đội hình chữ V?
Khi mùa thu đến, chúng ta thấy những con chim di cư bay theo hình chữ V, nhưng tại sao chúng lại làm vậy? Sau khi nghiên cứu về các loài chim di cư xa, cuối cùng các nhà khoa học cũng tìm ra câu trả lời.
Bay theo hình chữ V thực chất phục vụ cho hai mục đích quan trọng: bảo toàn năng lượng và đảm bảo tất cả đều bắt kịp đàn.
Để tiết kiệm năng lượng, mỗi con chim sẽ bay cao hơn một chút so với con chim trước mặt nó nhằm làm giảm sức cản của gió. Từng con thay phiên nhau bay ở phía trước và khi mệt thì chúng di chuyển về phía sau đội hình. Kỹ thuật này cho phép chúng di chuyển hàng trăm dặm trước khi cần tiếp đất nghỉ ngơi.
Mục đích thứ hai là để chúng tự kiểm soát đàn của mình. Đội hình V cho phép các “thành viên” theo dõi và giao tiếp với nhau. Phi công máy bay chiến đấu cũng sử dụng đội hình tương tự vì nó làm tăng tầm nhìn của tất cả các máy bay.
Điện thoại có khả năng thực hiện các cuộc gọi khẩn cấp khi nằm ngoài vùng phủ sóng không?
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng ở hầu hết các quốc gia, bạn có thể thực hiện cuộc gọi khẩn cấp ngay cả khi nhà mạng của bạn không có vùng phủ sóng trong khu vực.
Khi chúng ta thực hiện cuộc gọi, điện thoại thông minh sẽ gửi tín hiệu đến tháp mạng có sẵn gần nhất. Các tín hiệu sau đó được truyền tới điểm đích và sau đó đến người mà chúng ta đang cố gắng kết nối. Tuy nhiên, toàn bộ quá trình chỉ hoạt động khi chúng ta nằm trong phạm vi của một tháp mạng.
Trong trường hợp điện thoại không có mạng, một số điện thoại thông minh có thể hiển thị thông báo cho biết “chỉ có thể thực hiện cuộc gọi khẩn cấp". Thẻ SIM hoạt động trên tính năng Global System For Mobile (GSM). Ngày nay, nếu mạng gia đình không khả dụng, hầu hết các thẻ SIM cho phép điện thoại kết nối với tháp của các nhà cung cấp dịch vụ khác.
Để thiết lập kết nối cho các mục đích khẩn cấp, hầu hết các quốc gia đã điều chỉnh kỹ thuật này cho phép mọi người thực hiện các cuộc gọi khẩn cấp bằng các mạng khác. Ở các quốc gia như Mỹ, điện thoại thông minh có khả năng thực hiện cuộc gọi khẩn cấp ngay cả khi thẻ SIM không hoạt động.
Vì sao khi chúng ta ấn vào nút "Tôi không phải là rô bốt", Google lại biết hành động đó không phải robot làm?
Sự phổ biến và dễ dàng của internet cho phép nhiều kẻ xấu thực hiện các hành vi độc hại. Từ khi các bot internet phát triển, Google đã cố gắng tìm ra một giải pháp đơn giản giúp tiết kiệm thời gian cho những người như chúng ta và cũng chặn các bot tạo ra các bình luận spam.
Vì vậy, Google đã đưa ra một thông báo đơn giản đó là reCAPTCHA, một cách hiệu quả để ngăn chặn các bot. Phiên bản mới nhất của reCAPTCHA tiên tiến đến mức nó có khả năng phát hiện người dùng là người hay bot chỉ bằng một nút bấm. Làm thế nào mà Google xác định chính xác liệu người dùng có phải là bot hay không?
Khi con người kiểm tra hộp "Tôi không phải là robot", con trỏ chuột sẽ được di chuyển để thực hiện hành động. Google đã tạo ra một hệ thống phức tạp theo dõi chuyển động của chuột và xác định xem mô hình có khớp với bất kỳ chuyển động được ghi lại nào không.
Ngoài ra, trong khi chúng ta nhấp vào hộp kiểm tra, nó cũng phân tích dữ liệu như địa chỉ IP của người dùng, độ phân giải màn hình, chi tiết trình duyệt, nhấp chuột, số lần nhấn phím,... Vì vậy, hộp kiểm tra trông như là một công cụ đơn giản nhưng thực sự lại có hàng trăm ngàn quy trình xảy ra bên trong.
Khi đọc, chúng ta có xu hướng bỏ qua một số từ và và không phải lúc nào cũng chú ý khi có hai từ đó
Đôi khi, chúng ta phải mất một thời gian để thấy hoặc thậm chí hiểu rằng bộ não của chúng ta thực sự bỏ qua một số từ nhất định nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Quá trình bỏ sót này xảy ra bởi vì chúng ta đọc theo xác suất. Khi chúng ta di chuyển mắt từ vị trí này sang vị trí khác, nó có vẻ nhịp nhàng đối với chúng ta nhưng trong thực tế, đôi mắt của chúng ta di chuyển trong những cú giật, được gọi là saccade.
Vì vậy, thay vì đọc từng chữ, bộ não cố gắng để giảm thiểu số lượng các bài toán cần thiết để đọc một cái gì đó và nhắm vào saccade tiếp theo dựa trên những gì chúng ta đã đọc.
Trong quá trình đọc, bộ não của chúng ta có xu hướng tìm ra câu trước khi chúng ta đọc xong nó. Những từ như "cái”, “của”, “và" là những từ có thể dự đoán được vì không có nhiều từ thay thế cho chúng. Đây là lý do tại sao tâm trí con người có xu hướng bỏ qua chữ "cái" thứ hai trong câu: “Tôi có tất cả năm cái cái bánh.”
Tại sao chúng ta nhắm mắt khi ăn đồ chua?
Chúng ta thường hay nhăn mặt và nhắm mắt khi cắn thứ gì đó chua, ví dụ như chanh. Vậy tại sao tất cả chúng ta có phản ứng tự nhiên nhưng bất thường này?
Lý do là vì thực phẩm chua chứa rất nhiều axit. Khi những thực phẩm như vậy chạm vào lưỡi của chúng ta, nó sẽ gửi một tín hiệu đến não của chúng ta rằng chúng ta đang ăn thứ gì đó cực kỳ chua.
Do bản năng tự nhiên của chúng ta để bảo vệ chính mình, bộ não nhận thấy vị chua là nguy hiểm hoặc thứ gì đó có thể khiến chúng ta bị bệnh. Các nhà khoa học tin rằng việc nheo mắt, nhăn mặt và các phản ứng khác xảy ra khi chúng ta ăn thực phẩm chua có thể là một dấu hiệu cảnh báo những người khác tránh xa các loại thực phẩm có thể làm tổn thương chúng ta.
- 0
- 0Bình luận