7 phim mới sẽ lên sóng Netflix vào tháng 4 mà \'mọt phim\' không thể bỏ qua
Trong tháng 4 này, Netflix sẽ bổ sung một loạt các tựa phim mới vào thư viện trực tuyến, từ các tác phẩm kinh điển của nền điện ảnh Mỹ như Deliverance đến các bộ phim được yêu thích vào cuối thập niên 90 như The Fifth Element.
Tuy nhiên, điều thú vị nhất trong đợt bổ sung này chính là việc Netflix đang dần chuyển mình thành nguồn cung cấp các bộ phim nói tiếng nước ngoài nhưng lại không phổ biến với các khán giả Mỹ.
Từ kiệt tác được quảng cáo rầm rộ như Burning của đạo diễn Lee Chang Dong (đã được phát hành ở một số phòng chiếu tại Mỹ) đến bộ phim đã đoạt giải Locarno A Land Imagined (chỉ được giới thiệu tại liên hoan phim), Netflix đang dần trở thành một kênh chia sẻ vô giá cho các tác phẩm điện ảnh quốc tế mới tại Mỹ.
Việc thưởng thức các tác phẩm này trên màn ảnh rộng là một trải nghiệm không thể thay thế. Tuy nhiên, có lẽ sự sẵn có của chúng hứa hẹn sẽ tạo nên một làn sóng quan tâm mới đối với các phim không nói tiếng Anh đồng thời truyền cảm hứng cho mọi người trong việc tận hưởng mùa phim Cannes sắp tới.
Dưới đây là 7 cái tên nổi bật nhất được thêm vào danh mục phim lẻ trên Netflix tháng 4 này.
7. I Am Legend (2007)
Bản anh hùng ca hậu tận thế về việc Will Smith lỡ phải lòng một bạn ma-nơ-canh trong cửa hàng Tower Records vùng Hạ Manhattan có phải là bộ phim xuất sắc hơn cả Bonnie and Clyde?
Câu trả lời cho câu hỏi này rất có thể là không. Ngay cả Ben Lyons, người từng gọi I Am Legend là một trong những bộ phim hay nhất từng được làm ra trên chương trình truyền hình mà ông tiếp quản từ Roger Ebert, có lẽ cũng phải đồng ý rằng bom tấn chuyển thể của đạo diễn Richard Matheson khó có thể được xếp vào hàng ngũ các tác phẩm kinh điển của Mỹ.
Bất chấp thực tế đó, I Am Legend vẫn nghiễm nhiên đứng vào danh sách phim tháng này vì hai lý do: một là sự đầu tư khác lạ và thất thường của Netflix vào các bộ phim trước thập niên 80 không phải là bước đi mang thương hiệu của họ, lại càng không phải là một hành động bảo chứng lượt xem; hai là I Am Legend chính là một ví dụ vô cùng thú vị cho cả mặt tốt và mặt xấu của các bom tấn điện ảnh đương đại.
Nửa đầu xuất sắc của bộ phim, khi Will Smith trong vai con người cuối cùng còn sống sót rong ruổi khắp nơi trong thành phố New York, là minh chứng hùng hồn cho sức mạnh và sự kỳ diệu của quá trình sản xuất triệu đô. (Thật khó mà tưởng tượng ra việc Warner Bros. có thể "dọn sạch" một trong những khu vực đô thị đông dân và ít kiên nhẫn nhất hành tinh.)
Nửa cuối của bộ phim, khi mà quân đoàn với phục trang đặc biệt bị thay thế bởi hàng loạt thực thể CGI giả tạo, lại càng làm nổi bật lên một kinh đô điện ảnh Hollywood đã (và tiếp tục) mất dần đi bản chất của mình. I Am Legend đã bị phá hủy một cách toàn diện.
Tác phẩm này như một bức tranh minh họa về việc phụ thuộc quá mức vào các công nghệ hiện đại có thể dẫn đến sự diệt vong của loài người.
6. A Land Imagined (2018)
Singapore đã mở rộng 22% về diện tích và tăng gấp đôi dân số so với năm 1965. Điều này không xảy ra một cách hoàn toàn tự nhiên mà nhờ vào sự kỳ diệu của công cuộc cải tạo đất công nghiệp (quá trình nhập đá và cát từ nơi khác và sử dụng chúng để lấn biển). Giờ đây, phát triển đô thị gần như là không có giới hạn. Về cơ bản, những gì A Land Imagined làm cho đất cũng giống như những gì Chinatown đã làm cho nước. Đạo diễn trẻ Yeo Siew Hua khéo léo đã thể hiện sự phát triển của đất nước thông qua bộ phim noir mờ ảo và ám ảnh.
A Land Imagined trải ra bức tranh về háng tá máy móc trải dọc các bãi đất lấn biển. Nằm bên dưới bức tranh đầy ẩm ướt đó là câu chuyện về một thám tử do Peter Yu thủ vai đang điều tra về cái chết của một công nhân nhập cư. Câu chuyện dần đi theo chiều hướng kỳ bí khi quá trình tìm kiếm công nhân nhập cư xấu số lại biến thành một hành trình khá trừu tượng.
Singapore có thể nhập khẩu trong bao lâu nữa trước khi nó trở thành một nơi hoàn toàn khác? Bộ phim gây tranh cãi của đạo diễn Yeo Siew Hua đã đưa ra câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi này và trở thành một lời nhắc nhở thông thái về việc giữ vững những giá trị tinh thần của đất nước trong quá trình chuyển mình.
5. The Hateful Eight: Extended Edition (2015)
Dưới sức ép trở thành bộ phim thất bại về doanh thu, ngay cả một kiệt tác như The Hateful Eight của Quentin Tarantino cũng đi theo con đường phát hành phiên bản mở rộng. Vùng viễn Tây tuyết trắng trong phim cũng giống như phiên bản Tarantino của một cái máy chạy bộ. Bạn chạy hơn ba giờ đồng hồ nhưng không thật sự đến đâu cả.
Tuy nhiên, hãy yên tâm vì đạo diễn người Mỹ không quay lại phòng chỉnh sửa để làm cho bộ phim dài nhất của ông dài thêm. Phiên bản mở rộng này thật ra không quá khác biệt với bản được chiếu trên các rạp chiếu phim. Nó chỉ được thêm vào hai đoạn (có vẻ) là phần mở màn và phần nghỉ giải lao (không chừng Netflix có thể cho bạn "skip" luôn chúng đấy!). Tuy nhiên, nếu việc quảng bá này khiến người xem muốn tận hưởng kiệt tác phim ảnh của đạo diễn tài ba người Mỹ một lần nữa, thì điều đó cũng không có gì là xấu cả.
The Hateful Eight có lẽ là bộ phim nghệ thuật đậm chất kịch nhất, nhưng nó cũng là tác phẩm thuần khiết và xuất sắc nhất trong loạt phim đậm mùi thuốc súng của Quentin Tarantino kể từ khi Pulp Fiction ra đời. Lấy màn mở đầu đầy ám ảnh của Inglorious Basterds và trải rộng ra cho cả bộ phim với hơn 200 trang đối thoại độc địa, Quentin Tarantino đã tạo ra một tác phẩm bạo lực đẫm máu mà không kém phần căng thẳng. Không những thế, The Hateful Eight còn chứa đựng màn trình diễn đậm chất Samuel L. Jackson nhất mọi thời đại như một món quà tặng kèm.
4. The Fifth Element (1997)
Có lẽ sự thật phũ phàng về đạo diễn Luc Besson và sự suy tàn của studio EuropaCorp là lý do vừa đủ để ta tận hưởng lại một trong những bộ phim hay nhất của ông, viên ngọc từ thập niên 90 đã làm nên tên tuổi của vị đạo diễn của nó.
Vở opera đầy sáng tạo và mê hoặc lấy bối cảnh trong không gian xoay quanh nhân vật chính Jean-Paul Gautier buộc phải trở thành người cứu rỗi cho cả nhân loại. Tổng thể bộ phim là một viễn cảnh rực rỡ đậm chất truyện tranh mà chỉ có trẻ con hoặc những người lớn không bao giờ trưởng thành mới có thể tưởng tượng ra.
Korben Dallas (Bruce Willis) đang trên con đường đi tìm người phụ nữ hoàn hảo của đời mình, và khi ông tìm được thì người đó không ai khác hơn là Milla Jovovich trong trang phục gần như khỏa thân. Khoảnh khắc mà nàng bước vào ghế sau xe bay của Korben, thì từ lúc đó The Fifth Element cũng hoàn hảo như chính nàng vậy.
Tác phẩm là sự kết hợp hoàn hảo giữa bối cảnh khoa học viễn tưởng được xây dựng một cách cẩn thận và hệ thống các nhân vật xuất sắc (ngay cả việc lựa chọn diễn viên phụ cũng vô cùng thông minh, từ Chris Tucker trong vai Ruby Rhod đến Tiny Lister trong vai Tổng thống Thiên hà). Luc Besson đã tạo nên một tác phẩm kinh điển nơi những ý tưởng đã cũ lại mới mẻ hơn bao giờ hết.
3. American Honey (2016)
American Honey của đạo diễn Andrea Arnold đã không nhận được nhiều sự quan tâm như nó đáng nhận được. Trung tâm của bộ phim về tuổi trẻ lạc lối mang phong cách Instagram phóng túng, hoang dã là màn trình diễn đáng kinh ngạc của Sasha Lane.
Đáng tiếc thay, khán giả lại không dễ dàng tìm thấy mối liên hệ với câu chuyện về một cô gái trẻ bỏ nhà đi bụi và sau đó tham gia vào một nhóm người trẻ theo chủ nghĩa khoái lạc. Vì vậy, American Honey đã dễ dàng trôi tuột khỏi sự quan tâm của công chúng.
Tuy nhiên, trong không khí mùa thứ hai của Big Little Lies (Andrea Arnold) sắp ra mắt, bộ phim tiểu sử Honey Boy của Shia LaBeouf nhận được không ít đánh giá cao tại Sundance còn Sasha Lane sắp bước vào thời điểm quan trọng với vai diễn trong Hellboy, bây giờ sẽ là thời điểm tốt hơn bao giờ hết để thưởng thức ngay tác phẩm xuất sắc này.
2. All the President’s Men (1976)
All the President’s Men là một trong nhữn phần hai hiếm hoi hay hơn phần đầu. Tác phẩm của đạo diễn Alan J. Pakula theo sau The Post (nhưng bằng cách nào đó lại ra mắt trước tác phẩm của đạo diễn Steven Spielberg những 42 năm) trong việc thể hiện lại vụ tai tiếng Watergate một cách trực diện và thẳng thắn.
Nếu All the President’s Men xuất hiện trên Netflix vào mùa xuân năm 2018, nó có thể được xem như một sự tôn vinh dành cho các thành viên bị coi thường của giới truyền thông. Tuy nhiên, theo dõi bộ phim tại thời điểm hiện tại, ngay sau bản tóm tắt của Báo cáo Mueller (và xu hướng xem nó như một chiến thắng về mặt đạo đức của ông Trump phổ biến rộng rãi trong tầng lớp chuyên gia), tác phẩm về lịch sử Mỹ này lại giống như lời chỉ trích dành cho một bộ phận báo chí đang cho phép quyền lực chà đạp lên sự thật. Dù bằng cách nào đi chăng nữa, kiệt tác của Alan J. Pakula là cũng một bộ phim không thể thiếu và mang nhiều ý nghĩa.
1. Burning (2018)
Có hai loại mọt phim trên đời: những người đã xem Burning và những người chưa kịp xem tác phẩm này trên màn ảnh lớn nhưng đã phát ngán với những lời tán thưởng về sự xuất sắc của nó.
Kiệt tác của đạo diễn Lee Chang Dong đứng đầu danh sách những bộ phim hay nhất tại liên hoan phim Cannes của IndieWire, là một trong những tác phẩm đạt điểm cao nhất trong lịch sử các cuộc bình chọn hằng năm của Screen Daily, qua đó chứng minh rằng mình quá xuất sắc cho một đề cử Oscar.
Giờ đây, giống như câu nói của Sam Rosen, sự chờ đợi đã kết thúc. Một trong những bộ phim hay nhất thập kỷ cuối cũng đã về đến Netflix.
Được chuyển thể từ chuyện ngắn (xuất bản lần đầu tiên trên tờ The New Yorker năm 1992) Đốt Nhà Kho của Haruki Murakami, Burning mở đầu bằng cuộc gặp gỡ tưởng chừng như vô hại giữa hai người xa lạ.
Cuộc sống vô định của nhà văn trẻ không mục đích Lee Jong Su (Yoo Ah In) bỗng chốc đảo ngược khi anh vô tình gặp lại bạn học cũ Shin Hae Mi (Jeon Jong Seo), một phụ nữ xinh đẹp bị thời gian và phẫu thuật thẩm mỹ hạng nặng bào mòn đến mức không thể nhận ra. Cả hai nhanh chóng nối lại tình bạn cũ và thắp lên ngọn lửa cháy bỏng của tình yêu trước khi Hae Mi biến mất đến Bắc Phi, bỏ lại Jong Su và lời dặn dò nhớ cho mèo ăn ngày rời khỏi.
Đó là khi mọi thứ bắt đầu trở nên kỳ lạ. Đầu tiên, Jong Su không hề tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về một con mèo sống trong căn hộ chật chội của cô bạn ở Seoul. Sau đó, Ben (Steven Yeun) xuất hiện.
Sau khi trở về từ hành trình tìm lại chính mình, Hae Mi cũng tìm thấy Steven Yeun của The Walking Dead, trong vai một người đàn ông láu cá, giàu có và bí ẩn. Ben tuyên bố rằng mình chưa bao giờ khóc và thú nhận mình mắc chứng nghiện gây hỏa hoạn. Sự thật đen tối ấy chỉ càng khiến cho chàng Gatsby châu Á trở nên quyến rũ hơn, Jong Su sẽ không bao giờ có cơ hội giành lấy trái tim người đẹp. Tuy nhiên, khi Hae Mi biến mất một cách bí ẩn, Jong Su bắt đầu nghi ngờ rằng những bí mật của Ben có thể còn đen tối hơn những gì mà anh ta kể.
Sử dụng truyện ngắn của Murakami như một điểm khởi đầu, Lee Chang Dong đã biến đứa con tinh thần của mình vượt trội hơn rất nhiều so với một bộ phim kinh dị thông thường. Với tác phẩm mới nhất kể từ khi Poetry ra đời, đạo diễn người Hàn đã vẽ nên một bức tranh rực rỡ và gây tranh cãi về nỗi thất vọng của tầng lớp lao động.
- 0
- 0Bình luận