15 truyền thống quái đản trên thế giới khiến bạn cảm thấy may mắn vì được sinh ra ở Việt Nam
Trong cuộc sống, hẳn ai trong chúng ta đã từng gặp phải việc “sốc văn hóa”, như khi đi du lịch nước ngoài hay đón một người bạn ngoại quốc từ đến tham quan đất nước mình. Mặc dù nó có vẻ khó hiểu và lạ lẫm với người ngoài, nhưng việc thấu hiểu và tôn trọng nó sẽ giúp ta thêm trân trọng hơn sự đa dạng về bản sắc văn hóa của các vùng đất trên thế giới.
Và nếu là người quan tâm đến những mẩu truyện thú vị về sự khác biệt trong phong tục tập quán trên thế giới, đừng bỏ quan 15 truyền thống kì lạ được Lost Bird tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé.
1. Không có giấy vệ sinh, Ấn Độ
Nhiều du khách ngạc nhiên khi không nhìn thấy cuộn giấy vệ sinh nào trong các nhà vệ sinh ở Ấn Độ. Thay vào đó, người ta sẽ dùng “giấy vệ sinh tự có” (tay của bạn) và nước để làm sạch phần đó của mình sau mỗi lần giải quyết. Với người dân ở đây nói chung, sử dụng giấy vệ sinh không phải là một ý tưởng được hoan nghênh vì nó quá tốn kém và có thể gây tắc cống.
2. Không đi vệ sinh sau đám cưới Indonesia
Trong cộng đồng Tidong ở Indonesia, các cặp vợ chồng sau khi kết hôn không được phép “giải quyết nỗi buồn” ba ngày sau đám cưới bởi người ta cho rằng, điều này sẽ đem lại xui xẻo cho họ. Cặp tân lang tân nương cũng sẽ bị theo dõi rất chặt bởi gia đình của mình để chắc chắn truyền thống trên không bị phá vỡ trong khi vẫn đưa cho họ một lượng nhỏ đồ ăn và thức uống.
3. Chào hỏi người khác bằng khạc nhổ, Maasai
Mặc dù khạc nhổ bị coi là thô lỗ trong nhiều nền văn hóa, nhưng ở bộ lạc Maasai của Kenya, đó là cách chào hỏi thông thường và thể hiện sự tôn trọng với người đối diện. Các thành viên của bộ lạc sẽ nhổ nước bọt vào tay mình trước khi bắt tay người khác và họ cũng làm điều này với những đứa trẻ mới sinh hay chúc cô dâu may mắn trong ngày cưới.
4. Không tặng hoa hồng vàng cho người khác, Mexico
Hoa hồng là một món quà tuyệt vời để thể hiện tình cảm dành cho đối phương tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, màu sắc của bông hoa lại có ý nghĩa đặc biệt nhất định. Ở Mexico, màu vàng là màu biểu tượng của cái chết nên các bông hồng vàng thường không được ưa chuộng trong những ngày lễ tình nhân tại đây.
5. Đập đĩa trước đám cưới, Đức
Vài tuần trước đám cưới của người Đức, cô dâu chú rể tương lai sẽ thực hiện một truyền thống có tên là Polterabend diễn ra. Bát đĩa sẽ được khách mời dự đám cưới mang đến nhà cặp vợ chồng sắp cưới và nhiệm vụ của cặp đôi sẽ là đập vỡ hết chỗ đó. Mớ bừa bộn cũng được dọn dẹp sau đó, như một hành động mang lại hạnh phúc và thể hiện sự đồng lòng của họ trước đám cưới .
6. Ném quế vào người độc thân, Đan Mạch
Truyền thống này xuất hiện từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Vào ngày sinh nhật của một người độc thân, người này sẽ không chỉ nhận được quà tặng và lời chúc phúc, mà cả một trận mưa bột quế. Truyền thống được cho là có bắt nguồn từ lái buôn gia vị Đan Mạch, những người thường không có thời gian cho hôn nhân khi chu du khắp nơi và buôn bán.
7. Đến muộn, Venezuela
Cho dù có được mời tham dự một sự kiện, cuộc họp hay một bữa tiệc ở Venezuela, mọi người sẽ đến muộn hơn so với thời gian hẹn trước. Với người Venezuela, cách tận hưởng thời gian trong ngày tuyệt nhất là đến muộn trong công việc, hay cả trong những sự kiện cộng đồng quan trọng.
8. Không cạn ly trước khi uống rượu, Hungary
Khi đến thăm Hungary, nhiều người vẫn khá ngạc nhiên khi thấy người dân nước này không cạn ly như thông thường. Truyền thống này xuất phát từ năm 1848, khi Áo dìm cuộc cách mạng Hungary trong biển máu bằng việc cạn chén. Do đó, người Hungary quyết định không làm điều này trong suốt 150 năm qua.
9. Bị kiến độc cắn, Brazil
Ở bộ lạc Sateré-Mawé của Brazil, khi một cậu bé đến tuổi trưởng thành, cậu phải nhảy một điệu nhảy truyền thống trong khi mang một đôi găng tay với đầy kiến nhọt (bullet ants) trong đó. Nghi lễ này được coi là thử thách đặc biệt dành cho cậu bé, vì loài kiến này được mệnh danh là có vết cắn độc nhất thế giới.
10. Nhảy bungee để có vụ mùa bội thu, Vanuatu
Trên đảo Pentecost của Vanuatu, người dân sẽ thực hiện một truyền thống kì lạ để cầu cho mùa màng tươi tốt, mang lại thịnh vượng cho cộng đồng. Người ta sẽ nhảy từ một tháp gỗ cao chỉ với một sợi dây buộc quanh mắt cá chân mà không có đồ bảo hộ nào (giống như nhảy bungee, nhưng mạo hiểm hơn rất nhiều).
11. Đẹp đội mũ đẹp, ế đội mũ kì cục, Pháp
Tại Pháp, ngày 25 tháng 12 là ngày lễ tưởng niệm Thánh nữ Catherine, vị thánh bảo trợ trẻ tuổi cho những phụ nữ chưa kết hôn. Vào ngày này, những phụ nữ 25 tuổi mà vẫn ở dạng “ế cao sang” sẽ đội mũ màu xanh lá cây và màu vàng biểu thị cho sự khôn ngoan và đức tin. Ngày này cũng không phân biệt đối tượng tham gia, kể cả hoa có chủ và hoa chưa chủ đều có thể tham gia.
12. Ném nội thất ra khỏi nhà vào đêm giao thừa, Nam Phi
Khác với phần còn lại của thế giới ăn mừng thời khắc chuyển tiếp từ năm này sang năm khác bằng pháo hoa thì người dân Nam Phi lại tiếp tục duy trì một truyền thống kì lạ từ sau khi chế độ phân biệt chủng tộc apartheid kết thúc. Vào ngày này, họ sẽ ném đồ nội thất từ trong nhà xuống dưới đường. Để đảm bảo an toàn, các cảnh sát luôn túc trực và kiểm soát tình hình.
13. Họp kinh doanh trong một phòng tắm hơi, Phần Lan
Là một phần quan trọng trong văn hóa Phần Lan, nhà tắm hơi đóng một vai trò lớn trong nhiều mặt của cuộc sống tại đây, từ nơi đỡ đẻ (trong lịch sử) cho đến một vị trí đắc địa để họp bàn về các vấn đề như kinh tế, chính trị. Trên thực tế, giới kinh doanh Phần Lan vẫn thường đưa đồng nghiệp hoặc đối tác kinh doanh đến phòng tắm hơi để thư giãn và thảo luận về những điều này một cách thoải mái hơn.
14. Khóc trước đám cưới của mình, Trung Quốc
Đám cưới luôn được coi là một dịp trọng đại của cả đời người và vào ngày này, họ luôn cố gắng tỏ ra vui vẻ nhất có thể. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, người ta quan niệm cũng là ngày mà bố mẹ cô dâu phải tạm biệt người con gái của mình và tiễn cô đến một mái nhà mới. Để tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ, các cô dâu sẽ khóc thật nhiều trong một tháng trước đám cưới.
15. Không dùng tay trái, Trung Đông
Ở một số quốc gia Trung Đông, việc chào người khác hay ăn uống bằng tay trái có thể sẽ bị coi là thô lỗ và mất vệ sinh. Với người dân địa phương, tay trái bị coi là dơ bẩn (là tay để vệ sinh "chỗ đó" sau khi đi vệ sinh) và không bao giờ được dùng cho các công việc hàng ngày, như ăn uống, chào hỏi bạn bè.
- 0
- 0Bình luận