Tân Thiên hoàng và Hoàng hậu Nhật được khen ngợi có tư tưởng quốc tế hơn người tiền nhiệm
Trong 30 năm của thời đại Bình Thành, Thiên Hoàng Akihito đã có công kéo gần khoảng cách giữa hoàng thất và dân chúng, không ít lần giảm thiểu nguy cơ chiến tranh, xứng đáng là tấm gương cho mọi người noi theo và nhận được sự tôn kính của dân chúng trong ngoài nước Nhật. Như vậy liệu Thiên Hoàng Naruhito có thể tiếp nối bước chân của cha mình hay không đã trở thành điều được mọi người vô cùng quan tâm.
Chắc rằng không ít người trong chúng ta đều biết, Thiên Hoàng Akihito ngoại trừ là Thiên Hoàng Nhật Bản thì còn là một nhà nghiên cứu thông tuệ, ông cống hiến không ít trong việc nghiên cứu các chủng loại cá. Mà Thiên Hoàng Naruhito thân là trưởng tử của hoàng gia Nhật, ông cũng là một nhà nghiên cứu về vận chuyển và giao thông đường sông.
Thiên Hoàng Naruhito sinh vào ngày 23/02/1960 là trưởng tử của Thiên Hoàng Akihito và Hoàng Hậu Michiko. Tên Naruhito (Đức Nhân) đến từ sách Trung Dung của Nho gia: "Cẩu bất cố thông minh thánh trí, đạt thiên đức giả, kỳ thục năng tri chi?"
Năm 1982 ông học thạc sĩ ở Đại học Gakushuin, chuyên ngành lịch sử giao thông và lưu thông thời Trung Cổ, chứ không giống các thành viên khác trong hoàng thất chọn các chuyên ngành khoa học tự nhiên.
Trong thời gian học thạc sĩ, vào năm 1983-1985 ông đến đại học Oxford – Anh du học và trở thành thành viên hoàng thất đầu thiên du học nước ngoài.
Trong thời gian học tập ở Oxford, ông chủ yếu nghiên cứu và lịch sử tiến trình con đường vận chuyển trên sông Thames, và viết bài luận The Thames And I: A Memoir Of Two Years At Oxford.
Năm 2007, Naruhito nhậm chức chủ tịch danh dự của uỷ ban cố vấn nước và vệ sinh của Liên Hiệp Quốc, trở thành thành viên hoàng thất đầu tiên nhậm chức ở cơ cấu thường trực của Liên Hiệp Quốc.
Cũng giống cha mình, Naruhito nổi tiếng là hoà ái thân thiết, ngoài ra Naruhito còn có khả năng nói tiếng Anh cực kì tốt, bình thường ông cũng thích đọc báo và tạp chí tiếng Anh. Chính vì thế có thể nói Naruhito có một tầm nhìn và tri thức quốc tế nhất định.
Hơn hết ông còn là một người rất yêu thương vợ của mình - Hoàng Hậu Masako.
Ngày 19/01/1993, sau khi hội nghị hoàng gia Nhật Bản nhất trí thông qua và tuyên bố hoàng thái tử Naruhito chính thức đính hôn cùng nhà ngoại giao Owada Masako, tới ngày 09/06 cùng năm, hoàng thất Nhật Bản đã cử hành hôn lễ vô cùng long trọng cho cả hai.
Cũng như Hoàng Hậu Michiko, hoàng thái tử phi Masako cũng xuất thân từ dân gian, bà đến từ một gia đình quan chức ngoại giao, cha bà - ông Owada Hisashi từng nhậm chức đại sứ thường trú Nga, đại biểu liên hiệp quốc thường trú Nhật Bản, mẹ bà từng làm thư ký Tổng giám đốc hãng hàng không Air France Far East trước khi kết hôn.
Chính vì thân phận quan chức ngoại giao của cha mình, từ nhỏ Masako đã tiếp xúc rất nhiều với nền văn hoá quốc tế, khi còn nhỏ bà theo học ở nhà trẻ Moskva, lớn lên thì học tiểu học ở Tokyo và New York, trung học thì qua lại giữa hai thành phố Boston và Tokyo.
Năm 1985, Masako lấy thành tích ưu tú tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế đại học Harvard. Tháng 4 năm 1986 bà trở về Tokyo học thạc sĩ chuyên ngành luật, tháng 10 cùng năm bà thông qua kì thi vào quan chức ngoại giao cực kì khó của Nhật, chính thức làm việc trong cơ quan nhà nước Nhật.
Vì từ nhỏ đã theo cha mẹ sinh sống ở nước ngoài, Masako có trình độ tiếng Anh cực tốt, nên sau khi vào làm bà phụ trách phiên dịch cho Abe Shintaro.
Câu chuyện tình yêu của Naruhito và Masako cũng bắt đầu từ lúc này.
Ngày 18/10/1986 hoàng thất Nhật tổ chức tiệc mừng công chúa Tây Ban Nha, Oeada Hisashi đã dẫn theo con gái Masako đến tiệc. Trong bữa tiệc này Naruhito và Masako đã gặp nhau, chỉ trong thời gian 3 phút ngắn ngủi, hoàng thái tử đã bị vẻ đẹp và học thức của Masako mê hoặc. Từ đó về sau Naruhito bắt đầu cuộc hành trình theo đuổi Masako dài tới 7 năm của mình.
Trước sự theo đuổi của hoàng thái tử, Masako do dự từ chối nhiều lần. Đầu tiên bà mong trở thành một quan chức ngoại giao xuất sắc chứ không phải một bà chủ gia đình; thứ hai những lễ nghi hoàng thất phiền phức làm Masako thấy lo lắng. Vì tránh né Naruhito, năm 1988 bà đã xin đi Anh chuyên tu 2 năm.
Năm 1990, Masako trở về Nhật, Naruhito vẫn một lòng theo đuổi. 3 năm sau, Masako nhận lời cầu hôn của Naruhito. Sau này trong một bài phỏng vấn Masako từng trả lời lý do mình nhận lời cầu hôn của Naruhito là vì: “Khi cầu hôn tôi Naruhito đã nói, “Có lẽ em e ngại việc gia nhập hoàng thất, nhưng anh sẽ bảo vệ em trọn đời”.”
Trên thực tế từ 1993 khi hai người kết hôn đến nay, Naruhito luôn thực hiện lời hứa này của mình.
Sau khi gia nhập hoàng thất, chuyện học tập lễ nghi trở thành việc nhỏ, quan trọng nhất là Masako gặp phải áp lực sinh con. Vì Naruhito là trưởng tử của Thiên Hoàng Akihito, cho nên Masako phải nhanh chóng sinh trưởng tử để nói dõi. Nhưng một thời gian dài sau khi hai người kết hôn Masako vẫn không thể mang thai.
Năm thứ 6 sau khi kết hôn, Masako rốt cuộc mang thai, chuyện này làm toàn Nhật Bản đều vui mừng, tuy nhiên vì phải chịu áp lực tinh thần quá lớn Masako đã sinh non. Ngày 01/12/2001, vợ chồng Naruhito sau bao trắc trở cuối cùng cũng nghênh đón đứa con đầu tiên của mình – nội thân vương Aiko.
Trong điển phạm hoàng thất Nhật quy định, ngôi vị chỉ có thể truyền cho trưởng nam, cho nên sự ra đời của Aiko không hề giảm bớt áp lực cho Masako, ngược lại còn làm tăng thêm áp lực cho bà, thậm chí có người yêu cầu Naruhito ly hôn với Masako. Nhưng Naruhito chưa từng vì chuyện sinh con mà chí trích Masako, thậm chí ông còn ra sức bảo vệ vợ mình.
Vì phải chịu áp lực tinh thần quá cao, Masako bị mắc hội chứng rối loạn thích ứng, trong một thời gian dài bà không thể nói chuyện được. Tháng 5/2014, Naruhito đã trả lời trước những chỉ trích về Masako trong một buổi họp phóng viên rằng: “10 năm qua cô ấy đã rất cố gắng để quen với cuộc sống trong hoàng gia, nhưng trong mắt tôi, việc không ngừng làm quen này đã mang tới áp lực không nhẹ cho cô ấy.”
Những lời này của Naruhito là làm dấy lên ồn ào trong dư luận, nhưng từ đó có thể nhận thấy Naruhito đã yêu thương và bảo vệ vợ mình thế nào.
Trong 26 năm kết hôn cùng Masako, Naruhito vẫn giữ lời hứa thuở ban đầu, bảo vệ vợ của mình trước mọi sóng gió, ông luôn cố gắng không để Masako phải chịu bất kì thương tổn nào. Trong mười mấy năm Masako dưỡng bệnh, Naruhito đã một mình gánh vác hết chức trách hoàng thất và các sự kiện giao lưu với nước ngoài.
Việc giữ gìn lời hứa bảo vệ vợ mình cả đời này đã khiến tình yêu của vợ chồng ông trở thành một giai thoại đẹp về tình yêu ở Nhật.
Có thể thấy bất kể là trình độ giáo dục, trải nghiệm cho đến sự ảnh hưởng từ Thiên Hoàng Akihito, hoặc là kinh nghiệm du học nước ngoài của Naruhito và Masako, thì chúng ta đều dễ dàng nhìn ra được, tầm nhìn của Tân Thiên Hoàng và Tân Hoàng Hậu sẽ càng thêm rộng rãi hơn so với thời trị vì của vợ chồng Thượng Hoàng Akihito, và trong tương lai không xa vấn đề ngoại giao của hoàng thất Nhật Bản có lẽ sẽ tăng lên một độ cao hoàn toàn mới.
- 0
- 0Bình luận