11 nghề mà bạn có thể chưa từng nghe tới nhưng lại rất quan trọng trong ngành điện ảnh
Nhắc đến một bộ phim nào đó, người ta sẽ nghĩ ngay đến hai cái tên: Một là tên đạo diễn, hai là tên diễn viên. Tuy nhiên, một bộ phim không chỉ được sản xuất với một số ít người như vậy. Credits của mỗi bộ phim thường có đến cả trăm cái tên, với nhiều vị trí, nhiệm vụ khác nhau mà người bình thường khó lòng có thể tưởng tượng nổi. Hay cũng khám phá xem đó là những công việc gì nhé!
Chuyên gia tạo hiệu ứng âm thanh (Foley artist)
Một người tạo hiệu ứng âm thanh trong hậu kỳ.
Các bộ phim lồng tiếng nhất thiết phải có các thuộc tính âm thanh giống như các địa điểm trong đời thực mà chúng miêu tả. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, không phải lúc nào cũng có thể thu trực tiếp những âm thanh này trên phim trường được. Chính vì vậy, nhiệm vụ của các chuyên gia hiệu ứng âm thanh là loại bỏ tiếng ồn và tạo ra những âm thanh giả sao cho "thật" nhất. Chẳng hạn, họ giậm chân để khớp với bước chân trên màn hình. Ngoài ra, họ cũng là những người tạo ra âm thanh cho những cú đấm hoặc tát. Các diễn viên sẽ trình diễn theo thủ thuật, còn âm thanh đều được các chuyên viên làm giả cả.
Công việc lấy tên từ Jack Donovan Foley, người đã sáng tạo ra việc lồng âm thanh giả cho Universal Studios, giúp hãng này sống sót sau khi phim câm chuyển thành phim lồng tiếng.
Kỹ thuật trưởng (Gaffer)
Người đứng đầu bộ phận điện trong quá trình sản xuất phim.
Mặc dù một số nguồn tin chỉ ra rằng gaffer trong tiếng Anh, từ lâu đã được sử dụng để chỉ người đứng đầu hoặc quản đốc của một nhóm làm việc, tuy nhiên, Media-Match đã đưa ra một lời giải thích hợp lý hơn: "Thuật ngữ này cũng được sử dụng để mô tả những người điều chỉnh ánh sáng trong nhà hát Anh và những người đàn ông chăm sóc đèn đường".
Ngày nay, trong các đoàn làm phim, gaffer được coi là trưởng kỹ thuật ánh sáng. Họ chịu trách nhiệm thiết kế và thực hiện kế hoạch ánh sáng. Những người này làm việc trực tiếp với giám đốc sản xuất để tạo ra được hình ảnh như mong muốn. Họ sẽ cấp nguồn đầy đủ cho các đèn và làm việc với Key Grip để định hình ánh sáng.
Người quản lý thiết bị (Grip)
Một thành viên của một đội quay phim chịu trách nhiệm cất giữ và bảo trì tất cả các thiết bị hỗ trợ camera, cũng như di chuyển và lắp đặt thiết bị.
Thuật ngữ này bắt nguồn từ các nhà hát Mỹ, nơi nó được sử dụng cho một nghệ sĩ sân khấu, người giúp thay đổi cảnh phim.
Người di chuyển (Dolly grip)
Người di chuyển cần cẩu cho máy quay và dollies (nền tảng có bánh xe mang máy quay và nhân viên quay phim).
Trưởng bộ phận kỹ thuật (Key grip)
Key Grip, hay còn được gọi là Key for short, là trưởng bộ phận kỹ thuật. Họ làm việc trực tiếp với giám đốc sản xuất để có được ánh sáng thích hợp và phác thảo cho các cảnh quay. Họ khuếch tán và tắt bớt các đèn khi cần thiết. Họ còn chịu trách nhiệm về các chuyển động vật lý của máy quay, đảm nhận mọi việc từ dolly tới cẩu và gắn các thứ với nhau.
Best boy (trợ lý của Key Grip/Gaffer)
Theo IMDb, "Nguồn gốc của thuật ngữ này là từ những ngày quay phim "liền tù tì" khi ranh giới giữa các bộ phận Grip và Electric đã bớt cứng nhắc. Khi người đứng đầu một trong hai bộ phận giúp đỡ, anh ta sẽ đến nhóm khác và yêu cầu: "Cho tụi này mượn Best boy của các anh". Theo mặc định, người phụ trách thứ hai của một trong hai bộ phận được gọi là Best boy. Thuật ngữ này cũng có thể được mượn từ các đội chèo thuyền và săn bắt cá voi sớm, khi các thủy thủ cũng được thuê để làm việc trong những rạp hát. Không có thuật ngữ Best girl; nữ trợ lý trưởng cũng được gọi là Best boy."
Người quản lý trẻ em (Child wrangler)
Animal wrangler là thuật ngữ chỉ những người quản lý ngựa và các vật nuôi khác trong một trang trại của phim trường, nhiệm vụ là hướng dẫn và chăm sóc động vật được sử dụng cho việc quay phim. Tương tự như vậy, những quản lý trẻ em có trách nhiệm quản lý các diễn viên nhí trên trường quay, hướng dẫn lũ trẻ diễn xuất và giữ cho chúng luôn vui vẻ và yên lặng khi không có cảnh quay của mình.
Người quản lý... hồn ma (Python wrangler)
Một thuật ngữ vui nhộn cho kỹ thuật viên âm thanh tiện ích, người thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trong Bộ phận âm thanh, điển hình nhất là kéo cáp.
Người sửa chữa ( Fixer)
Một người cung cấp hỗ trợ hậu cần, tạo điều kiện cho bất cứ điều gì cần thiết liên quan đến giấy phép, hải quan, địa điểm, tài năng, phi hành đoàn, thiết bị, chỗ ở và phương tiện vận chuyển cho các nhà làm phim muốn thực hiện quay phim ở nước ngoài. Thuật ngữ này rõ ràng có liên quan đến từ "colloquial term fixer", có nghĩa là người dàn xếp, đặc biệt là cho các hoạt động phi pháp.
Người chạy vặt (Craft service)
Những người hỗ trợ thiết bị (máy ảnh, âm thanh, thợ điện, tay cầm, đạo cụ, giám đốc nghệ thuật, v.v.) trong quá trình quay chụp, với các nhiệm vụ bao gồm cung cấp đồ ăn nhẹ cho đoàn làm phim và làm sạch đồ đạc thiết bị quay phim.
Thiết kế bố cục (Concept artist)
Một người tạo ra mô hình 3D bằng máy tính, cho phép nhà thiết kế sản xuất xác định cảnh phim sẽ trông như thế nào. Concept artist tái hiện các cảnh mong muốn, góc máy, độ dài tiêu cự, chuyển động của máy quay. Mô hình do máy tính tạo ra cũng có thể mô tả kết cấu bề mặt, sơ đồ ánh sáng và trang phục.
- 0
- 0Bình luận