logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

Triển lãm Edvard Munch: Tình yêu và Nỗi lo sợ

Mở đầu cuộc triển lãm, người họa sĩ đã vẽ nên The Scream (Tiếng Thét) hiện lên với vẻ bình tĩnh và tỉnh táo trong bức Edvard Munch 1895, riêng có điều hai cánh tay chỉ còn là xương trắng. Ông đã khắc họa về tình trạng ốm yếu hiện tại của chính mình. Bức họa được vẽ năm Munch mới chỉ 32 tuổi.

edvard munch 1895

Chân dung tự họa Edvard Munch, 1895

Không quá khó để hiểu vì sao Munch cảm thấy mình như bị nguyền rủa. Lớn lên ở Na Uy vào thế kỉ 19, bao trùm ông là bệnh tật và chết chóc. Mẹ ông mất vì bệnh lao từ khi ông mới 5 tuổi. Mẹ qua đời sớm, nuôi dưỡng Munch là người cha mắc chứng bệnh về tâm lí. Cái chết trở thành chủ đề chính trong nhiều tác phẩm của ông, như trong bức Dead Mother and Child (Người mẹ đã chết và đứa trẻ), diễn tả đứa trẻ với khuôn mặt đầy kinh hoảng như một con búp bê bên người mẹ đã chết; hay bức họa The Sick Child (Đứa trẻ ốm), khắc họa người chị yêu dấu của Munch, Johanne Sophie trên giường bệnh, người đã từ trần cũng vì bệnh lao ở tuổi 15.

edvard munch the sick child

The Sick Child (Đứa trẻ ốm), 1907

Cha của Munch, một người cuồng tín, luôn cho rằng tất cả đều là sự trừng phạt của Chúa Trời. Cách nuôi dạy của cha đã phần nào ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của ông, những tác phẩm của ông sau này thường mang gam màu tối, mãnh liệt, thể hiện những đau khổ tổn thương của con người và sự kiềm nén cảm xúc trong tâm trí. Munch trở thành một họa sĩ nổi bật của trường phái Tượng trưng và Biểu hiện. Những tác phẩm của ông hướng vào nội tâm cảnh vật, thường trái ngược với vẻ bề ngoài đơn thuần, ông vẽ về tâm lí con người và những cảm xúc phức tạp, do đó trở thành người đi đầu của tâm lí hiện đại.

munch the dead mother and the child

Dead Mother and Child (Người mẹ đã mất và đứa trẻ), 1897-1899

Như trong bức Vampire II, là hình ảnh một cô gái với mái tóc đỏ thẫm như những lọn rong biển đẫm máu, đang hút máu của người tình. Bức tranh ra đời vào 1895, trước khi tác phẩm Dracula của Bram Stoker được xuất bản. Cảnh tượng dù có phần đáng sợ, nhưng lại mang nét dịu dàng, như lời thì thầm xin lỗi của người con gái.

vampire 2

Vampire II (Ma cà rồng II), 1896

Nghệ thuật của Munch dễ gây nghiện bởi sự bạo tàn nhưng đồng thời vô cùng tao nhã. Trong bức Two Women on the Shore, trên bờ biển xanh ấm áp dưới ánh hoàng hôn vàng rực là một người phụ nữ trẻ trong chiếc váy trắng, cạnh bên là một hình nhân trong tấm áo choàng đen với khuôn mặt vô cảm. Cái chết có thể ở ngay bên bạn cả khi đương giữa hạ.

edvard munch two women shore

Two Women on The Shore (Hai người phụ nữ bên bãi biển), 1933-1935

Triển lãm lần này tập trung vào những tác phẩm của ông trên giấy, đều là những tuyệt tác kĩ thuật, rực rỡ với những gam màu lộng lẫy mà quái gở. Nàng Madonna gợi cảm của ông là một giấc mộng hỗn loạn được tạo bởi màu xanh và đen, cùng khung viền dày đỏ rực, được phác họa một cách tinh tế.

edvard munch madonna

Madonna, 1893-1894

Kết thúc buổi triển lãm, ta đến với con vịnh nơi mà thiên nhiên được diễn tả qua một tiếng thét lớn vô hạn. Bức in đá tuyệt tác của Munch năm 1893 được treo poster và quảng cáo trên phương tiện truyền thông ở London trong suốt nhiều tháng.

edvard munch the scream

Bản in đá bức The Scream (Tiếng Thét), 1895

The Scream ập vào bạn mãnh liệt như một quả bom thực sự. Bầu trời nghiêng ngả là những đường vân gỗ vặn xoắn. Những nếp mực đen biến bờ biển thành từng đợt sóng của nỗi ám ảnh, kết tinh lại nơi tòa tháp nhà thờ đơn độc. Những rung động vang vọng và lan rộng trong không gian, khiến bạn cảm nhận được sự áp bức giam giữ ngột ngạt đang tra tấn nhân vật nổi tiếng của Munch, tượng trưng cho nội tâm đương đại.

Chính những tác phẩm nghệ thuật đã xóa bỏ khoảng cách giữa chúng ta. Munch khiến ta cảm nhận nỗi đau nhưng đồng thời cũng truyền cảm hứng. Buổi triển lãm giúp ta hiểu tại sao con người cần nghệ thuật. Bởi còn cách nào khác để chúng ta có thể nghe thấy tiếng thét của nhau?

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)