logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky5 năm trước
Lostbird

CEO người Nhật gây phẫn nộ khi lén chụp ảnh và miệt thị tài xế Grabfood Việt là \'dơ bẩn\'

Đối tượng bị chỉ trích trong vụ việc được xác định là tài khoản twitter có tên @hisa_ken, cộng đồng mạng nhanh chóng điều tra và cho biết nick này có thể thuộc sở hữu của một doanh nhân người Nhật tên Ken, sinh năm 1987, đến từ Tokyo, anh ta vừa đến Việt Nam và thành lập doanh nghiệp vào đầu năm 2019.

Cụ thể, tài khoản @hisa_ken đã đăng nội dung kèm hình ảnh như sau:

phan biet doi xu

Gần đây, Starbucks ở Hà Nội ngày càng có nhiều lái xe Grabfood với vẻ ngoài dơ bẩn lui tới.

Khái niệm "the third place*" mà Starbuck đang hướng tới đang dần bị phá vỡ, phía cửa hàng có lẽ nên xem xét về điều này.

Không gian thư giãn với xu hướng cao cấp đồng nhất trên toàn thế giới đang dần mất đi đấy.

Theo lập luận của vị CEO này thì sự có mặt của người tài xế Grabfood (đang chờ lấy hàng giao cho khách) đã khiến anh ta cảm thấy khó chịu, cảm thấy không gian xung quanh không còn "sang trọng" như những giá trị mà Starbucks đã hứa hẹn trong chiến dịch marketing của thương hiệu này.

Sau khi nhận nhiều gạch đá vì phát ngôn của mình, tài khoản @hisa_ken đã chuyển sang chế độ ẩn:

phan biet doi xu 2

Mặc dù vậy, rất nhiều người Nhật đã phản ứng, chỉ trích thái độ miệt thị, phân biệt đối xử, phân biệt nghề nghiệp của doanh nhân người Nhật được cho là "có ăn có học" đối với một người lao động lương thiện ở Việt Nam.

Một số ý kiến tiêu biểu được viết bằng cả tiếng Nhật và tiếng Anh như sau:

capture1

@hisa_ken Chắc chắn phía cửa hàng phải thay đổi!
Nếu không thì nơi đây sẽ tồi tệ hơn!
Tôi muốn nơi đây trở thành một cửa hàng ấm cúng hơn.
Vì thế một kẻ có định kiến như anh cần phải bị đá ra khỏi đây.

capture2

@hisa_ken Tôi đã đến Starbucks ở khắp mọi nơi và có những khách hàng ở các phân khúc khác nhau, họ mặc quần áo khác nhau. Nếu anh muốn một nơi hoàn toàn sang trọng tại sao không đến phòng trà của một khách sạn năm sao đi chứ?

capture3

Tôi không nhìn ra là anh ta bẩn. Anh ta có thể mặc quần áo phù hợp với công việc của mình mà vẫn vào Starbucks để uống cà phê và thư giãn. Tại sao một người nước ngoài lại có quyền tweet một cách thô tục như vậy. Ai cho anh cái đặc quyền này chứ? Chưa kể trước đó anh đã chụp hình người ta mà không xin phép.

capture4

Nói vậy là có ý gì? Thật khó chịu khi có một kẻ phân biệt đối xử như anh sống trên cõi đời này. Tôi mà có hộ chiếu Việt Nam thì sẽ bay đến để xử anh ngay. Hãy xuống địa ngục đi.

capture5

Ai sẽ chịu trách nhiệm khi những chuyện như thế này xảy ra? Người đã nói những lời không hay kể trên đã không phải chịu trách nhiệm, thậm chí anh ta còn không nhận thức được vấn đề. Tôi rất quan ngại về việc này.

capture6

Một thanh niên Nhật Bản điều hành công ty có tên cbmasia.net ở Hà Nội đã gọi người nhân viên Grabfood Việt Nam là "bẩn thỉu" và muốn Starbucks đuổi anh ấy ra khỏi cửa hàng. Một kẻ phân biệt chủng tộc đáng kinh tởm.

Có thể nói, hisa_ken đã cố tỏ ra rằng mình có phong thái thượng lưu, bề trên khi cảm thấy bị vấy bẩn bởi sự hiện diện của người shipper lam lũ, thậm chí còn mang triết lý kinh doanh "the third place" của Starbucks ra để biện hộ cho sự kỳ thị của mình.

Tuy nhiên lập luận đó chỉ càng chứng tỏ anh chàng doanh nhân trẻ này không hề hiểu về những gì mình đang nói, vì phương châm "the third place" của Starbucks được sáng tạo bởi bậc thầy marketing Howard Schultz chưa bao giờ chỉ dành cho người giàu có sang trọng.

howard schultz chairman ceo from starbucks

Chúng tôi đã trở thành "nơi quan trọng thứ 3" trong cuộc sống của hàng triệu khách hàng. Chúng tôi là nhãn hàng cà phê mang mọi người trên toàn thế giới đến với nhau mỗi ngày, để nâng niu các cộng đồng và những cuộc chuyện trò.

(*)The Third Place: Starbucks tự hào họ là nơi quan trọng thứ 3, gần gũi với khách hàng chỉ sau nhà riêng và nơi làm việc.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky5 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)