Văn hoá... chặt tay của Yakuza
Hiển nhiên không phải vì nó có rất nhiều người tàn tật, có thể nói có một phần không nhỏ là dựa vào những quy tắc ngầm của tầng lớp xã hội đen ở Nhật hay còn được biết đến với tên Yakuza.
Từ sau khi rời khỏi bang phái, Satō chưa bao giờ chịu thiệt trước những trò chơi đao kiếm trong các quán bar ngầm nữa, anh chia sẻ: “Tôi đã không còn gì để mất.”
Sato gia nhập băng Sumiyo không đến ba năm thì bởi vì chơi ma tuý và lái xe trong lúc nghiện nên bị đuổi khỏi băng. Trước khi rời khỏi anh đã phải trả một cái giá không nhỏ, anh giơ bàn tay mình ra, ngón út của anh chỉ còn lại một khúc nhỏ: “Đây là chặt tay tạ tội.”
Ngón tay thứ hai của anh bị cắt vào ngày anh rửa tay gác kiếm. Vì thể hiện nỗi đau phải chia lìa với anh em trong bang cũng tương tự như nỗi đau cắt da xẻ thịt, anh đã chặt thêm một ngón tay làm kỷ niệm.
Các bang phái Yakuza ở Nhật sử dụng hành vi chặt ngón tay như để thừa tập tục mổ bụng của các võ sĩ Nhật Bản, lâu dần họ biến nó thành một cách để tạ tội. Và cứ thế không biết tự bao giờ nó đã ăn sâu vào ý thức của họ trong suốt nhiều thế hệ.
Vào những năm đầu 90 thế ký trước, một gã côn đồ muốn gia nhập vào băng Sumiyo ngoại trừ việc phải đống 5000 yên mua một cây ghim cài áo mạ vàng, còn phải chặt ngón tay út bên bàn tay trái mới được xem như đã chính thức gia nhập bang hội.
Trừ phi một người có nhiều hơn 10 ngón tay, không thì sẽ rất khó để có thể bình tĩnh nói: “Hôm nay tôi chặt một ngón tay tạ tội, chuyện này xem như xí xoá.”
Vào tháng 11 năm 2013, bang Dojinkai từng yêu cầu những người gia nhập bang mình chặt một ngón tay làm minh chứng cho việc họ đã thật sự gia nhập và trung thành với bang phái. Có vài thành viên cự tuyệt, suýt thì những thành viên đó không còn sống để bước ra khỏi hội.
Theo điều tra của cảnh sát Nhật, số thành viên trong các bang hội Yakuza ở Nhật đã lên đến con số hơn 50 ngàn người, trong đó có 45% các thành viên đều từng chặt ngón tay, có 15% số thành viên đã từng chặt ngón tay ít nhất 2 lần.
Nếu khi đi trên đường phố Nhật, bạn nhìn thấy ai không có đủ 10 ngón tay, vậy rất có thể người đó đã hoặc đang tham gia vào một bang hội Yakuaza nào đấy.
Vào thời điểm đó, Yakuza xem việc chặt ngón tay như một nghi thức phải tuân thủ và giữ gìn như trà đạo.
Để thực hiện nghi thức này, đầu tiên, người bị chặt ngón tay sẽ ngâm tay mình vào thau nước đá, hoặc được tiêm một liều thuốc tê, nếu tội người đó phạm phải quá nặng, họ sẽ không được hưởng những điều trên.
Sau giai đoạn gây tê, người bị chặt ngón tay sẽ lau tay mình sạch sẽ, đặt bàn tay lên một tấm vải trắng, lòng bàn tay áp xuống mặt bàn. Tiếp theo, họ sẽ được cho uống một chén rượu mạnh, lúc này người bị chặt ngón tay phải nói rõ những sai lầm mình đã phạm phải và quyết tâm cải thiện sau này. Cuối cùng, sau khi đã nói xong ngón tay họ sẽ bị chặt xuống, đồng thời tất cả mọi ân oán, tội lỗi họ từng phạm phải cũng sẽ theo đó bị xoá sạch. Tuy nhiên đừng hiểu lầm, trong nghi thức chặt ngón tay này, thứ được chặt không phải một ngón tay hoàn chỉnh mà chỉ là những đốt ngón tay thôi.
Bàn tay với ngón tay út bị mất một khúc, cấp bậc khắt khe cùng với những hình xăm dữ tợn gần như đã trở thành dấu hiệu của Yakuza trong mắt những người dân Nhật Bản.
Ông Kuroda Jiro 51 tuổi, thành viên của bang Dojinkai kể lại rằng, sau khi chặt ngón tay mình, anh ta đã trực tiếp nuốt phần bị chặt đó vào bụng để tỏ rõ quyết tâm sửa sai của mình đồng thời cũng là để “chứng minh mình không định chữa ngón tay này” với tổ chức.
Yakuza không nuốt phần ngón tay bị chặt vào bụng thì sẽ ngâm ngón nó vào trong bình đựng dung dịch Formalin, rồi giao nó cho người đứng đầu bang hội, như một cách để khắc ghi tội lỗi nình từng phạm phải và lấy đó làm cảnh cáo.
Mỗi một bang hội Yakuza đều có một căn phòng cất giữ những ngón tay bị chặt của các thành viên trong bang hội. Tuỳ số lượng thành viên trong bang và căn phòng này sẽ có diện tích lớn nhỏ khác nhau.
Tuy nhiên trong một vài trường hợp đặc biệt và cực kì hi hữu, người bị chặt tay sẽ được nhận lại phần tay bị chặt. Họ được quyền cầm phần bị chặt đứt đó đến bệnh viện và chữa trị.
Trong vòng 24 giờ, nếu ngón tay được bảo quản thích hợp trong nhiệt độ lạnh, đồng thời phần tay bị thương được rửa bằng nước muối sinh lý và băng bó cẩn thận, người bị chặt sẽ có cơ hội được chữa lành.
Nhưng cũng như đã nói ở trên, đây chỉ là những trường hợp hi hữu cực kì hiếm thấy, và đó sẽ là vinh dự lớn lao cho người bị chặt.
Hệ luỵ không nhỏ của nghi thức này là ở Nhật, cứ trung bình mỗi ngày sẽ có 32 ngón tay bị chặt, tuy nhiên không có một ngón nào là vì sự cố ngoài ý muốn. Hàng năm các bệnh viện ở Nhật tiếp nhận hơn 1000 ca bệnh chặt ngón tay như thế này.
Công cụ để thực hiện nghi thức chặt ngón tay này có thể nói là vô cùng đa dạng, 70% sẽ dùng dao phay, 20% dùng dao nhỏ, 10% còn lại là các dụng cụ như cái đục, cao găm, dao cắt xì gà.
Nếu có cơ hội làm bạn với một Yakuza Nhật bạn có thể nói với họ chặt một ngón tay là vinh dự rất lớn. Tuy nhiên vinh dự này sẽ không thể theo họ cả đời.
Thực tế thì hiện nay chỉ còn rất ít bang hội Yakuza sử dụng nghi thức chặt ngón tay để xí xoá sai lầm như trước, thay vào đó họ sử dụng tiền, như một hình phạt.
Khi xã hội ngày càng phát triển, các bang hội Yakuza từng nổi danh một thời dần trở thành quần thể yếu thế trong xã hội. Vả lại với các thành viên thuộc tầng lớp cuối cùng trong bang hội, việc đi theo bang hội hoạt động không phải là một lựa chọn đúng đắn gì. Hầu hết họ đều chọn cách rời khỏi bang hội, bắt đầu lại một cuộc sống mới.
Theo báo cáo thống kê, Tokyo có tỷ lệ Yakuza chặt ngón tay cao nhất cả nước Nhật, bởi vì Tokyo là một thành phố phồn hoa, có quá nhiều thứ hấp dẫn vì thể người phạm lỗi cũng nhiều hơn, người bị phạt cũng tăng lên không kém.
Người từng đi tù, nếu sau khi ra tù không nói sẽ không ai biết, nhưng người bị mất một ngón tay út thì dù đã rửa tay gác kiếm, người ngoài nhìn vào bàn tay mất một ngón cũng biết trong quá khứ người này từng làm gì.
“Nếu chủ quán thuê một người bị cụt ngón tay út làm phục vụ, nó sẽ là một sự sỉ nhục với quán đó, không có ngón tay út, bạn rất khó tìm việc.” Sau khi gắn hai ngón tay giả, Sato đã đến làm thu ngân trong một tiệm net, khi được phỏng vấn anh đã thẳng thắn chia sẻ: “Nhưng nếu gắn vào ngón tay giả thì nhìn không kỹ sẽ rất khó phát hiện.”
Mấy năm trở lại đây, người đến bệnh viện đặt làm ngón tay giả ngày càng nhiều, ngành công nghiệp làm chi giả ở Nhật cũng từ đó phát triển lớn mạnh.
Fuyu Tomoko là một bác sĩ, công việc chủ yếu của cô là giúp các Yakuza làm ngón tay giả. Kỹ thuật làm chi giả của cô giỏi tới mức, rất nhiều Yakuza mộ danh tới cửa nhờ cô giúp mình làm.
Cô nói mình rất vui khi được giúp những Yakuza đó hối cải làm một con người mới: “Những người đặt làm ngón tay giả thường chia làm 3 loại, một là lo ngón tay bị cụt sẽ ảnh hưởng tới danh dự, lo quá khứ sẽ ảnh hưởng tới công ty hoặc hình tượng của mình với vợ, loại cuối là những người sắp tham gia lễ cưới hoặc các sự kiện công khai của con cháu.”
“Các vị khách đặt làm chi giả mỗi năm sẽ về ba đến bốn lần để tân trang phần chi giả.”
Hiện nay ở Nhật, đã rất ít người có ngón tay út bị cụt, họ thường mặc đồ vest ẩn mình trong biển người mênh mông để không ai biết quá khứ của mình.
Thế nhưng, trong lòng mỗi một người chúng ta đều có chính nghĩa và trung thành riêng cho mình, việc chặt ngón tay và bang hội suy cho cùng cũng chỉ là một vòng nhỏ trong quá trình đó.
- 0
- 0Bình luận