logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky5 năm trước
Lostbird

Giả thuyết \'Khu rừng tối\' - Một câu trả lời đáng sợ cho nghịch lý Fermi

Vũ trụ mà chúng ta có thể quan sát được có đường kính khoảng 90 tỉ năm ánh sáng. Có ít nhất 100 tỷ thiên hà ở ngoài kia, mỗi thiên hà có khoảng 100 đến 1000 tỷ ngôi sao. Theo những nghiên cứu gần đây, chúng ta cũng đã biết được rằng số lượng các hành tinh cũng nhiều như thế. Và cũng có khoảng hàng nghìn tỷ hành tinh có thể cư trú được trong vũ trụ này. Vậy thì có nghĩa là đâu đó ở ngoài kia, hẳn là phải có rất nhiều những hành tinh có sự sống thông minh như ở Trái Đất phải không? Vậy thì họ đang ở đâu hết rồi ? Dựa theo số liệu mà nói, đáng lý ra vũ trụ phải đông đúc người và tàu bay qua lại giữa các hành tinh chứ?

Vậy còn nơi mà chúng ta đang sống thì sao? Ngân Hà là dải thiên hà mà chúng ta đang sống, là nơi tập trung hơn 400 tỷ ngôi sao. Đây là một con số rất lớn. Cứ tưởng tượng rằng với mỗi hạt cát trên Trái Đất, sẽ có 10,000 ngôi sao trong dải Ngân Hà. Trong số đó, có khoảng 20 tỷ ngôi sao giống với Mặt Trời, và có nhiều ước tính cho rằng có khoảng 1/5 trong số đó có ít nhất một hành tinh cùng kích cỡ với Trái Đất nằm trong vùng cư trú được – nơi có các điều kiện và khả năng cho sự sống tồn tại và sinh sôi nảy nở. Cứ cho là chỉ có 0,1% trong số các hành tinh của khu vực này là cư trú được, thì tính ra sẽ có 1 triệu hành tinh có sự sống trong dải Ngân Hà.

160616 fermi paradox solved index

Dải Ngân Hà của chúng ta nay đã tồn tại được khoảng 13 tỷ năm. Sau 1 đến 2 tỷ năm đầu tiên của dải Ngân Hà, hành tinh có thể duy trì sự sống đã xuất hiện, và Trái Đất thì mới chỉ tồn tại đến nay là 4 tỷ năm thôi, như vậy có nghĩa là sự sống đã có thể phát triển trước chúng ta từ rất lâu rồi, phải chứ? Và nếu như có dấu hiệu của một nền văn minh trong dải Ngân Hà của chúng ta thì chắc chắn chúng ta đã phải để ý đến họ rồi.

Đây chính là nghịch lý Fermi, và chưa ai có thể giải thích nó cả. Đã có rất nhiều người từng đưa lên những giả thuyết để cố gắng giải thích cho nghịch lý Fermi, nhưng tất cả đều nghe có vẻ thiếu thuyết phục ở một điểm nào đó. Một giả thuyết cho rằng sự sống là cực kì hiếm hoi, việc tìm kiếm sự sống cũng giống như là việc tìm kiếm một hạt cát cụ thể trên một bãi biển vậy. Một giả thuyết khác cho rằng sự sống có thể không hiếm, nhưng sự sống thông minh và các nền văn minh mới là thứ hiếm hoi, và chúng ta đã may mắn bằng cách nào đó đạt được sự sống thông minh. Cũng có những giả thuyết khác phổ biến hơn như là các bộ lọc lớn dành cho sự sống, chúng ta không có thật và mọi người đều đang sống trong một thế giới giả lập,…

Tuy nhiên, có một giả thuyết không được nhiều người biết đến nhưng đã có thể trả lời rất nhiều câu hỏi mà giả thuyết Fermi đặt ra: Giả thuyết Khu rừng tối.

Lập luận của giả thuyết này được đặt ra như sau :

Mọi sự sống đều muốn tồn tại.

Không có cách nào để biết chắc rằng các sự sống khác có muốn hủy diệt hoặc có điều kiện để hủy diệt chúng ta hay không.

Vì không có gì để đảm bảo, lựa chọn an toàn nhất cho bất cứ giống loài nào là im lặng quan sát những giống loài khác.

Vũ trụ này về nhiều mặt cũng tương đương với một khu rừng tối. Mỗi nền văn minh đều giống như là một người lính trang bị đầy đủ nấp trong rừng. Mỗi người lính này phải hết sức cẩn thận và giữ im lặng, vì mọi nơi trong khu rừng tối này đều là những người lính khác với mục đích riêng của họ. Nếu người lính này không may thấy một người lính khác, họ phải mạo hiểm tin người lính kia, hoặc hành động trước và giết người lính họ tìm thấy, nhưng họ sẽ rơi vào một thế bí: Liệu tôi có đủ khả năng để hạ anh ta trước khi anh ta hạ tôi?

0 c knszvhj6nca11

Theo như tiến sĩ Stephen Hawking, có lẽ chúng ta nên dừng việc tìm kiếm người ngoài hành tinh trước khi quá muộn. Nhưng vì chúng ta vẫn chưa tìm thấy bất kì dấu hiệu gì của họ, nên sự tò mò của chúng ta đã đánh bại mong muốn được an toàn.

Càng lớn, tôi càng bị thuyết phục rằng chúng ta không đơn độc. Sau cả một đời người thắc mắc và tò mò, tôi đã quyết định dẫn đường cho một dự án để tìm câu trả lời dứt khoát. Dự án Breakthrough Listen sẽ quét hơn 1 triệu ngôi sao gần nhất để tìm dấu hiệu của sự sống. Nhưng tôi đã biết phải tìm ở đâu: Gliese 832c. Một ngày nào đó, có thể chúng ta sẽ nhận được tín hiệu từ Gliese 832c, nhưng chúng ta nên cân nhắc kĩ trước khi trả lời lại những tín hiệu đó.

- Stephen Hawking, Stephen Hawking’s Favourite Places.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky5 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)