Những nhà văn nổi tiếng đại diện cho cộng đồng LGBT+
Oscar Wilde (1854 - 1900)
Là một trong những văn sĩ có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới, Oscar Wilde còn có hẳn cả một ‘long list (ex)lover’ với nhiều bê bối xung quanh xu hướng tình dục của mình.
Sinh ra trong một gia đình danh giá, ngay từ nhỏ Oscar Wilde đã sở hữu một tư chất thông minh, tinh quái và… ưa bạo lực, khác hẳn với vẻ ngoài thư sinh bảnh bao của mình!
Trong số những mối tình đồng tính của Oscar Wilde, nổi tiếng nhất vẫn là Alfred Douglas với vụ bê bối Queensberry gây chấn động nước Anh một thời.
Năm 1885, Hầu tước Queensberry - vốn là cha của Alfred Douglas đã quyết định kiện Oscar vì tội vi phạm “đạo luật chống đồng tính luyến ái”. Kết quả là Oscar Wilde bị tuyên án 2 năm lao động khổ sai và mất vì bạo bệnh ở Paris vào năm 1900.
Một số tác phẩm nổi tiếng của ông có thể kể đến như: The Picture of Dorian Gray (1890), The Canterville Ghost (1887),…
Virginia Woolf (1882 - 1941)
Là một nhà thơ - nhà văn nổi tiếng người Anh, Virginia Woolf nổi tiếng trong giới văn sĩ với tiểu thuyết Mrs. Dalloway và tự luận A Room of One’s Own. Bên cạnh đó, bà còn là một trong những thành viên chủ chốt của nhóm văn học Bloomsbury - nơi tập hợp những “nhân tài” của văn học Anh trong thế kỷ 20.
Với quan niệm tự do về bản tính cá nhân và tính dục, vậy nên không quá ngạc nhiên khi Virginia Woolf có một mối tình “đồng tính” với nhà văn Vita Sackville-West - dù cho bà đã kết hôn với Leonard Woolf vào năm 1912!
Mối tình đồng tính giữa bà và Vita Sackville-West được thể hiện qua tác phẩm Orlando (1928), với trung tâm là một nhân vật chuyển giới nam! Đây cũng được coi là “bức thư” mà Virginia gửi đến người tình đồng tính của mình.
Nhưng trong suốt cả cuộc đời, Virginia Woolf luôn phải đối mặt với chứng trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Cuối cùng, nữ văn sĩ quyết định “tự sát” vào năm 1941.
Frederico García Lorca (1898 - 1934)
Là một nhà văn thiên tài của Tây Ban Nha, Frederico García Lorca dường như đã quá quen thuộc với độc giả Việt Nam thông qua bài thơ Chiếc đàn guitar của Lorca - vốn được giảng dạy trong chương trình văn học phổ thông lớp 12!
Tuy đời tư của nam văn sĩ không được nhiều người đề cập đến, vậy nhưng Frederico García Lorca đích thực là một người đồng tính công khai và không ngần ngại thể hiện điều này trong các tác phẩm của mình như: Poem of the Deep Song, Gypsy Ballads và The Butterfly’s Evil Spell.
Được biết, mối tình đơn phương với Salvador Dalí - một trong những họa sĩ có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20 với phong cách siêu thực - chính là điều “tuyệt vọng” bậc nhất trong cuộc đời của Lorca!
Trong suốt cả cuộc đời, Lorca si mê Salvador Dali nhưng đáp lại ông chỉ là sự từ chối!
Tuy vậy, Lorca vẫn còn có một mối tình đồng tính khác gắn bó và khăng khít hơn với nhà phê bình nghệ thuật Juan Ramirez de Lucas. Trong di vật mà ông để lại cho người em gái, có rất nhiều những bài thơ và bức thư thể hiện tình yêu “sâu sắc” mà ông dành cho người tình của mình!
Bất hạnh thay, Frederico García Lorca lại là một cái gai trong mắt của chính quyền Tây Ban Nha khi ấy! Những tác phẩm của ông bị kiểm duyệt rất nặng nề và bị cấm ở Tây Ban Nha cho đến những năm 1953.
Ông là mục tiêu của chính phủ Tây Ban Nha thuộc Pháp. Chính quyền này thường xuyên cáo buộc ông với những tội danh như: ủng hộ chủ nghĩa xã hội, tham gia lưu truyền, sáng tác văn hóa phẩm phi tự nhiên và hoạt động tình dục đồng tính luyến ái.
17/8/1936, Lorca bị chế độ phát xít Franco xử tử. Cái chết tức tưởi này càng trở nên bi đát hơn khi tận bây giờ, vẫn chưa ai tìm thấy được thi thể của Frederico García Lorca!
James Baldwin (1924 - 1987)
Nếu như những nhà văn da màu được công nhận trên thế giới đã hiếm, thì những nhà văn da màu đồng tính lại càng hiếm hơn! Một trong số đó là James Baldwin - tiểu thuyết gia, nhà thơ và nhà hoạt động nhân quyền có sức ảnh hưởng nhất trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi.
Những năm 1956, James Baldwin quyết định “bỏ trốn” sang Pháp khi phong trào bài trừ và kỳ thị người đồng tính đang diễn ra sôi nổi ở Mỹ. Đây cũng là nơi mà ông viết cuốn tiểu thuyết Giovanni’s Room - tác phẩm mang chủ đề LGBT+ xuất sắc nhất trong thế kỷ 20.
Sinh ra và lớn lên trong một cộng đồng “rối ren” về màu da và chủng tộc, các tác phẩm của James Baldwin thưởng chủ yếu tập trung vào vấn đề giai cấp, tình dục, sự phân hóa giàu nghèo và phân biệt chủng tộc.
Thuật ngữ Baldwinesque thường được giới truyền thông đương thời dùng để miêu tả về những chi tiết gây sốc, khoa trương về chủ đề đồng tính luyến ái và sự giải phóng xu hướng tính dục mãnh liệt của James Baldwin.
Truman Capote (1924 - 1984)
Là một trong những tác giả đồng tính có cuộc đời viên mãn và hạnh phúc nhất, Truman Capote chính là cha đẻ của cuốn tiểu thuyết Breakfast at Tiffany’s (1958) - bộ phim chuyển thể nổi tiếng được xếp vào hàng kinh điển của Hollywood với sự tham gia của nữ minh tinh vạn người mê Audrey Hepburn.
Ngoài ra, sự nghiệp văn chương của ông còn để lại dấu ấn với tác phẩm In Cold Blood (Máu lạnh) - tiểu thuyết hình sự phi giả tưởng dựa trên câu chuyện hoàn toàn có thật tại Mỹ: vụ thảm sát cả bốn người trong một gia đình trại chủ ở Kansas vào 14/11/1959.
Là một người đồng tính công khai, vậy nên chưa bao giờ Truman Capote có ý định “giấu” đi xu hướng tình dục của mình! Ông sống hạnh phúc bên cạnh người tình đồng tính Jack Dunphy (cũng đồng thời là nhà văn) cho đến khi qua đời vào năm 1984.
Sau khi Jack Dunphy qua đời vào năm 1992, tro cốt của cả hai nhà văn được chôn cùng nhau tại nghĩa trang Crooked Pond ở thành phố New York, kết thúc mối tình tuyệt đẹp của cặp đôi nhà văn đồng tính hạnh phúc nhất thế giới!
Thomas Mann (1875 - 1955)
Nếu Truman Capote hay Oscar Wilde được “thoải mái” sống đúng với xu hướng tình dục của mình, thì Thomas Mann lại luôn phải “vật lộn” với câu hỏi: Tôi là ai?
Suốt cuộc đời, Thomas đã phải tốn rất nhiều thời gian để đấu tranh với xu hướng tính dục của mình. Điều này được phản ánh trong sự nghiệp văn chương đồ sộ của ông, đặc biệt là những tác phẩm kinh điển như Buddenbrooks, Death In Venice, The Magic Mountain…
Trong đó, Death in Venice (1912) là một trong những tiểu thuyết đồng tính đầu tiên của Đức và lấy cảm hứng từ chuyến đi tới Venice của ông vào năm 1911.
Năm 1905, Thomas Mann cưới Katharina Hedwig Pringsheim và có với bà sáu người con. Tuy nhiên, điều thú vị là 3/6 người con của ông cũng là người đồng tính!
- 0
- 0Bình luận