Mulan và những chuyện chưa kể về nàng công chúa độc nhất vô nhị của vũ trụ Disney
Poster của phim do nhiếp ảnh gia Trần Mạc chụp, lấy cảm hứng từ poster bản hoạt hình năm 1998, thể hiện một Mulan vừa có vẻ kiên cường nhưng cũng không thiếu nét mềm mại.
Khác với những bộ phim chuyển thể có hơi hướng đồng thoại khác của Disney, chỉ trong trailer chưa tới 1 phút của Mulan, Thần tiên tỷ tỷ Lưu Diệc Phi đã thể hiện những động tác võ thuật vô cùng sinh động, đi kèm với chiến trường rộng lớn, bối cảnh khổng lồ đã làm cư dân mạng phải cảm khái: “Đây là lẽ là bộ phim cổ trang đặc biệt nhất của năm 2020.”
Trong trailer, Mulan được cha mẹ sắp xếp cho một cuộc hôn nhân, cha cô còn căn dặn: “Như vậy sẽ tốt cho cả nhà chúng ta.”
Ngay sau đó, buổi sáng, Mulan tham gia lớp huấn luyện để trở thành một người vợ tốt của bà mối, ăn diện thành Đương song lý vân tấn, đối kính thiếp hoa hoàng, đến tối lại một mình khổ luyện võ công.
Đi kèm hình ảnh này là lời bà mối (do diễn viên Trịnh Bội Bội thủ vai): “Nhã nhặn, bình tĩnh, hiền lành, thủ lễ là những phẩm chất nên có để trở thành một người vợ tốt.”
Cảnh tiếp theo là cảnh Mulan xuất hiện trong doanh trại và đang luyện võ, lúc này võ công và kỹ thuật bắn tên của cô đã vô cùng cao siêu, bà mối lại tiếp tục nói: “Đó cũng là những phẩm chất vốn có của Mulan.”
Ở đoạn cuối trailer là hình ảnh Mulan không hề sợ hãi thậm chí còn kiên cường nói: “Trách nhiệm của tôi là chiến đấu.”
Ngay từ đầu khi Disney công bố dự án live action này, bộ phim vẫn luôn được giới truyền thông cũng như khán giả chú ý sát sao, chính vì thế khi bắt đầu tuyển diễn viên, Disney đã đưa ra ba yêu cầu: Đầu tiên phải có khả năng võ thuật, khả năng tiếng Anh tốt và tố chất của một minh tinh chuyên nghiệp.
Năm 2017, Lưu Diệc Phi vượt qua hơn 1000 cô gái đến từ toàn cầu khác, để giành được vai diễn Mulan, trở thành nữ diễn viên Trung Quốc đầu tiên đảm nhiệm vị trí công chúa Disney. Điều đáng nói là trước đây Disney luôn chọn diễn viên không phải người Trung Quốc đóng các nhân vật Trung Quốc.
Còn nam chính của bộ phim là An Dữu Hâm (Yoson) là một diễn viên Hoa Kiều đến từ New Zealand, anh chàng là đai đen không thủ đạo đồng thời cũng am hiểu vật lộn tự do. Anh từng tham gia bộ phim Ngoạ Hổ Tàng Long: Thanh Minh Bảo Kiếm chung với Chân Tử Dan và Dương Tử Quỳnh. Ngoài anh còn đảm nhiệm vai diễn trong bộ phim Megalodon và Mortal Engines.
Chưa dừng lại ở đây, Lí Liên Kiệt “Hoàng Phi Hồng” cũng đảm nhiệm vai diễn hoàng đế trog phim. Còn Chân Tử Đan “Diệp Vấn” thì đóng vai sư phụ dạy võ cho Mulan, ngay cả bà mối cũng là do nữ diễn viên chuyên trị phim võ hiệp Trịnh Bội Bội đến từ Hongkong đảm nhiệm. Chỉ ba nhân vật này thôi cũng đã đủ để biến bộ phim thành một đấu trường võ thuật đầy bắt mắt.
Ngoài ra, Củng Lợi cũng đảm nhiệm vai diễn phù thuỷ phe ác trong phim.
Vào năm 2018, Lý Liên Kiệt rút lui nhiều năm, khi tham dự talkshow Có hẹn với Lỗ Dự từng chia sẻ, lúc đầu ông chưa từng nghĩ sẽ tham gia Mulan, dù kịch bản rất tốt và lương cũng rất cao. Nhưng con gái ông đã hỏi ông: “Tại sao một công ty như Disney quay phim về văn hoá Trung Quốc mời bố tham gia, bố lại từ chối.” Lý Liên Kiệt đùa, ông bị con gái hỏi tới á khẩu.
Sau đó con gái ông còn hỏi “Bố có thể quay bộ phim này cho chúng con không?” Đây là lần đầu Lý Liên Kiệt nghe con gái mình đưa ra yêu cầu thế này, nên ông đã nhận kịch bản Mulan.
Lúc ban đầu Disney muốn tìm một đạo diễn người Châu Á để quay Mulan, đầu tiên họ tìm tới Lý An, nhưng Lý An từ chối vì lúc đó ông đang bận tuyên truyền cho bộ phim Billy Lynn's Long Halftime Walk của mình, tuy nhiên trong một lần phỏng vấn ông cũng chia sẻ: “Nếu bộ phim này có thể được đạo diễn bởi một người Trung Quốc, vậy sẽ rất tuyệt.”
Sau này Disney cũng từng tìm tới Khương Văn, nhưng cuối cùng bộ phim lại do đạo diễn Niki Caro đảm nhận, cũng vì thế Mulan trở thành bộ phim thứ hai của Disney do nữ đạo diễn cầm trịch và có kinh phí trên 100 triệu USD. Ngoài ra giám chế của bộ phim là Giang Chí Cường từng tham gia chế tác Ngoạ Hổ Tàng Long và Tróc Yêu Ký.
Tuy rằng thổ lâu Phúc Kiến và trang điểm phấn vàng trong trailer vẫn còn nằm trong vòng tranh luận, nhưng đại đa số cư dân mạng đều cho rằng không ít chi tiết trong phim, rất giống với truyền thuyết về Hoa Mộc Lan của Trung Quốc. Thực tế bộ phim hoạt hình Mulan năm 1998 của Disney cũng được làm dựa trên Mộc Lan từ của Trung Quốc.
Lúc ban đầu Mulan chỉ là một dự án phim ngắn của Disney, kể về một cô bé người Trung Quốc. Cố vấn của Disney sau khi bàn bạc với biên kịch của phim cùng với biên kịch của phim - Robert San Souci đã quyết định mở rộng bộ phim ngắn thành một bộ phim điện ảnh và dùng Mộc Lan của Trung Quốc từ làm cốt truyện chính.
Là bộ phim đầu tiên lấy Trung Quốc làm đề tài của Disney, năm 1994, Disney đã cử một nhóm hoạ sĩ đi đến Trung Quốc nghiên cứu trong vòng một tháng, đồng thời cũng là để lấy cảnh quay phim và thu hoạch linh cảm văn hoá ở đây.
Vì giữ lại phong cách Disney mà vẫn giữ nguyên những nét đặc sắc của Trung Quốc, Disney và đoàn phim đã cẩn thận nghiên cứu võ thuật Trung Quốc, mời các nhà văn học, lịch sử, nghệ thuật ở Trung Quốc nội địa cũng như Hongkong và Đài Loan đến góp ý cho kịch bản, tạo hình và bối cảnh bộ phim. Chỉ với một mục đích là làm nổi bật đăng trưng văn hoá và tinh thần của nhân vật chính.
Cho nên trong bộ phim hoạt hình Mulan, ta không chỉ nhìn thấy võ công của Trung Quốc và trận chiến với Hung Nô, mà còn nhìn thấy pháo hoa đời Tuỳ, Tử Cấm Thành thế kỷ 15 mà còn nhiều những trang phục truyền thống cũng như vật trang trí khác của Trung Quốc.
Ngoại trừ việc đa nguyên hoá thị giác, trong phần ngôn ngữ bộ phim cũng đã trộn lẫn văn hoá hai miền Nam Bắc của Trung Quốc lại, Hoa Mộc Lan được cho biết là một nhân vật có quê quán ở miền Bắc, nhưng họ Hoa của cô trong tiếng Anh lại dùng phiên âm Fa của người Quảng.
Cho dù bộ phim hoạt hình Mulan trông như món lẩu thập cẩm văn hoá Trung Quốc, thì từ sau khi ra mắt vào năm 1998, bộ phim cũng đã thu được một con số không nhỏ ở phóng bán vé và giành được giải Annie cho phim hoạt hình xuất sắc nhất. Đồng thời bài hát chủ đề của phim còn được đề cử cho bài hát gốc hay nhất ở giải Quả Cầu Vàng và Oscar.
Từ đó, không ít người nước ngoài có ấn tượng sâu sắc với cô gái đến từ Trung Quốc thay cha tòng quân này. Hình tượng của Mulan cũng nhanh chóng lắc mình trở thành một trong những công chúa nổi tiếng, kinh điển nhất của Disney.
Càng thú vị là năm đó sau khi nhận được cơn mưa lời khen trên toàn cầu, hàng McDonald’s đã chú ý tới nó và cho ra đời món ăn lấy cảm hứng từ Mulan, ngoại trừ tặng kèm các món đồ chơi chủ đề Mulan, họ còn cung cấp một món tương Mulan (Mulan SzeChuan Teriyaki Dipping Sauce), tuy nhiên loại tương này chỉ xuất hiện trong thời gian hạn định, sau này nó không bao giờ xuất hiện nữa.
Sau đó mười mấy năm, tương Mulan lại quay trở lại tầm mắt công chúng trong bộ hoạt hình Rick and Morty năm 2017.
Tương Mulan của McDonald’s nháy mắt khơi gợi lại ký ức của không ít người Mỹ. Vài cư dân mạng còn bán ra tương mộc lan bản năm 1998 với giá cao tới 1000 USD.
Càng có không ít người ký tên xin McDonald’s sản xuất lại loại tương này.
Và dù cho Mulan không hoàn nguyên hoàn toàn bối cảnh cổ đại trong nguyên tác, nhưng ta không thể phủ nhận rằng, mười mấy năm trước, hoạt hình Mulan ra đời, đã giúp văn hoá Trung Quốc lấy hình tượng càng thêm thú vị và mới mẻ xuất hiện trong tầm mắt khán giả thế giới.
Hơn 10 năm sau, xuất hiện một lần nữa, liệu cô gái đến từ Trung Quốc thay cha tòng quân này, có tạo ra kì tích cho quê hương của mình hay không?
- 0
- 0Bình luận