Những sự thật thú vị ít ai biết về Hy Lạp cổ đại
Nền văn minh Hy Lạp cổ đại khởi đầu từ thế kỷ XII đến thế kỷ IX trước Công nguyên và kéo dài đến cuối thời kỳ cổ đại. Phong cách, văn hóa thời ấy đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tương lai của nhân loại.
Cùng điểm qua những quan điểm, thuần phong mỹ tục độc đáo, khác biệt đầy ấn tượng của người Hy Lạp xưa.
Nô lệ chiếm chủ yếu trong dân số
Theo ước tính, khoảng 40 - 80% dân số Athens thời cổ đại đều là tầng lớp nô lệ nghèo khổ. Một cá nhân sẽ trở thành nô lệ vì nhiều lý do, họ bị đối xử tệ bạc và làm phục dịch cho chủ nô. Không sở hữu bất kỳ nô lệ nào sẽ được cho là dấu hiệu của nghèo hèn trong xã hội.
Phụ nữ và nô lệ không có quyền công dân
Hy Lạp cổ đại đã cho ra đời nền dân chủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại nhưng thực chất đó là chế độ chuyên chế của thiểu số, tăng cường quyền lực cho cánh đàn ông.
Phụ nữ không được quyết định, bị cấm tham gia vào chính trị và chỉ được ra khỏi nhà khi có người giám hộ theo sau.
Nô lệ là tầng lớp xã hội thấp kém nhất nên họ không được ban cho bất kỳ quyền lợi gì, không được sử dụng tên thật và phải làm theo chỉ đạo của chủ nhân.
Con người có thể sống lại sau khi chết
Người Hy Lạp cổ đại rất mê tín, họ tin rằng người chết có thể đội mồ sống dậy. Thế nên khi mai táng họ thường thiêu xác hay đặt đá, đồ gốm sứ ở tay chân, dầu của tử thi nhằm ngăn ngừa người chết cử động mà sống lại.
Tạo ra hình thức sơ khai của máy tính
Cỗ máy Antikythera thường được gọi là "chiếc máy tính" đầu tiên trên thế giới, nó được tạo nên từ các nhà nhà thiên văn học Hy Lạp vào khoảng cuối thế kỷ II trước Công nguyên.
Cỗ máy có các bánh răng và chữ khắc, được sử dụng như một chiếc đồng hồ chiêm tinh và xem lịch, giúp theo dõi thời gian trong Thế vận hội Olympic.
Chính trị gia bị bỏ phiếu cho lưu đày
Những người đàn ông quyền lực sử dụng hệ thống dân chủ thông qua phiếu bầu để loại bỏ các chính trị gia quá hùng mạnh. Công dân sẽ bỏ phiếu ẩn danh, nếu đủ phiếu bầu người chỉ định sẽ phải bị lưu đày tối thiểu 10 năm.
Đây là hình thức châm ngòi cho các cuộc chiến quyền lực, thanh trừng lẫn nhau giữa các phe phái chính trị trong Hy Lạp thời ấy.
Pha loãng rượu vang
Nhiều nền văn hóa rượu vang hiện đại bắt nguồn từ các hoạt động tại các ngày nghỉ lễ, bữa tiệc của người Hy Lạp cổ đại.
Rượu thường được pha chế với nước theo công thức một phần rượu, bốn phần nước. Cách pha loãng này nhằm hạn chế tình trạng người dân say rượu làm càn.
Tập thể dục khỏa thân
Người Hy Lạp cổ sẽ lột bỏ xiêm y, hoàn toàn khỏa thân khi luyện tập, thi đấu cùng nhau.
Đàn ông khỏa thân như là một sự tôn vinh, bày tỏ tấm lòng thành với các vị thần và chứng minh vẻ đẹp hình thể để được nổi tiếng và ngưỡng mộ.
Nô lệ được mua bằng muối
Thời kỳ ấy muối là một loại gia vị quý giá, được giao dịch như tiền tệ để mua bán.
Nô lệ cũng được mua theo một lượng muối nhất định, lượng muối trao đổi sẽ phụ thuộc vào sức lực và cơ thể khỏe mạnh của nô lệ.
Vũ trụ Nhật tâm
Vào khoảng thế kỷ 3 TCN, nhà thiên văn học người Hy Lạp Aristarchus của Samos đã đưa ra mô hình Nhật tâm. Theo đó, ông cho rằng Mặt trời là trung tâm vũ trụ và của Hệ Mặt trời.
Giả thuyết thiên văn này trái ngược với thuyết địa tâm, cho rằng Trái Đất nằm ở trung tâm. Tư tưởng đi trước thời đại của Aristarchus đã được Copernicus, Galileo và Kepler ủng hộ vào khoảng thế kỷ 16 và 17. Điều này dẫn đến một cuộc tranh cãi lớn về vấn đề vũ trụ học và tôn giáo.
Những bé trai ở Sparta sẽ thành chiến binh
Từ năm 7 tuổi, trẻ em ở các bang Hy Lạp sẽ bắt đầu tiếp nhận các hình thức giáo dục khác nhau.
Ở Athens, trẻ em sẽ được đi học còn bé trai sinh ra ở Sparta sẽ phải rời khỏi gia đình và đến các doanh trại. Chúng sẽ được huấn luyện trở thành những chiến binh trọn đời, chiến đấu phục vụ cho vua chúa.
Phụ nữ ở Sparta bị bắt cóc bởi chồng tương lai của họ
Trong văn hóa của người Sparta, phụ nữ sẽ được cạo đầu và ăn mặc như đàn ông trước khi được chồng tới bắt cóc (đón) về làm vợ.
Những chiến binh của Sparta vẫn sống trong doanh trại khi đã lấy vợ. Họ chỉ được đoàn tụ với với vợ con khi tròn 30 tuổi.
Phụ nữ có chồng bị cấm xem Thế vận hội
Xã hội Hy Lạp cổ đại cho rằng thể thao thể hiện sức mạnh nên chỉ dành cho nam giới nên phái yếu không được phép tham gia và theo dõi các môn thi đấu ở Thế vận hội.
Những ai bị bắt gặp sẽ bị xử tử. Đây là điều luật áp dụng cho phụ nữ đã xuất giá, có chồng con.
Sử dụng voi trong chiến tranh
Trong cuộc chiến Pyrros vào năm 280 – 275 trước Công nguyên, người Hy Lạp đã sử dụng voi để vận chuyển và chiến đấu chống lại người La Mã. Họ sử dụng voi để tăng cường sức mạnh, gây áp đảo với đoàn quân La Mã.
Không phải bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra cũng được nuôi dưỡng
Khi một đứa trẻ sinh ra, người cha sẽ kiểm chứng tình trạng sức khỏa và cơ thể của nó. Nếu đứa trẻ mang dị tật, yếu đuối, thậm chí là bé gái sẽ bị vứt bỏ.
Điều này rất phổ biến ở Sparta, những đứa trẻ sinh ra với điều kiện khiếm khuyết sẽ bị bỏ cho chết đói trong hang động trên núi, chúng không được phép sống.
Lông mày liền nhau được xem là điểm quyến rũ của phụ nữ
Vào thời Hy Lạp cổ đại nếu người phụ nữ sở hữu cặp lông mày liền nhau sẽ được xem là xinh đẹp, quyến rũ.
Những ai không có đôi lông mày rậm rạp này thì sẽ dán thêm lông thú hay tô vẽ bằng bột màu.
Hôn nhân và sinh con được coi là một nghĩa vụ
Hôn nhân và việc sinh con đẻ cái được cho là một nghĩa vụ phải thực hiện đối với công dân Hy Lạp cổ đại.
Việc đại sự này sẽ do những người cha quyết định con trai hay con gái họ sẽ được gả cho ai. Độ tuổi kết hôn của phụ nữ là 14-18 tuổi còn đàn ông là khoảng 20 -30 tuổi.
Cho phép ly hôn
Ly hôn được phép xảy ra tại xã hội Hy Lạp cổ. Nếu hôn nhân tan vỡ, người chồng muốn ly hôn thì anh ta chỉ cần đuổi vợ ra khỏi nhà và phải trả lại nhà vợ toàn bộ tiền bạc, của hồi môn đã nhận khi tổ chức lễ cưới hỏi.
Còn phụ nữ muốn ly dị chồng thì cần có một nam nhân đại diện thực hiện thủ tục thay thế, thông thường người này là cha hoặc anh trai của cô ấy.
Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc
Trong xã hội Hy Lạp cổ đại phái mạnh có quyền lựa chọn các nghề nghiệp khác nhau nhưng được coi trọng nhất là đi lính.
Ở Athens, đàn ông được yêu cần phục vụ ít nhất là hai năm trong quân đội. Tại Sparta, nam giới sinh ra được huấn luyện để thành chiến binh, họ chỉ được nghỉ hưu hoàn toàn khi đã tròn 60 tuổi.
Giáo dục phụ nữ khác xa so với nam giới
Nam giới được nhận hình thức giáo dục chính thức còn phái nữ không được học tập, họ chỉ được dạy bảo để trở thành người nội trợ, một số gia đình giàu có sẽ cho con gái học đọc hoặc viết.
Tuy nhiên ở Sparta thì khác, con trai được rèn luyện đi lính còn con gái sẽ được tiếp nhận nền giáo dục tiến bộ, được khuyến khích thể hiện bản thân trong khiêu vũ và ca hát, sáng tạo nghệ thuật hay thi đấu điền kinh.
Tục lệ cúng tế
Nghi lễ hiến tế có hai loại bao gồm: hiến tế đổ máu và không đổ máu.
Nghi lễ đổ máu là dùng động vật, giống đực sẽ tế các nam thần còn giống cái để tế nữ thần. Sau khi buổi hiến tế kết thúc, thịt con vật sẽ được chia cho mọi người. Nghi lễ không đổ máu sẽ dùng rau củ và ngũ cốc dâng lên, sau đó sẽ được đốt cháy.
- 0
- 0Bình luận