logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky5 năm trước
Lostbird

Hứng chịu 2 quả bom huỷ diệt, liệu người Nhật Bản có ghét Hoa Kỳ?

Trên hầu hết các phương diện, Nhật và Hoa Kỳ đều có quan hệ tốt đẹp bất chấp việc họ từng là kẻ thù không đội trời chung trong Thế Chiến thứ 2. Ngoài những mối liên kết chặt chẽ về chính trị và kinh tế, hai quốc gia này không ngừng giao lưu văn hóa. Mỗi năm, hàng triệu công dân Hoa Kỳ và Nhật Bản đến thăm đất nước của nhau.

Thế nhưng, tháng 8 hằng năm, một chương đen tối trong lịch sử hai nước đều được ôn lại, nhắc nhở rằng đã từng có một thời kỳ mà người Nhật và Hoa Kỳ chỉ gặp nhau trên chiến trường. Vào ngày 6 tháng 8 năm 1945, máy bay B29 của Mỹ ném quả bom uranium có tên hiệu "Little Boy" (Cậu Bé) xuống Hiroshima, giết chết hơn 140.000 người, đa số là thường dân.

call trip 1 wr b 29 a bomb

Máy bay ném bom B29 và hình mẫu quả bom hạt nhân từng được Mỹ sử dụng.

Đến ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom plutonium tên "Fat Man" (Chàng Béo) được ném xuống Nagasaki, phát nổ khi cách mặt đất 400m, ngay lập tức giết chếc hơn 70.000 người, tổng số người thiệt mạng lên đến 230.000 người trong đó có cả những người Mỹ học tập và công tác ở Nhật (nhưng bị kẹt lại vì chiến tranh nổ ra).

1024px atomic bombing of japan

Hình ảnh thật vụ nổ bom hạt nhân ở Hiroshima (trái) và Nagasaki (phải).

Ngày nay, người Nhật Bản nói chung và người dân ở Hiroshima và Nagasaki vẫn luôn nhớ đến thảm họa này, nhiều ý kiến cho rằng họ luôn nung nấu mối hận với người Mỹ. Không ai có thể phủ nhận rằng chất độc phóng xạ trong hai quả bom sẽ còn hành hạ nhiều thế hệ người Nhật trong một thời gian dài nữa.

Thế nhưng, mỗi khi khách du lịch đến thăm Công viên đài tưởng niệm Hiroshima và hỏi rằng: "Thanh niên Nhật Bản có ghét người Mỹ không?" thì họ đều trả lời tương tự như trong status của hướng dẫn viên tình nguyện tên Yu dưới đây:

hiroshima atomic bombing

Ngày mai (6 tháng 8) là tròn 74 năm ngày quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima. Tôi là một thông dịch viên và hướng dẫn viên du lịch tại Công viên đài tưởng niệm và người nước ngoài luôn hỏi tôi rằng: "Cô có ghét người Mỹ không?"

Và chúng tôi luôn trả lời rằng: "Chúng tôi rất căm ghét, nhưng không phải ghét nước Mỹ, mà là ghét chiến tranh."

hiroshima rruins

Cảnh hoang tàn của Hiroshima sau thảm họa bom hạt nhân năm 1945.

hiroshima ruinss

Đài tưởng niệm ở Hiroshima ngày nay.

Câu trả lời của hướng dẫn viên tình nguyện tên Yu đã khiến nhiều người Mỹ xúc động, status của Yu nhanh chóng được hơn 200.000 lượt like và hàng chục ngàn lượt retweet trên Twitter chỉ trong 2 ngày. Yu là một nam sinh viên có năng lực Anh ngữ tốt và anh đồng ý làm hướng dẫn viên miễn phí cho du khách Âu Mỹ để họ hiểu rõ hơn về đất nước Nhật Bản.

Những con người như Yu chính là cầu nối cho sự hàn gắn và bình thường hóa quan hệ 2 nước. Ngày nay, Nhật Bản và Mỹ có quan hệ khăng khít và là đầu tàu kinh tế của cả thế giới, trong đó mối quan hệ tốt đẹp giữa hai cường quốc này cũng mang nhiều lợi ích về kinh tế, chính trị cho một nước đang phát triển như Việt Nam.

torii

Cổng đền Torii ở Nagasaki vẫn đứng vững sau thảm họa như tinh thần không khuất phục của người Nhật.

Hơn ai hết, một dân tộc như Việt Nam hiểu rất rõ chiến tranh tàn phá đáng sợ như thế nào, khi tổng số bom đạn mà Hoa Kỳ ném xuống Việt Nam còn lớn hơn gấp 250 lần quả bom mà họ đã thả xuống Hiroshima, kèm theo đó là 75 triệu lít chất độc màu da cam đã và đang giết chết nhiều thế hệ Việt Nam. Liệu những sự thật khủng khiếp đó có ngăn cản người dân hai nước hợp tác với nhau?

Chúng ta cũng có thể tìm thấy câu trả lời trong thông điệp của anh Yu sau đây:

capcap hiroshima

8h15', đây là thời khắc chúng tôi không thể nào quên. Mọi người hãy dành một phút yên lặng và cầu nguyện cho hòa bình của thế giới.

Có những người Nhật không chỉ cầu chúc cho đất nước họ mà còn cầu chúc cho thế giới này không còn chiến tranh, vì họ đã quá hiểu rằng nó khủng khiếp như thế nào.

Hiện tại, ở Công viên đài tưởng niệm Hiroshima luôn có những người như Yu và các đồng sự túc trực để hướng dẫn cho du khách vào ngày 5 và 6 tháng 8 hàng năm, họ luôn sẵn lòng hướng dẫn và giúp đỡ bất kỳ du khách nước ngoài nào, tất nhiên là cả người Việt Nam.

Nếu một ngày nào đó bạn đến Hiroshima vào đúng ngày kỷ niệm này và bắt gặp một người Nhật có đeo tấm băng như hình sau trên tay thì đừng ngại bắt chuyện bằng tiếng Anh vì đó chính là một hướng dẫn viên tình nguyện.

free staff

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky5 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)