Khoa học chứng minh người Nhật yêu mèo vì chúng là 1 lũ \'tsundere\'
Hình tượng loài mèo ăn sâu vào tiềm thức của người Nhật Bản, họ yêu quý chúng, chung sống, quan sát, học hỏi chúng để đúc kết ra những kinh nghiệm và triết lý sống.
Đối với người Nhật, mèo là con vật may mắn, hấp dẫn và giàu ý nghĩa, xuất hiện ở khắp mọi lĩnh vực, chúng tạo cảm hứng cho môn "quốc võ" Karatedo, trở thành hình tượng trong văn hóa nghệ thuật với các nhân vật mèo Hello Kitty, mèo Doraemon...
Không nghi ngờ gì nữa Nhật Bản là một trong những dân tộc yêu mèo nhất trên thế giới. Thường thì không có khái niệm "chết đói" đối với một chú mèo lớn lên ở xứ sở hoa anh đào, chúng có nhiều xác suất bỏ mạng vì béo phì do được cho ăn quá nhiều hơn.
Để trả lời cho câu hỏi vì sao người Nhật lại yêu mèo đến vậy, một chuyên gia tâm lý học tên Hiragi đã thực hiện các khảo sát trên những bệnh nhân của ông, để tìm hiểu xem họ nghĩ gì về những chú mèo, kết quả thu được gần như rất tương đồng với nhau và cực kỳ thuyết phục.
“Meow meow” = tsuntsun deredere
Ngoại hình tất nhiên là một yếu tố quan trọng, trừ những người dị ứng lông mèo ra, hầu như mọi người đều thích thú khi vuốt ve lũ mèo, bộ lông mượt, bàn chân mềm của chúng là nhân tố mang lại sự thoải mái cho con người.
Tuy nhiên, lý do thực sự khiến loài người nói chung và người Nhật nói riêng phải yêu thích mèo là vì chúng có những tính cách đặc trưng như nguyên mẫu nhân vật tsundere trong anime - manga. Tsundere (つんでれ) chính là từ kết hợp giữa hai từ tsun tsun (つんつん) và dere dere (でれでれ). Tsun tsun: là những người có tính cách đanh đá. Dere dere: chỉ nhân vật có tính cách đa cảm, dễ thương.
Bên cạnh yandere, tsundere là khái niệm thường gặp, dùng để miêu tả cách biểu lộ cảm xúc của con người, những nhân vật tsundere sẽ có biểu hiện thay đổi theo kiểu “tsun tsun” rồi chuyển sang trạng thái “dere dere” hoặc ngược lại. Tsundere có thể có bề ngoài khô khan, thô lỗ, cộc lốc nhưng tình cảm bên trong lại rất phong phú.
Trở thành tsundere không có nghĩa là người này có vấn đề về tâm lý mà do sự cảm xúc của họ chuyển biến rất rõ rệt, mà thể hiện bên ngoài lại không phản ánh được nội tâm bên trong. Ngoài ra, tsundere dùng ám chỉ bất kì nhân vật mưa nắng thất thường, cáu gắt với tất cả mọi người, chỉ mềm mỏng với người họ thích, hoặc luôn tỏ ra cay nghiệt lạnh lùng nhưng lại rất đa cảm, quan tâm đến người khác.
Định nghĩa cụ thể về tsundere được người Nhật nghĩ ra vào đầu những năm 2000. Khái niệm này lại vô tình trùng khớp với những gì chúng ta biết về mèo, loài động vật bí hiểm khó đoán, chính đặc tính hành vi của loài mèo khiến chúng trở nên rất hấp dẫn, thôi thúc chúng ta tìm hiểu.
Tuy nhiên, thực tế là người Nhật đã yêu quý mèo từ hàng nghìn năm qua, trước cả khi khái niệm tsundere xuất hiện, chính điều này càng khiến cho sự tương đồng trong tính cách của chúng trở nên hy hữu và thú vị hơn. Loài mèo không được con người thuần hóa, thật ra chúng đã "tự thuần hóa" bản thân để ở chung với con người cách đây khoảng 8000 năm về trước.
Bởi thế, mèo không giống như chó, chúng không tôn sùng và đáp ứng ngay lập tức những mong muốn của con người, trong mắt chúng, bạn không phải chủ nhân mà là một người bạn gắn bó. Chúng có thể phớt lờ mọi nỗ lực làm thân của bạn, bất kể bạn nhiệt tình như thế nào, để rồi sau đó đến làm phiền bạn và đòi vuốt ve chơi đùa trong lúc bạn không ngờ nhất.
Nhà tâm lý học Hiragi cho rằng ái lực của những chú mèo tsundere đến từ những giá trị cơ bản đáng ngưỡng mộ vốn đã được người Nhật gìn giữ suốt nhiều thế hệ. Hiragi nói:
Theo thống kê, người Nhật có xu hướng nghĩ tới lợi ích của người khác trước khi nghĩ đến bản thân mình. Họ sở hữu một ý thức tự giác cực kỳ mạnh mẽ đối với người dân Nhật Bản, quy tắc ứng xử cá nhân của họ được định hướng cho người khác thay vì chính họ. Vì vậy, ngay cả trong mối quan hệ của chúng với thú cưng, ngay cả khi thú cưng của họ không ngoan ngoãn, nhiều người vẫn vui lòng đặt nhu cầu của con mèo lên trước bản thân và có hành động phù hợp.
Hiragi nói tiếp và đưa ra kết luận:
Hầu hết người Nhật Bản cảm thấy thỏa mãn về mặt cảm xúc khi có cơ hội "hầu hạ" cho con mèo của họ hơn là sở hữu một thú cưng ngoan ngoãn luôn chạy đến khi họ ra lệnh.
- 0
- 0Bình luận