logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky5 năm trước
Lostbird

Mê K-Pop, Fangirl Triều Tiên trốn thoát khỏi đất nước sang Hàn Quốc thực hiện giấc mơ

Triều Tiên có lẽ là một trong những đất nước "bí ẩn" nhất thế giới, với những chính sách nặng nề và nền văn hóa bị giới hạn. Nơi đây đã bài trừ âm nhạc và văn minh phương Tây trong nhiều thập kỉ, làn sóng Hallyu cũng không ngoại lệ.

177febfa36fa10309bcce85ff4095043

Tuy nhiên, K-Pop vẫn thu hút những người hâm mộ đến từ Triều Tiên bởi họ đã lén nghe và dần chìm đắm vào thứ âm nhạc này. Lee Kwang Baek, chủ tịch của Tập đoàn truyền thông Unification đặc biệt tin rằng K-Pop là nguyên nhân làm suy yếu hệ thống tuyên truyền của Bắc Hàn.

Theo ông, âm nhạc Nam Hàn khiến công dân nước láng giềng nảy sinh sự bất mãn, hình thành động lực trốn thoát khỏi chế độ.

140707 north korea cheerleader cheat fr3wkj

Cô gái trẻ Ryu Hee Jin là một ví dụ điển hình. Dù được nuôi dưỡng trong những bản nhạc yêu nước, ca ngợi các vị lãnh đạo nhưng cô nàng lại quan tâm đến một nền âm nhạc khác.

nkorea kpop bf733400 c358 11e9 9986 1fb3e4397be4 1560x1040

"Nhạc Bắc Hàn thường không đem đến cảm xúc gì hết. Nhưng khi thử nghe nhạc Mỹ hoặc Hàn, bạn sẽ thấy thật sự thư giãn. Lời bài hát rất mới mẻ và lôi cuốn. Khi những đứa trẻ nghe thứ nhạc này, nét mặt chúng lập tức thay đổi." - Hee Jin chia sẻ.

Ryu Hee Jin thừa nhận suy nghĩ bài trừ phương Tây và Hàn Quốc đã ăn sâu vào tâm trí cô từ lúc còn nhỏ. Tuy nhiên khi bắt đầu làm quen với K-Pop, cô nhận thấy những điều đáng tin tưởng và nhân văn ở các nghệ sĩ:

"Khi đắm chìm vào nghệ thuật của họ, bạn sẽ phải công nhận họ."

aag3jw2

Như bao fangirl K-Pop khác, Hee Jin cũng có những thần tượng khiến cô say đắm và ngưỡng mộ. Cô gái đến từ Bắc Hàn tiết lộ DBSK, SNSD và T-ara là những nhóm nhạc mà cô yêu thích nhất.

"Các vị thần phương Đông" DBSK

SNSD

T-Ara

Dù hiện tại Triều Tiên đã cởi mở hơn với làn sóng Hallyu nhưng chỉ cách đây vài năm thôi, nghe nhạc K-Pop được xem là một hành động vô cùng nguy hiểm ở Triều Tiên. 75% người đào tẩu khỏi đất nước này chia sẻ rằng họ biết ai đó bị trừng phạt vì nghe nhạc nước ngoài. Ngay cả những đứa trẻ sính nhạc ngoại cũng sẽ bị gửi đến trại cải tạo trong vòng 1 năm.

95a00478081d9c3bcf20aa6a0125d562

Ở thời của Ryu Hee Jin thì mọi thứ là như thế, cho nên cô phải tìm hiểu K-Pop trong bí mật. Càng nghe nhiều nhạc, Hee Jin càng có cái nhìn khác về thế giới mà cô đang sống. Cô biết rằng Triều Tiên không phải thiên đường như nhiều người lầm tưởng.

aag3n8q

Được tiếp thêm sự dũng cảm nhờ âm nhạc, Hee Jin đã trốn sang Hàn vào năm 2015 khi cô tròn 23 tuổi. Hiện cô đang theo học ngành kinh doanh và vẫn là một fangirl cuồng nhiệt. Cô không ngại thừa nhận K-Pop là động lực lớn giúp cô quyết tâm sang Nam Hàn.

"Thật sự đáng kinh ngạc khi tôi đi xa thế đến thế. Âm nhạc Hàn Quốc đóng vai trò định hướng tôi trên con đường này."

Nhiều người đào thoát như Hee Jin, tuyên bố rằng họ lén nghe K-Pop và âm nhạc phương Tây để nuôi dưỡng giấc mơ của mình. Cũng chính vì lý do ấy, Hàn Quốc xem K-Pop như một loại "quyền lực mềm" xâm chiếm thế giới.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky5 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)