Các nhân vật hoạt hình nổi tiếng thay đổi ra sao khi được chiếu ở các quốc gia khác?
1. Snow White and the Seven Dwarfs (Mỹ) / The Tale of the Sleeping Princess and the Seven Knights (Nga)
Aleksandr Sergeyevich Pushkin đã viết phiên bản truyện cổ tích Bạch Tuyết của riêng mình, làm cảm hứng cho một bộ phim của hãng phim hoạt hình Soyuzmultfilm năm 1951.
Bối cảnh câu chuyện diễn ra ở Nga, khi một nữ hoàng độc ác cố gắng tiêu diệt cô con gái xinh đẹp nhưng không cùng dòng máu của mình, để rồi khiến cô bé phải chạy trốn vào rừng... nhưng thay vì gặp 7 chú lùn, cô kết bạn với 7 chiến binh hết sức đẹp trai. Tất nhiên, những chi tiết quan trọng như quả táo độc, chiếc quan tài bằng thủy tinh và chàng hoàng tử đều được giữ nguyên.
2. Cinderella (Mỹ) / Zolushka (Nga)
Cinderella là một trong những câu chuyện cổ tích có nhiều phiên bản nhất trên thế giới, ngay cả trong phim hoạt hình. Ở Nga, nhân vật chính có tên là Zolushka, được hãng Soyuzmultfilm chuyển thể thành một bộ phim hoạt hình ngắn. So với phim Disney, bản phim này cắt ngắn hơn một chút về câu chuyện gốc (khúc cha Lọ Lem vẫn còn sống).
3. Puss In Boots (Mỹ) / The Wonderful World of Puss’n Boots (Nhật Bản)
Puss In Boots (2011) thực chất là đã là phiên bản thứ hai của nhân vật này. Vào năm 1969, bộ phim đầu tiên được sản xuất bởi một hãng phim Nhật Bản, trong đó Puss, tên thật là Pero, thường được gọi với biệt danh "Chú Mèo Đi Hia".
Chàng hiệp sĩ mèo bảnh trai có một chuyến phiêu lưu với người bạn hình quả trứng kiêm quân sư Humpty Dumpty và cô mèo thông thạo đường phố Kitty. Cả ba phối hợp nhau để ăn cắp con ngỗng đẻ trứng vàng nổi tiếng. Pero sau đó dần trở nên trở nên nổi tiếng, trở thành linh vật cho hãng phim Toei Animation.
4. Aladdin (Mỹ) / Aladdin and the Wonderful Lamp (Nhật Bản)
Năm 1982, Nhật Bản đã cho ra mắt một bộ phim kể về cậu bé sở hữu chiếc đèn (và thêm một chiếc nhẫn) ma thuật nhằm chiếm được tình cảm của công chúa. Kẻ phản diện trong 2 phim cũng đều có một con vẹt làm trợ thủ đắc lực. Thậm chí, phiên bản của Nhật Bản đã từng được Disney chiếu trên kênh của chính họ.
5. The Little Mermaid (Mỹ) / Rusalochka (Nga)
Câu chuyện có cái kết đầy bi thảm của nàng tiên cá đã không còn lạ lẫm gì với người yêu thích các tác phẩm của Andersen. Một thời gian sau, câu chuyện đã được người Nga lấy cảm hứng để sản xuất ra một bộ phim hoạt hình vào năm 1969. Dù không có cái kết giống với phiên bản của Disney, nhưng cả hai đều có chung nội dung kể về một tình yêu đầy dũng cảm, hy sinh.
6. Winnie the Pooh (Mỹ) /Vinni Pukh (Nga)
Chú gấu Pooh là một trong những nhân vật tiêu biểu nhất của Disney, thế nhưng ở Nga, cậu cũng là một ngôi sao phim hoạt hình có tiếng tăm.
Phiên bản của Nga có đôi chút khác biệt, chú gấu Pukh có phần lập dị và ngốc nghếch, nhân vật Owl trở thành một cô gái và Christopher Robin không hề tồn tại. Do đó tất cả đều là những con vật thực sự sống ở thiên nhiên hoang dã, thay vì đồ chơi như phiên bản của Disney.
7. Pinocchio (Mỹ) /Buratino (Nga)
Cả 2 bộ phim đều chỉ có sự tương đồng duy nhất về xuất xứ của cậu bé người gỗ, do một người thợ mộc già tạo nên. Khác với Pinocchio, Buratino có nhiệm vụ phải tìm một chiếc chìa khóa vàng nhằm cứu những người bạn bù nhìn của mình khỏi mụ phù thủy độc ác. Ngoài ra, Buratino cũng không bao giờ có cơ hội trở thành một cậu bé thực sự.
8. Beauty and the Beast (Mỹ) /The Scarlet Flower (Nga)
Ở phiên bản của Nga, cô gái có tên Anastasia, con gái út của một nhà thương gia, quyết định trở thành tù nhân của một con quái vật trên hòn đảo xinh đẹp để cứu mạng cha của mình. Cả hai bộ phim đều có nội dung và hình ảnh tương đồng với nhau.
9. The Amazing World of Gumball (Pháp/Anh/Mỹ) /Miracle Star (Trung Quốc)
Phiên bản của Trung Quốc được sản xuất dưới dạng một loạt phim hoạt hình ngắn, với mục đích quảng bá cho một loại sữa dê có tên gọi là Miracle Star, đó cũng là lý do vì sao các nhân vật trong phim đều là dê.
Các nhà làm phim hoạt hình của Gumball sau khi biết về chương trình này, đã thực hiện một tập phim có tên là The Copycats, nơi những nhân vật chính đối đầu với một gia đình nhà dê. Đó là hành động như để tố cáo sự sao chép trắng trợn của phía Trung Quốc.
10. The Powerpuff Girls (Mỹ) /Powerpuff Girls Z (Nhật Bản)
Loạt phim The Powerpuff Girls rất nổi tiếng ở Nhật Bản và cuối cùng họ đã có được bộ anime của riêng mình. Không giống như phiên bản gốc, các nữ siêu nhân phải sống như những người bình thường, và khi cần, họ sẽ phải biến hình để có thể chiến đấu.
11. Adventure Time (Mỹ) /The Legend of Lucky Pie (Trung Quốc)
The Legend of Lucky Pie là bộ phim hoạt hình độc lập về Lucky và Pie, về một cậu bé giống cú và con ngựa biết nói cùng phiêu lưu với những người bạn của họ, tương tự Finn và Jake ở phiên bản Mỹ. Một số người hâm mộ hoạt hình có thể đã nhận thấy Pie trông rất giống Pokey, một con ngựa biết nói khác, từ phim hoạt hình Gumby.
- 0
- 0Bình luận