Ba lăng mộ bí ẩn vẫn chưa được khai quật ở Trung Quốc (Phần 2)
Lăng mộ Thành Cát Tư Hãn
Nhà quân sự lỗi lạc đồng thời là người sáng lập ra đế quốc Mông Cổ tên thật là Thiết Mộc Chân. Năm 1206, ông thống nhất các bộ lạc ở thảo nguyên và chấm dứt chiến tình trạng chia rẽ kéo dài suốt nhiều thập kỷ. Theo những tài liệu còn lưu lại được, vị Đại Hãn của đế quốc Mông Cổ đã chỉ huy 32 chiến dịch lớn, 65 trận đánh, chinh phục tới 31 triệu km2 đất đai ở những nơi ông đã đi qua.
Năm 1227, Thành Cát Tư Hãn qua đời. Nguyên nhân dẫn đến cái chết cùa ông vẫn chưa được sáng tỏ. Một số người cho rằng, vị Đại Hãn bị ngã ngựa dẫn đến suy giảm thể lực, tuy nhiên một số khác truyền miệng rằng ông bị hạ độc bởi một phi tần.
Vài năm trước khi qua đời, Thành Cát Tư Hãn đã nghĩ đến việc xây lăng mộ cho mình. Theo một vài nguồn tin, con trai ông - Oa Khát Đài đã huy động hơn 2500 thợ xây dựng nơi an nghỉ cuối cùng của Đại Hãn này. Sau khi xây xong mộ cho vị tướng này, tất cả thợ xây đều bị ám sát để đảm bảo vị trí của ngôi mộ không bị phát hiện.
Một vài sử sách ghi lại, vào ngày đưa Thành Cát Tư Hãn đến nơi an nghỉ cuối cùng, đội quân mai táng thi thể ông đã giết bất cừ người nào nhìn thấy quan tài của ông trên đường đến lăng mộ. Sau khi chôn cất Đại Hãn này, con trai ông đã lệnh các binh sĩ dùng ngựa chạy qua chạy lại phần đất bên trên để xóa dấu vết. Những thuộc hạ thực hiện hành động trên sau đó cũng bị giết người diệt khẩu.
Năm 1954, chính quyền Trung Quốc quyết định xây dựng lăng mộ cho Thành Cát Tư Hãn tại Nội Mông Cổ, Trung Quốc để tưởng nhớ vị tướng tài ba này. Gần 800 năm trôi qua, nhiều nhà khảo cổ đã bỏ công đi tìm mộ của ông nhưng vẫn không thể lần ra bất kỳ dấu vết nào có liên quan. Hiện tại, nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn vẫn là một trong những bí ẩn lớn của thế kỷ.
- 0
- 0Bình luận