Những vụ tự tử nổi tiếng nhất từng được ghi lại (Phần 1)
Khi những tiêu đề thông báo về cái chết của một người nổi tiếng xuất hiện trên các mặt báo và phương tiện thông tin đại chúng, gần như ai cũng cảm thấy một nỗi buồn không thể tả. Nhiều lúc, nỗi buồn đó còn lớn hơn khi tự tay họ lấy đi mạng sống của mình. Khi những người nổi tiếng, những người có địa vị, tài sản không thể tiếp tục sống được nữa, đó thường là do có sự xuất hiện của các bệnh tâm lý. Những vụ tự tử của Marilyn Monroe, đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain và nhà thiết kế Kate Spade, và gần đây nhất là Sulli cho thấy rằng tiền bạc và địa vị cũng không thể ngăn cản một người rơi vào trạng thái trầm cảm được.
1. Robin Williams
Đây không chỉ là một trong những vụ tự tử nổi tiếng nhất, mà còn là một trong những vụ khó hiểu nhất.
Cái chết của diễn viên hài Robin Williams gây chấn động cho cả thế giới vào năm 2014. Thường được biết đến với sự hài hước chân thành và bản chất hiền lành của mình, dư chấn từ cái chết của Williams để lại có lẽ sẽ không bao giờ phai được.
Được sinh ra vào ngày 21/7/1951 ở Chicago, Williams bắt đầu sự nghiệp của mình với vai trò là một nghệ sĩ hài. Ông chuyển sang truyền hình vào những năm 1970 với chương trình Mork & Mindy, cái tên làm cho Robin Williams trở nên quen thuộc hơn. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã đóng những vai kinh điển trong Mrs. Doubtfire, Good Will Hunting và Dead Poets Society . Nhưng bên cạnh những thành công đến từ màn ảnh, Robin Williams cũng phải đương đầu với việc lạm dụng rượu, thuốc và trầm cảm.
Vào năm 2014, sau một khoảng thời gian đặc biệt khó khăn cả trong đời sống công việc lẫn cá nhân, Williams được tìm thấy đã tử vong trong căn nhà ở California vào ngày 11/8. Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày ông qua đời, Williams bị trầm cảm rất nặng vào khoảng thời gian gần đây.
Vợ ông cũng nói rằng ngoài trầm cảm ra, Robin Williams cũng đã bị chẩn đoán mắc bệnh Parkinson. Một buổi họp báo được tổ chức ngay ngày hôm sau đã công bố nguyên nhân tử vong của Robin Williams là nghẹt thở do treo cổ. Tại hiện trường cũng có một con dao bỏ túi với vài vết cắt trên cổ tay trái của ông.
Nhiều ngày tiếp theo sau cái chết bi kịch của ông, rất nhiều người hâm mộ ở mọi lứa tuổi đã đến thăm gia đình ông và để lại hoa, tri ân người đàn ông đã làm cho tuổi thơ của họ đáng nhớ.
Theo lời con gái ông, Zelda:
Ông luôn là một người rất ấm áp, ngay cả trong những lúc tối tăm nhất cuộc đời ông. Và mặc dù tôi sẽ không bao giờ hiểu được tại sao ông không thể ở lại thêm một chút dù rất được yêu thương, nhưng chúng tôi cũng tìm thấy được chút an ủi khi biết được những nỗi đau và sự mất mát này đang được hàng triệu người khác chia sẻ cùng chúng tôi.
2. R. Budd Dwyer
Cái chết của chính trị gia R. Budd Dwyer được xem là một trong những vụ tự tử nổi tiếng nhất mọi thời đại. Cảnh tượng đã được truyền hình trực tiếp và sau đó còn được phát lại ở các kênh truyền hình địa phương. Video đến ngày nay vẫn còn ở Internet cho bất cứ ai đủ can đảm để xem, nhưng những người đã tận mắt chứng kiến thì không cần nhắc lại thêm một lần nào nữa.
Dwyer tham gia vào chính trị Hoa Kỳ ngay sau khi tốt nghiệp Đại học. Ông được bầu vào Hạ viện Pennsylvania và sau đó được bầu vào một ghế trong Thượng viện bang Pennsylvania. Dwyer được tái đắc cử vào Thượng viện 2 lần nhưng đã để mắt đến vị trí thủ quỹ Pennsylvania, và sau nhiều cố gắng, ông đã giành được vị trí vào năm 1980 sau đó được tái cử vào năm 1984.
Cũng trong khoảng thời gian này, các quan chức Pennsylvania phát hiện ra một số nhân viên công chức nhà nước đã biển thủ hàng triệu đô tiền thuế liên bang. Nhiều tháng sau, thống đốc Dick Thornburgh nhận được một bản sao kê ẩn danh, chỉ ra chi tiết về các cáo buộc nhận hối lộ trong quá trình đấu thầu tài sản bang, nếu những chuyện đó xảy ra thật thì R. Budd Dwyer, thủ quỹ bang, sẽ là người hưởng lợi lớn nhất.
Nhưng Dwyer một mực khẳng định ông vô tội trong chuyện này. Các công tố viên liên bang đề nghị cho ông một thỏa thuận hào phóng: 5 năm tù giam nếu ông nhận tội, từ chức và hợp tác với cuộc điều tra. Dwyer đã từ chối thỏa thuận này, chắc chắn rằng sự vô tội của ông rồi sẽ được làm chứng. Nhưng ông đã sai, Dwyer bị kết tội sau một loạt các cáo buộc và bị kết án lên tới 55 năm tù và phạt tiền 300,000 USD.
Việc tuyên án cựu thủ quỹ bang được lên kế hoạch vào ngày 23/1/1987, nhưng Dwyer đã có kế hoạch khác.
Trước ngày tuyên án, Dwyer tổ chức một buổi họp báo ở thủ đô của bang và yêu cầu quay phim, ghi hình bình thường. Trước mặt các nhân viên chính phủ và giới truyền thông, Dwyer khẳng định ông sẽ không từ chức và thà chết ngay trong chính văn phòng của mình. Ông tiếp tục nói về sự vô tội của mình một lần nữa và nói rằng cái chết của ông nên được dùng làm ví dụ cho những người khác.
Từ chiếc phong bì màu vàng mà Dwyer mang bên mình, ông rút ra khẩu súng lục nòng 0.357. Đám đông hét lên và cầu xin Dwyer dừng lại, nhưng tới đây thì mọi chuyện đã quá muộn, ông yêu cầu những ai yếu tim rời khỏi căn phòng rồi bóp cò, viên đạn giết chết ông ngay lập tức.
Mãi đến năm 2010 thanh danh của Dwyer mới được rửa sạch. Một bộ phim tài liệu với tựa đề Honest Man: The Life of R. Budd Dwyer (Người đàn ông trung thực: Cuộc đời của R. Budd Dwyer) cho thấy cựu chủ tịch của Ủy ban cộng hòa quận Dauphin và nhân chứng chính trong phiên tòa xét xử Dwyer, thừa nhận đã nói dối về việc thủ quỹ bang (Dwyer) nhận hối lộ. Ông đổ tội cho Dwyer nhằm giảm bản án của mình và giúp vợ ông khỏi đi tù.
Những chi tiết đáng sợ khi Dwyer bóp cò đến nay vẫn còn in trong tâm trí nhiều người, nhưng chúng ta chỉ có thể mong là gia đình và những người thân yêu của ông có thể sống tiếp khi biết được Dwyer hoàn toàn vô tội, mặc dù đã quá muộn.
3. Evelyn McHale, Vụ tự tử đẹp nhất mọi thời đại
Ngoại trừ cái chết phi thường của cô ra thì cuộc sống của McHale có thể nói là cũng bình thường như bao người khác. Được sinh ra ở Berkeley, California, cô đã chuyển đến New York sống cùng với cha mình sau khi gia đình ly dị.
McHale là thành viên của Quân đoàn Phụ nữ khi còn học trung học. Sau đó, cô chuyển đến Baldwin, New York và gặp gỡ Barry Rhodes khi đang làm nhân viên kế toán ở Manhattan. Cô đã đến thăm Rhodes ở Pennsylvania một ngày trước khi chết. Và theo lời Rhodes, mọi chuyện đều ổn khi cô rời đi.
Bất chấp những sự tin tưởng đến từ hôn phu rằng mọi chuyện vẫn đang ổn, vào ngày 1/5/1947, McHale đi đến đài quan sát ở tầng 86 của tòa nhà Empire State. Cô cởi áo khoác, sau đó gấp nó lại rồi đặt gọn gàng trên lan can, viết một lá thư tuyệt mệnh, rồi nhảy.
Ước muốn cuối cùng của Evelyn McHale là không ai được nhìn thấy xác cô sau khi cô đi, nhưng thật không may, không những yêu cầu này đã không được tôn trọng, mà điều ngược lại còn xảy ra. Sau khi tự tử, Evelyn McHale đã có một tấm hình để đời.
4 phút sau khi sự việc xảy ra, nhiếp ảnh gia Robert Wiles gần đó chụp lại bức ảnh làm cho McHale nổi tiếng. Xác cô nằm thanh thản trên chiếc limousine của Liên Hợp Quốc. Khuôn mặt cô gái bình thản như thể cô đang ngủ, mặc dù cơ thể cô đang trộn lẫn với sắt thép. Mắt cá chân cô đan chéo nhẹ nhàng và bàn tay đeo găng đặt ngay ngắn trước ngực, nắm lấy chiếc vòng cổ làm bằng ngọc trai.
Bức ảnh chụp McHale được lịch sử ghi danh là vụ tự tử đẹp mắt nhất, theo đánh giá của Tạp chí Times. Họa sĩ nổi tiếng Andy Warhol thậm chí còn sử dụng sự kiện này như là cảm hứng và cho ra tác phẩm Suicide (Fallen Body) – Tự tử (Tấm thân sa ngã).
McHale khi còn sống không phải là một người có tiếng tăm về bất cứ lĩnh vực gì, cái chết của cô chỉ vô tình trở thành một trong những vụ tự tử nổi tiếng nhất – Với cái giá phải trả là không ai tôn trọng điều ước cuối cùng của mình.
4. Marilyn Monroe
Nhìn từ bên ngoài, Marilyn Monroe có gần như mọi thứ mà ai cũng muốn: Sự nổi tiếng, sắc đẹp, tiền tài. Nhưng sâu bên trong vẻ ngoài bốc lửa đó, Monroe phải đối mặt với nhiều vấn đề khác và cuối cùng cũng phải đầu hàng trước chúng.
Tên thật là Norma Jean Mortenson, Monroe đã có một tuổi thơ cơ cực. Cô chưa bao giờ được gặp cha mình và mẹ thì mắc nhiều vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Phần lớn tuổi thơ cô được nuôi nấng trong những nhà cho trẻ em mồ côi, và cũng tại những căn nhà này mà Monroe thường xuyên bị lạm dụng.
Bất chấp tuổi thơ đầy bất hạnh, khi lớn lên Monroe vẫn trở thành một ngôi sao Hollywood. Sau một vài vai diễn nhỏ, sắc đẹp của cô đã thúc đẩy sự nghiệp điện ảnh lên một tầm cao mới với những vai diễn trong các bộ phim đình đám thời đó như The Seven Year Itch và Gentlemen Prefer Blondes.
Quả bom tóc vàng Marilyn Monroe thời đó là một trong những cái tên lớn nhất với những cảnh phim khiêu gợi. Nhưng bên cạnh vẻ ngoài hào nhoáng đó, Marilyn Monroe phải đối đầu với trầm cảm. Trong những tháng cuối đời mình, cô chỉ ở nhà và luôn từ chối ra ngoài. Cô trở nên thất thường và phải liên tục được chăm sóc bởi bác sĩ tâm lý. Ngay sau nửa đêm ngày 5/8/1962, quản gia của Monroe thấy đèn còn sáng trong phòng ngủ của cô thì đã gõ cửa để tìm hiểu xem có chuyện gì đang xảy ra. Khi không có ai trả lời, vị quản gia đã lo sợ và gọi ngay bác sĩ tâm lý của Monroe.
Bác sĩ phá cửa và xông vào thì thấy Monroe nằm bất động trên giường. Trong tình trạng trần truồng, Monroe nằm úp mặt xuống giường với một chiếc điện thoại trong tay và vài lọ thuốc rỗng bên cạnh cơ thể, được kê đơn cho chứng trầm cảm.
Cảnh sát đã được gọi đến hiện trường và sau một cuộc điều tra ngắn, sở cảnh sát Los Angeles đã tuyên bố rằng nguyên nhân tử vong là do sử dụng quá liều các loại thuốc an thần và đây là một vụ tự sát. Dù đã được cảnh sát tuyên bố nhưng nhiều người vẫn không thể tin được, liệu đây có thật sự là tự sát, một vụ tai nạn, mưu sát vì ghen tị?
- 0
- 0Bình luận