logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky5 năm trước
Lostbird

Mối quan hệ đầy thăng trầm giữa \'sen\' và \'boss\' suốt 12.000 năm qua

Nguồn gốc của các hoàng thượng

Mèo hiện đại (Felis silvestris catus) có nguồn gốc từ một số loại khác như như mèo hoang Sardegna (Felis silvestris lybica), mèo hoang châu Âu (F. s. Silvestris), mèo hoang Trung Á (Fs ornata) , mèo hoang châu Phi cận Sahara (Fs cafra) và (có lẽ) là mèo sa mạc Trung Quốc (Fs bieti). Chúng đều thuộc về một nhánh lớn là F. silvestris, nhưng chỉ có loài F.s. lybica được thuần hóa và chúng được cho là tổ tiên của những chú mèo ngày nay.

Vì sao mèo lại trở thành thú nuôi của con người?

Thách thức trong việc xác định thời điểm và cách mèo được thuần hóa là: Một, liệu mèo được thuần hóa có thể giao phối với những loài cùng họ với nó không? Hai, chúng tương tác và phục tùng với con người như thế nào? Hai điều này đều ít được đề cập trong các di chỉ về khảo cổ học và các văn bản này đều không sử dụng được.

Thay vào đó, các nhà khảo cổ học thường dựa vào kích thước xương động vật được tìm thấy trong các địa điểm khảo cổ (mèo thuần hóa thưởng nhỏ hơn mèo hoang) và những thứ bên cạnh chúng. Nếu có bằng chứng cho thấy chúng được chôn cất một cách đàng hoàng và có đồ mai táng thì chứng tỏ là những con mèo này đã rất thân thiết với con người.

Lịch sử về loài mèo

Bằng chứng khảo cổ lâu đời nhất về mối giao hảo giữa sen và hoàng thượng là từ đảo Síp ở Địa Trung Hải, nơi một số loài động vật bao gồm cả mèo được có mặt từ 7500 năm TCN. Cách đây không lâu, người ta còn tìm thấy được xác những con mèo được chôn cất bê cạnh chủ nó ở Shillourokambos, một ngôi làng giàu có trên đảo Síp. Khu vực này có từ thời Đồ đá muộn, với sự có mặt của những ngôi làng từ thiên niên kỷ thứ 9-8 trước Công nguyên.

Xương của một con mèo ở Shillourokambos

Tại khu vực Haçilar, Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một vài bức tượng nhỏ có niên đại 6000 năm TCN. Những bức tượng này đều mang hình một người phụ nữ đang ôm một sinh vật giống như mèo hiện đại. Nhưng bằng chứng rõ rệt nhất về những con mèo nhà lại đến từ khu khảo cổ Tell Sheikh Hassan al Rai, Lebanon khi đa phần chúng đều có mặt từ khoảng 5500-5000 năm trước đây.

Mèo ở Ai Cập

Mèo nhà chỉ thực sự trở nên phổ biến hơn khi người Ai Cập bắt tay vào thuần hóa con vật bốn chân này. Một số dữ liệu chỉ ra rằng mèo đã có mặt ở Ai Cập ngay từ đầu thời Sơ triều đại, cách đây gần 6.000 năm. Ở một ngôi mộ cũng thuộc thời kỳ này (cách đây khoảng năm 3700 trước Công nguyên) tại Hierakonpolis, người ta đã tìm thấy bộ xương của một con mèo đực.

Con mèo đã từng bị gãy xương đùi trái và xương đùi phải nhưng cả hai vết thương này đều đã chữa lành trước khi chôn cất. Qua việc phân tích gen, người ta xác định được rằng con mèo này thuộc giống mèo rừng hoặc mèo sậy (Felis chaus), chứ không phải F. silvestris, nhưng bản chất về mối quan hệ của nó với người vẫn không hề thay đổi.

Bộ xương mèo được tìm thấy ở Hierakonpolis

Các cuộc khai quật sau đó tại một nghĩa trang ở Hierakonpolis, Ai Cập đã tìm thấy nơi chôn cất của sáu con mèo khác nhau, gồm hai con mèo trưởng thành và bốn con mèo con. Những con mèo trưởng thành đều thuộc loài F. silvestris và có kích thước tương đương với mèo hiện đại và được chôn từ khoảng 5800 - 5600 trước đây.

Lọ đựng xác ướp của các con mèo
Hình vẽ minh họa nữ thần mèo Bastet

Hình minh họa đầu tiên về một con mèo có vòng đeo cổ xuất hiện trên một ngôi mộ Ai Cập ở Saqqara, có niên đại từ Vương triều thứ 5 (khoảng 2500-2350 TCN). Đến triều đại thứ 12 (thời kỳ Trung Vương quốc, khoảng năm 1976-1793 TCN), mèo được thuần hóa rộng rãi và hình ảnh của chúng thường xuyên xuất hiện trong các bức tranh nghệ thuật của Ai Cập. Đây cũng là loại động vật được ướp xác nhiều nhất ở Ai Cập. Không chỉ có vậy, trong các đền thờ thuộc thời Ai Cập cổ đại còn có hình ảnh của các nữ thần mèo như Mafdet, Mehit và Bastet.

Mèo ở Trung Quốc

Vào năm 2014, các nhà khoa học nói rằng đã tìm thấy những bằng chứng về mối quan hệ giữa mèo và người từ thời kỳ Đồ đá mới ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Trong ba lọ đựng tro chứa xương động vật, đồ gốm, dụng cụ làm bằng xương và đá, người ta đã tìm thấy xương của 8 con mèo thuộc loài F. silvestris. Bằng phương pháp giám định carbon, họ biết hai trong số tám con mèo này đã có từ khoảng 5560-5280 năm trước đây. Kích thước của chúng cũng gần giống như giống mèo nhà hiện đại.

Ở địa điểm khảo cổ Wuzhuangguoliang chứa một bộ xương mèo hoàn chỉnh có từ khoảng 5267-4871 năm trước đây. Tại một khu khảo cổ khác là Xiawanggang, người ta cũng tìm thấy rất nhiều xương mèo. Tất cả những con mèo này đến từ tỉnh Thiểm Tây và đều thuộc loài F. silvestris.

HÌnh ảnh một con mèo báo

Sự hiện diện của loài mèo F. silvestris ở thời đồ đá mới Trung Quốc chính là những bằng chứng thuyết phục về các tuyến giao thương và buôn bán nối từ Tây Á đến miền bắc Trung Quốc cách đây 5.000 năm. Tuy nhiên, vào năm 2016, một nhóm các nhà khoa học Pháp đã kiểm tra lại những dấu tịch trên và nói rằng tất cả những con mèo sống thời kỳ đồ đá mới của Trung Quốc không phải là loài F. silvestris mà là mèo báo (Prionailurus bengalensis). Họ cũng nói rằng loài mèo báo đã trở nên phổ biến hơn vào khoảng thiên niên kỷ thứ sáu và dần được con người thuần hóa.

Các giống mèo khác nhau và mèo mướp

Khoảng 150 năm trước, con người bắt đầu tạo ra các giống mèo mới bằng cách phối giống chọn lọc dựa trên các đặc điểm mà họ thích. Một số điểm thường được các nhà lai giống để tâm là màu lông, hình dạng cơ thể, hành vi và những đặc điểm tương đồng giữa các giống mèo khác nhau, bởi điều đó có nghĩa là bọn chúng đều là hậu duệ của một giống mèo khác.

Một vài đặc điểm di truyền này có thể gây nguy hiểm cho con mèo, như là thoái hóa xương khớp ảnh hưởng đến sự phát triển của sụn ở mèo tai cụp Scotland và không có đuôi ở mèo Manx.

Mèo tai cụp Scotland
Mèo Manx

Những con mèo hoang thường có một kiểu lông sọc tên là cá thu. Khi được thuần hóa và lai giống, kiểu lông này chuyền thành loại lông sọc vằn đặc trưng với dấu chữ M ở trên trán hay thấy ở các con mèo mướp. Theo một số nhà khoa học, hình ảnh mèo mướp đã xuất hiện từ thời Vương quốc mới của Ai Cập cho đến thời Trung cổ. Vào thế kỷ 18 sau Công nguyên, số lượng mèo vằn đã đông tới mức học giả hồi đó xếp nó chung với mèo nhà.

Một con mèo vằn điển hình

Mèo hoang Scotland

Mèo rừng Scotland là giống mèo vằn đuôi lớn có nguồn gốc từ Scotland. Cho tới nay, số lượng của chúng chỉ còn lại khoảng 400 con và là một trong những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất ở Vương quốc Anh. Cũng như các loài vật đang gặp nguy hiểm khác, các mối đe dọa thường gặp là mất môi trường sống, bị săn bắt quá mức và sự xuất hiện của mèo nhà trong nơi sống của mèo hoang Scotland. Chính yếu tố cuối cùng đã dẫn đến sự giao thoa và chọn lọc tự nhiên trong cộng đồng mèo hoang, khiến chúng dần bị đồng hóa với những giống mèo khác.

Mèo hoang Scotland

Để bảo tồn loài mèo này, người ta đã đưa chúng ra khỏi khu vực tự nhiên và đem chúng vào các khu vực bảo tồn hay vườn thú để nhân giống. Họ cũng tiêu diệt có chọn lọc những con mèo nhà hay mèo lai trong khu vực sinh sống của chúng. Thế nhưng, điều này còn khiến cho số lượng mèo hoang Scotland giảm mạnh hơn nữa.

Cuối cùng, một nhà khoa học tên là Fredriksen đã kết luận rằng việc giữ cho giống mèo này thuần chủng không phải là nhiệm vụ khả thi và tốt hơn cả là nên để cho mèo rừng Scotland lai giống với các giống mèo khác nhau để chúng có thể hưởng được lợi ích từ qúa trình chọn lọc tự nhiên, giúp thích ứng được với môi trường bây giờ.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky5 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)