Ký sự báo thù của động vật: Loài vật nếu ôm hận sẽ ghê gớm và nham hiểm cỡ nào?
Chúng ta đều biết động vật cũng có cảm xúc, tỷ như những cảm xúc cơ bản với người thân và bạn bè, chúng cũng có vui, buồn, đau khổ hệt như con người. Dù là chú chó đáng yêu tới đâu, nhưng một khi bị làm tổn thương, nó cũng sẽ thay đổi tính cách dịu ngoan bình thường, quay đầu tấn công bạn.
Nhưng nó có sinh ra cảm giác thù hận không? Lần sau gặp lại bạn, nó còn nhớ những điều không tốt bạn từng làm với nó, rồi tấn công bạn để trả thù không?
Hãy cùng tìm hiểu một vài ví dụ dưới đây nhé:
Chim hét đen vs chó chăn cừu Đức
Ở tỉnh Tứ Xuyên có một con chó chăn cừu Đức tên Phỉ Phỉ, Phỉ Phỉ từng bị một con chim ị xuống đầu liên tục một tháng. Mỗi khi Phỉ Phỉ theo chủ mình ra ngoài, là lập tức có một chú chim bay sà xuống và ị lên đầu Phỉ Phỉ, độ chính xác có thể nói là 100%.
Phỉ Phỉ đã sống ở khu phố này 2 năm, lúc ban đầu chủ của Phỉ Phỉ cho rằng chú chim kia chỉ vô tình ị trúng đầu chó cưng nhà mình. Nhưng sau khi quan sát cô mới nhận ra, chú chim kia đã “cắm điểm” và “một kích tất trúng” Phỉ Phỉ. Những chú chó khác trong khu phố chưa từng bị tình trạng này.
Dù Phỉ Phỉ có chạy tới đâu, khi chưa đạt được mục đích, chú chim nhỏ vẫn sẽ theo sát đến cùng, thi thoảng còn sà xuống mổ vào người Phỉ Phỉ, mãi khi chú chó chạy vào nhà mới thôi. Sau mỗi lần thế này, tuy Phỉ Phỉ không bị thương gì, nhưng cổ và đầu sẽ dính toàn phân chim. Nhưng vậy vẫn còn chưa xong, đôi khi chú chim này còn sẽ kéo bầy kéo đàn đến, 4-5 chú chim líu ríu vây quanh, tấn công Phỉ Phỉ.
Có thể nói trí thông minh của loài chó chăn cừu Đức đứng hàng đầu trong số các loài chó, thế nhưng lại bị một chú chim nhỏ xíu ức hiếp tới không cách nào đánh trả, còn bị ị phân lên đầu và nổi tiếng khắp trên mạng.
Đừng nhìn chim hét đen có vẻ ngoài nhỏ xinh thì lầm tưởng rằng nó không có lực tấn công cao, nó cực kì thù dai và cũng nóng nảy không kém gì ai. Chim hét trong giới chim chim chóc thể xưng là lưu manh và liều mạng, chỉ cần đắc tội nó, mặc kệ kẻ đó là người hay là sư tử, là chó hoang hay heo rừng, là rắn độc hay bò cạp, nó cũng sẽ trả thù tới cùng.
Hành vi cố ý ị lên đầu Phỉ Phỉ này đã không còn đơn giản là cảnh cáo, mà nó thuộc về phạm trù trả thù.
Theo phó giáo sư Đới Ba của đại học Sư Phạm Nhạc Sơn, có thể Phỉ Phỉ từng làm bị thương chú chim hét kia hoặc là vợ/ chồng, con cái gì của chú ta, nên mới bị báo thù như vậy. Đương nhiên cũng có thể là do một chú chó chăn cừu Đức khác làm, nhưng chim hét đen không phân biệt được nên Phỉ Phỉ trở thành mục tiêu chính.
Tính cách dễ mang thù của loài chim hét đen này đã giúp không ít các loài động vật khác học được bài học nhớ đời.
Mèo là thiên địch của chim, nên có vài con vẫn không biết sợ đi trêu chọc chim hét đen, để rồi hai bên kết hận thù.
Một cư dân mạng chia sẻ chú mèo nhà mình thường xuyên đứng hóng ra cửa sổ “cãi nhau” với một con chim hét, chim hét đen nóng nảy, mỗi ngày đều canh trước cửa sổ, hễ mèo ta xuất hiện là chú lại ném cho một bãi phân vào mặt, gió mặc gió, mưa mặc mưa.
Không chỉ có chó và mèo được hưởng đãi ngộ này, nếu con người vô tình chọc vào loài chim hét cũng sẽ bị chúng trả thù tương tự. Từng có báo chí đưa tin, một đứa trẻ ném cành khô lên cây, vô tình ném trúng ổ chim hét đen, chọc giận chú chim, sau đó mỗi lần ra đường cậu bé chỉ có thể bung dù hoặc mặc áo mưa.
Quạ
Không ít người thường lầm lẫn chim hét đen và quạ. Tuy có hình dáng tương đối giống nhau, nhưng hai loài này kì thật khác ngành , quạ đen thuộc ngành quạ, tiếng hót cũng không thánh thót được như chim hét đen. Tuy nhiên chúng đều có một điểm chung là cực kì mang thù, không những thế loài quạ khi trả thù càng đáng sợ hơn loài chim hét đen rất nhiều.
Shiva Kewat – một người đàn ông Ấn Độ, mỗi khi ra đường đều sẽ bị một đàn quạ bu lại mổ tới bị thương đầy người. Vả lại dù Shiva đi chung với người khác để né tránh thì bầy quạ cũng chỉ tấn công mình anh ta mà không hề đụng chạm gì tới người đi chúng. Chuyện này kéo dài suốt ba năm liền.
Cơn ác mộng kéo dài suốt ba năm này kì thật chỉ là vì một hiểu lầm nhỏ. Ba năm trước, trên đường đi về nhà Shiva nhìn thấy một con quạ non bị dính vào lưới sát, Shiva chưa kịp cứu chú quạ non ra thì chú ta đã chết vì kiệt sức. Một con quạ đen đậu trên cành cây gần đó vô tình nhìn thấy cảnh này, hiểu lầm là Shiva đã giết chú quạ con, nên bắt đầu kế hoạch báo thù kéo dài tận ba năm này.
Giáo sư di truyền học Ashok Kumar Munjal chia sẻ, suy nghĩ của quạ đen không phức tạp như loài người, nhưng chúng có thể ghi nhớ mặt mũi của con người rất kỹ, và nếu chúng ta vô tình đắc tội chúng, chúng sẽ bất chấp mọi thứ để trả thù.
Trí nhớ và khả năng nhận diện khuôn mặt đỉnh cao của loài quạ giúp chúng nhớ kỹ gương mặt kẻ thù và thực thi kế hoạch báo thù. Một nhà sinh vật học từng làm thí nghiệm, để mình và các học sinh đội mặt nạ người rừng bắt bảy con quạ trong vườn trường, đánh dấu rồi thả chúng đi.
Sau này khi ông và các học trò của mình đội mặt nạ người rừng xuất hiện trong vườn trường, những con quạ được đánh dấu sẽ quay về phía họ kêu to, nhưng khi họ đội mặt nạ khác thì chúng không có phản ứng gì.
Từ xưa đến nay, mọi người luôn nghĩ rằng não loài chim rất nhỏ bé, chúng sẽ không quá thông minh, nên đã dùng từ não chim để ám chỉ những kẻ ngu ngốc. Nhưng khi chụp CT não bộ loài quạ, người ta phát hiện, khi loài quạ nhìn thấy một gương mặt quen thuộc, đại não của chúng cũng sẽ thể hiện cảm xúc tương ứng như ở loài người.
Không những thế, dựa vào việc phân biệt khuôn mặt người, các trung khu thần kinh khác nhau của chúng lại hoạt động và cho ra cảm xúc tương ứng. Như khi nhìn thấy mặt người bắt mình, khu vực não điều khiển sợ hãi bị kích hoạt, khi nhìn thấy người từng giúp mình, khu vực học tập, đói khát của chúng sẽ bị kích hoạt.
Loài chim đã thế càng đừng nói đến những loài vật khác
Lửng mật
Trong một trung tâm chăm sóc cứu trợ động vật ở Châu Phi, một con lửng mật đã đại chiến với bầy sư tử. Theo phân tích của các nhân viên chăm sóc thì có lẽ trong lúc vô tình sư tử và và lửng mật đã nhìn vào mắt nhau, từ đó sinh ra địch ý, với tính cách nóng nảy của mình, con lửng mật nhanh chóng tấn công trước và bắt đầu cuộc đại chiến với bầy sư tử.
Voi
Ở Ấn Độ, trong lúc đi ngang qua một tiệm may, chú voi đã vô tình bị một thợ may đâm trúng vòi, chú ta vội vàng rụt vòi lại. Mấy tháng sau, chú voi này lại đi ngang qua tiệm may lần nữa, lần này chú ta đã lén hút đầy nước trong vòi, rồi đi tới trước cửa sổ tiệm may, phun nước vào người thợ may nọ, rồi nghênh ngang bỏ đi.
Cũng từng xảy ra chuyện một thợ săn giết chết voi con, hai hôm sau voi mẹ vì quá đau lòng dẫn cả đàn voi đến tập kích thôn làng của người thợ săn này.
Với con người chúng ta mà nói, thù hận nhiều khi chỉ xuất phát từ bản năng, nó đề cập đến kết cấu của vài vùng trong não bộ. Một nghiên cứu cho biết, thù hận và mong muốn báo thù liên quan trực tiếp đến việc thoả mãn dục vọng của con người, vì thế trả thù có thể mang tới niềm vui cho chúng ta. Khi chúng ta quyết định trả thù, phân vùng khống chế niềm vui và hưng phấn sẽ hoạt động rất tích cực. Từ đây có thể kết luận không phải niềm vui khi trả thù thúc giục chúng ta làm việc này, mà là việc biết trước niềm vui đó đã giục ta trả thù.
Hành vi báo thù rất phổ biến ở động vật, tuy không phải hầu hết hành vi tấn công của chúng đều là vì báo thù, đôi khi chỉ là bảo vệ lãnh thổ hoặc tổ, hay đơn giản là vì tự vệ. Việc chúng ta cần làm lúc này không phải là nghĩ xem mình đã đắc tội chúng ở đâu, mà là nhanh chóng rời khỏi và giữ khoảng cách nhất định với chúng.
Không chỉ ở loài người hay động vật mà ở cả côn trùng cũng có hành vi trả thù.
Một buổi sáng nọ, một hải quân đã đánh chết mấy con ong mật bay vào phòng mình, ngay sau đó cả đàn ong mật đã ùa tới chung quanh phòng ông ta, đến trưa số lượng bầy ong lại tăng thêm đáng kệ. Các binh lính bất đắc dĩ chỉ đành phun thuốc và đốt lửa để đuổi bầy ong.
Chuyện này thường xuyên xảy ra ở quanh ta. Nhưng hành vi này của loài ong chưa thể gọi là trả thù, vì côn trùng không có kết cấu thần kinh phức tạp như động vật bậc cao, hành vi trả thù cho đồng loại này của chúng chủ yếu là vì tín hiệu hoá học cảnh báo được gửi đi từ những con đã chết. Kích thích bầy ong tấn công kẻ xâm lấn.
Hành vi trả thù của động vật đến nay vẫn chưa có lời giải thích thoả đáng, thế nhưng căn nguyên chắc chắn là vì có một bên bị xâm phạm về lợi ích. Mỗi một sinh mạng đều là một thể độc lập, có ý thức và tính cách riêng, chúng ta không cách nào phỏng đoán được. Nhưng chúng ta nên hiểu, tôn trọng và bảo vệ chúng.
- 0
- 0Bình luận