logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky5 năm trước
Lostbird

Bạn có biết nước trên Trái Đất từ đâu mà có?

Nó chính là nước. Nó cấu thành 60% cơ thể chúng ta, bao phủ gần 70% diện tích của trái đất tạo nên một vòng tuần hoàn. Vòng tuần hoàn của nước bắt đầu khi nước ở biển (hoặc hồ, sông và đầm lầy) bay hơi vào khí quyển dưới dạng hơi nước. Không khí nóng chứa hơi nước bốc lên cao nhiều dần tụ thành các đám mây. Ở trên cao lạnh nên không khí không có khả năng giữ được hơi nước nữa, vì thế nước lại trở lại trạng thái lỏng và rơi xuống Trái Đất thành mưa.

Ta thường coi sự hiện diện của nước là một điều hiển nhiên nhưng phần còn lại của dải ngân hà tìm kiếm nước dường như là một điều vô vọng. Đã có ai tự hỏi rằng tại sao Trái Đất của chúng ta lại có nhiều nước như vậy và nước từ đâu mà có chưa ?

Nước cấu tạo từ thứ gì ?

Ai trong chúng ta cũng đã được học kiến thức từ môn hóa lớp 8 rồi nên hẳn ai cũng biết nước cấu tạo gồm hai thành phần cơ bản là Hidro và Oxi. Khi các ngôi sao đầu tiên được tạo nên, dưới áp lực khổng lồ từ tâm của chúng, các nguyên tử Hidro hợp nhất lại tạo nên Heli. Heli sau đó lại hợp thành các nguyên tố nặng hơn như Beri, Cacbon và Oxi trong phản ứng hợp hạch. Khi các ngôi sao lụi tàn và nổ tung thành các siêu tân tinh, những nguyên tố này kết hợp lại thành các hợp chất mới như là H2O.

Các nhà khoa học đã cố gắng tìm hiểu về nguồn gốc của nước trên Trái Đất và điều họ phát hiện thật đáng kinh ngạc

Theo một giả thuyết, một lượng nước khá nhỏ đã có trong quá trình hình thành Trái Đất. Nhưng vì do khi mới hình thành, Trái Đất không có bầu khí quyển nên nước đã bốc hơi trở lại không gian. Và cứ thế, hành tinh không có nước cho đến hàng trăm năm sau, mãi đến khi bầu khí quyển được tạo thành qua quá trình Trái Đất phun trào núi lửa mang một lượng khí lên bề mặt, dần dần tạo ra 1 lớp khí quyển có thể ngăn sự thoát nước.

Các nhà khoa học dự đoán rằng phần lớn nước được mang trở lại Trái Đất bởi các sao chổi mang băng hoặc các tiểu hành tinh va chạm với Trái đất qua hàng triệu năm. Vì chúng ở cách xa mặt trời nên nước (dạng đá) có mặt trên các vật thể vũ trụ trên đã không bị nhiệt độ của mặt trời làm tan chảy và bốc hơi.

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra những điểm bất hợp lý của lý thuyết này. Khi kiểm tra thiên thạch Chondrite hình thành ngay sau sự khai sinh của hệ mặt trời, các nhà khoa học đã tìm ra nước và các hợp chất khoáng sản khớp với đá trên Trái Đất cũng như các tiểu hành tinh được hình thành cùng thời điểm với Trái Đất. Điều đó nghĩa là Trái Đất đã tích trữ 1 lượng nước đáng kể từ trước dù không có bầu khí quyển. Nếu điều này là đúng, sự sống có lẽ được hình thành sớm hơn dự kiến.

Có vô vàn những giả thuyết giải thích tại sao Trái Đất của chúng ta lại có nước và chúng đều có những lý lẽ riêng để bảo vệ giả thuyết của mình. Thật khó để biết được giả thuyết nào là đúng nhưng dù sao đi nữa tất cả nước trên Trái Đất đều trải qua một quá trình hình thành và gắn liền với vũ trụ .

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky5 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)