10 điều bạn có thể bạn chưa biết về Chuột - linh vật của năm Canh Tý sắp tới
1. Chuột là những kình ngư bá đạo
Bạn nghĩ rằng đối phó với lũ chuột trong nhà bếp đã là tệ? Hãy tưởng tượng rằng bạn và những sinh vật bốn chân này dùng chung nhà xí với bạn và chúng có thể bỏ trốn trong các ống nước trước khi bạn kịp phát hiện ra. Những con chuột Na Uy - giống chuột phổ biến nhất trong các đô thị thực chất là những tay bơi cừ khôi khi chúng có thể dùng chân để đạp nước và chiếc đuôi dài như một hoa tiêu định hướng.
Ngoài ra, những con chuột còn có thể sống 3 ngày trong nước và nhịn thở 3 phút. Nhưng thực tế bạn cũng không cần quá lo đến viễn cảnh gặp phải chuột trong nhà tắm đâu, bởi những chú chuột chỉ đến thăm bồn cầu của bạn khi nó có nước thôi.
2. Chuột được tôn thờ trong một số nền văn hóa
Khác với hình tượng gian xảo. lén lút ở đại bộ phận các nên văn hóa, một ngôi đền ở Tây Bắc Ấn Độ lại coi chuột như một sinh vật thiêng. Tại đây, có 15000 con chuột được tôn thờ và bảo vệ bởi các tín đồ. Trong tín ngưỡng của họ, hình hài con người của họ hiện tại chỉ là kiếp tạm và khi qua đời, họ sẽ được đầu thai thành chuột.
3. Chuột dùng đuôi để làm mát bản thân
Chuột không thể chảy mồ hôi như người, nhưng cũng lè lưỡi để tự giảm thân nhiệt như loài chó. Trái lại, chúng điều hòa nhiệt độ trong cơ thể thông qua cách làm giãn các động mạch máu ở đuôi mình.
4. Răng chuột phát triển không ngừng đến khi qua đời
Bạn khó chịu với việc chuột cứ gặm và phá hủy giấy báo trong nhà bạn. Hãy thông cảm cho chúng, bởi sự phát triển của răng chuột là không ngừng và chúng làm thế hãm bớt quá trình này lại. Nếu như không được mài răng suốt một năm liền, răng cửa của chuột sẽ dài tận 5 inch (tương đương với gần 15 cm), vậy là còn dài hơn chiều dài trung bình của một cá thể trưởng thành.
5. Họ hàng nhà Chuột đông đảo hơn bạn nghĩ
Các giống chuột được biết đến nhiều nhất trên thế giới là chuột Na Uy (chuột nâu), chuột rằng (Neotoma) hay chuột đen. Tuy nhiên, số lượng các loài chuột được ghi nhận đến thời điểm hiện tại tổng cộng là 56 loài, với những cái tên như chuột lắt, chuột đồng đuôi dài, chuột xạ hương hay chuột cọ.
6. Tên là Chuột mà kích thước lại không "chuột"
Bạn đã từng nhìn thấy những con chuột cống béo múp ở những bãi rác địa phương, với chiều dài từ đầu đến chân tương đương với một con mèo con. Nghe thì có vẻ khủng, nhưng thực chất, chúng chưa là gì với những "bé bự" thật sự của họ nhà Chuột. Lấy ví dụ, chuột tre Sumatra được cho là nặng tới 8.8 pound (4kg) và dài tận 20 inch (50 cm). Hay như chuột túi Gambia thì chiều dài trung bình của một cá thể thường là 3ft (90 cm).
7. Mắn đẻ như Chuột
Giống anh em Thỏ trong họ Gặm nhấm, Chuột cũng rất nổi tiếng với khả năng sinh nở có một không hai của mình. Một con chuột cái có thể sinh ra một lứa mới trong khoảng 3 tuần và mỗi một lứa sinh thường sẽ có đến 6 - 10 con non. Những con non này có thể bắt đầu thực hiện chức năng sinh nở của mình khi chúng được 4 tháng và cứ như thế, con đường từ một cặp chuột ban đầu đến hơn 10000 cá thể quả thực là không dài.
8. Chuột sống theo bầy đàn
Thực tế, bộ phim Ratatoulie khắc họa khá đúng về một số tập tính của loài chuột, nhất là đặc trưng sống theo bầy đàn của chúng. Những con chuột thường sống, ngủ và chia sẻ thức ăn cho nhau để tổng đàn phát triển. Nếu như có những con chuột lạ xâm nhập vào vùng lãnh thổ của chúng, những con chuột sẽ trở nên hiếu chiến và tìm cách để đánh đuổi kẻ ngoại lai này đi.
9. Chuột là vật trung gian của nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Điều đầu tiên ai cũng nghĩ về những con chuột đó là việc, chúng là trung gian của nhiều loại virus nguy hiểm. Theo Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), chuột được cho là tác nhân lây lan 35 căn bệnh nguy hiểm như dịch hạch, sốt Lassa, ...
10. Chuột cũng biết cười
Khi chuột vui vẻ, chúng cũng biết cười và thể hiện "niềm vui tập thể" đó ra ngoài. Vậy những con chuột làm gì ư? Chúng cười, nhưng không giống như con người cười đâu. "Điệu cười" của chuột thực tế là một âm thanh ở tần sóng cao, mà chỉ có bọn chúng mới nghe thấy.
- 0
- 0Bình luận