César Awards: Đạo diễn ô nhục Roman Polanski nhận giải Best Director, cả hội trường đứng lên bỏ về
Tại lễ trao giải thưởng điện ảnh César Awards của Pháp vào tối ngày 28/2, khi đạo diễn Roman Polanski được xướng tên cho hạng mục Best Director, Adèle Haenel - nữ diễn viên chính trong phim Portrait of a Lady on Fire - đã lập tức đứng dậy rời khỏi hội trường trong sự tức giận. Ngay sau đó, đạo diễn Céline Sciamma, đoàn làm phim Portrait of a Lady on Fire và rất nhiều người khác cũng nhanh chóng ra về. Kết quả bất ngờ và đáng hổ thẹn của César Awards thực sự tạo ra một cơn sóng thần phẫn nộ của cộng đồng yêu điện ảnh cũng như giới báo chí.
Portrait of a Lady on Fire của đạo diễn Céline Sciamma kể về mối tình đồng tính nữ giữa họa sĩ Marianne (Noémie Merlant) và tiểu thư Héloïse (Adèle Haenel) cuối thế kỷ 18. Bộ phim rất được khán giả yêu thích và nhận phản hồi tích cực từ nhiều nhà phê bình điện ảnh.
Tại liên hoan phim Cannes 2019, Portrait of a Lady on Fire đã giành được giải thưởng Kịch bản xuất sắc nhất và giải Cành cọ vàng cho phim có chủ đề LGBT (Queer Palm). Céline Sciamma cũng được ghi nhận là nữ đạo diễn đầu tiên thắng giải ở hạng mục Queer Palm. Vì lẽ đó, người hâm mộ điện ảnh đều mong chờ bộ phim sẽ thắng lớn ở quê nhà, thế nhưng kết quả của César Awards khiến nhiều người vô cùng bất ngờ và bức xúc.
Portrait of a Lady on Fire nhận được 9 đề cử và chỉ thắng 1 giải duy nhất là Best Cinematography. Trong khi đó, bộ phim An Officer and a Spy của Roman Polanski dẫn đầu với 12 đề cử và bản thân vị đạo diễn này cùng giành được giải Best Director.
Roman Polanski là đạo diễn người Ba Lan, gây chú ý với nhiều tác phẩm như Rosemary's Baby, The Pianist, Chinatown, v.v... Tuy nhiên, cuộc đời của ông gắn liền với tai tiếng nhiều hơn khi ông bị tố cáo cưỡng bức người mẫu 13 tuổi Samantha Geime.
Để tránh khỏi bản án ngồi tù 50 năm ở Mỹ, Roman Polanski đã bỏ trốn sang châu Âu vào năm 1978. Từ đó đến nay, tên tuổi của ông liên tục bị gắn với "kẻ ấu dấm", "tội phạm bỏ trốn". Do đó, giải thưởng Best Director được trao cho Roman Polanski vào tối 28/2 khiến nhiều người không khỏi phẫn nộ.
Rất nhiều đám đông đã vây xung quanh nhà hát tổ chức César Awards để phản đối Roman Polanski. Cảnh sát đã phải có mặt để bảo vệ buổi lễ và thậm chí còn phải dùng hơi cay để ngăn chặn những người quá khích.
Hiện nay, trên Twitter đang phát động phong trào đặt hashtag #MerciAdeleHaenel để cổ vũ hành động của diễn viên Adèle Haene và phản đối giải César Awards cũng như Roman Polanski.
Adèle Haene từng là nạn nhân của vụ quấy rối tình dục năm 12 tuổi và kéo dài trong nhiều năm trời. Nữ diễn viên đã cố gắng vượt qua khỏi bóng ma tâm lý để trở thành người phụ nữ mạnh mẽ và dũng cảm cất lên tiếng nói đấu tranh cho phong trào Me Too. Hành động của Adèle Haene tại lễ trao giải César Awards khiến nhiều người không khỏi xót xa vì những cống hiến của cô cùng đoàn làm phim đều bị gạt bỏ, đồng thời nó cũng khiến chúng ta khâm phục trước sự can đảm, có chính kiến riêng của nữ diễn viên.
"Kể cả Polanski không đến dự César thì chúng tôi vẫn sẽ ở đây."
Một cuộc biểu tình phản đối Polanski sau khi ông ta giành giải Best Director. Mọi người đều in mặt Adèle lên biểu ngữ của họ.
- Người dùng Twitter.
Adèle Haene mới là người chiến thắng vì đã dũng cảm kể lại câu chuyện của mình và chống lại nền điện ảnh Pháp để giúp đỡ những người khác. Thật đáng xấu hổ cho César khi nhổ vào mặt Adèle như vậy!! Adèle là một người tuyệt vời và cô ấy không đáng bị César đối xử như vậy.
- Người dùng Twitter.
Vừa đau lòng đến khóc vừa tự hào , ngưỡng mộ vì một Adele Haenel mạnh mẽ đã đứng phăng dậy ngay khi nghe kết quả, không quên để lại một câu “such of shame”. Nhưng mình thực sự tức đến khóc luôn này. Thật không thể tưởng tượng được một việc tồi tệ đến thế này có thể xảy ra. Cảm giác như Cesar chà đạp lên mọi nỗ lực , phấn đấu vì quyền phụ nữ của team Portrait vậy. Vừa tức mà vừa khóc.
- Bình luận của 1 thành viên trong group Maybe You Never Watch This Movie.
Trao giải cho kẻ hiếp dâm Roman Polanski là 1 cách đáp trả lại những người phụ nữ đã lên tiếng vì nạn tấn công tình dục ở Pháp, trong thời đại của phong trào #MeToo. Đây đúng là chuyện vớ vẩn ngược đời nhất mà tôi được nghe đấy. Adèle, cô là anh hùng dũng cảm và là biểu tượng cho những người sống sót ở mọi nơi đấy.
- Người dùng Twitter.
Nhìn Adele mà thấy xót xa thật sự, nhất là khi chị luôn đấu tranh cho cái vấn đề ấu dâm này luôn í. Mà Portrait đáng nhẽ phải nhận đc nhiều giải hơn thế chứ ko phải là mỗi cái best cinematography, lại còn trao giải cho cái lão này nữa chứ.
- Bình luận của 1 thành viên trong group Maybe You Never Watch This Movie.
- 0
- 0Bình luận