Hình mẫu ngoài đời của các nhân vật trong truyện cổ tích
Hans Christian Andersen - 'Vịt con xấu xí'
Hans Christian Andersen là nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch. Ông được biết đến với những câu kinh điển như Nữ hoàng tuyết, Nàng tiên cá và Vịt con xấu xí. Bên cạnh tài năng văn học, đời tư của ông là cũng là một chủ đề được quan tâm và nhiều người tin rằng câu chuyện về chú vịt con xấu xí chính là một cuốn tiểu sử về đời ông.
Có sự suy đoán rằng Andersen là người con ngoài hôn thú của hoàng tử Christian Frederik (sau này trở thành vua Christian VIII của Đan Mạch), và Andersen đã biết sự thật này ít lâu trước khi ông viết truyện, nên con thiên nga trong truyện là sự ẩn dụ không những cho vẻ đẹp bên trong và tài năng, mà còn chỉ cả dòng dõi hoàng tộc bí mật nữa.
Do vậy không có gì ngạc nhiên khi câu chuyện kết thúc một cách có hậu với dòng chữ “Cậu ta giờ đây lại cảm thấy vui mừng vì đã chịu đựng nhiều gian khổ, bởi chính điều đó sẽ giúp cậu tận hưởng những niềm vui và sự hạnh phúc xung quanh trọn vẹn hơn."
Jenny Lind - 'Chim họa mi'
The Nightingale (Chim họa mi) là một câu chuyện ngắn được viết bởi Hans Christian Andersen. Truyện kể về một vị hoàng đế Trung Quốc bị thu hút bởi tiếng hót của chú chim họa mi và yêu nó đến mức giữ nó lại để nuôi trong lồng. Nhưng sau khi nhận được một con chim giả có trang bị hộp máy phát ra tiếng nhạc thì vua không quan tâm đến chú chim thật nữa và thó nó về rừng. Sau nhiều năm sử dụng, chú chim bị hỏng và ít lâu sau, hoàng đế mắc bệnh nặng. Chim họa mi biết được tình trạng của ông liền trở về cung điện, hót bài ca hay đến nỗi Thần chết cũng phải xúc động và để cho hoàng đế sống.
Người ta tin rằng nữ ca sĩ opera nổi tiếng Jenny Lind, hay còn được gọi là Chim họa mi của Thụy Điển chính là nguồn cảm hứng cho câu chuyện này. Kể từ khi mới gặp cô, Andersen đã đem lòng yêu cô nhưng không may, Lind lại chỉ coi cô như một người bạn tốt và không hề có ý định tiến đến xa hơn với ông. Trong hồi ký của mình, Andersen viết: "Qua Jenny Lind, lần đầu tiên tôi mới cảm nhận được sự thiêng liêng của nghệ thuật. Qua cô mà tôi được biết rằng người ta phải quên chính bản thân mình trong việc phục vụ Đấng tối cao. Không có sách nào, người nào – ngoài Jenny Lind - đã có ảnh hưởng lớn khiến cho tôi trở nên nhà thơ danh giá hơn"
Nữ bá tước Margarete Von Waldeck - 'Bạch Tuyết'
Mặc dù câu chuyện về Bạch Tuyết được in lần đầu tiên vào những năm 1800, nhưng người người phụ nữ được cho là truyền cảm hứng cho câu truyện đó - nữ bá tước Margarete von Waldeck được sinh từ trước đó gần 300 năm.
Nữ bá tước Margarete von Waldeck, sinh năm 1533. Năm 16 tuổi, nữ bá tước gặp Hoàng tử Phillip II của Tây Ban Nha và nảy sinh tình cảm với ông. Tuy nhiên, mẹ kế của bà, Katharina của Hatzfeld lại không đồng ý với mối tình này. Nhà vua Tây Ban Nha cũng phản đối vì cuộc hôn nhân tương lai giữa Margarete và Phillip vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến chính sách chính trị của ông.
Margarete qua đời vào năm 21 tuổi do một căn bệnh bí ẩn nhưng nhiều người tin rằng bà đã bị nhà vua Tây Ban Nha đầu độc. Đây là một điểm khác biệt với trong truyện bởi mẹ kế của bà là Katharina qua đời trước bà. Còn về phần bảy chú lùn thì do von Waldeck lớn lên ở vùng Wildungen của Đức, nơi lao động hầm mỏ đa phần là trẻ em và bị suy dinh dưỡng nặng.
Maria Sophia Margaretha Catharina Von Erthal - 'Bạch Tuyết'
Một nguồn cảm hứng khác cho Bạch Tuyết là Maria Sophia Margaretha Catharina von Erthal, con gái của Hoàng tử Philipp Christoph von Erthal. Cô sinh năm 1729 tại Lohr, Đức. Mẹ kế của cô, Claudia Elisabeth Maria von Venningen, một người phụ nữ mưu mô và độc ác. Trong lâu đài mà von Erthal từng ở (nay là một viện bảo tàng) có một tấm gương có khắc dòng chữ "Nàng ấy đẹp như ánh sáng" và được gọi là chiếc gương biết nói bởi người ta tin rằng nó có thể phản chiếu được sự thật.
Tấm gương được tạo ra bởi những người làm thủy tinh nổi tiếng trong vùng và họ được cho là đã truyền cảm hứng cho chiếc quan tài thủy tinh mà Bạch Tuyết nằm. Các chú lùn cũng được lấy cảm hứng từ những công nhân hầm mỏ nơi đây.
Rhodopis - 'Cô bé Lọ Lem'
Dù Lọ Lem là một câu chuyện nổi tiếng, nhưng ít ai biết rằng nó được truyền cảm hứng từ một người cô gái Hy Lạp tên Rhodopis, người đã bị bắt cóc và bán làm nô lệ ở Ai Cập.
Một số sử gia cho rằng pharaoh đã bị vẻ đẹp của Rhodopis làm xiêu lòng nên quyết định đưa cô vào làm vợ lẽ và cho cô sống một cuộc đời giàu có đến hết đời. Một số người khác thì cho rằng một đêm nọ, người khác đã cấm cô được tham gia một lễ hội, vì vậy, thần Horus đã biến thành một con chim ưng, lấy một trong những đôi dép của cô và thả nó vào lòng pharaoh. Vị pharaoh đã tìm được chủ nhân của nó và kết hôn với cô ấy.
Ngoài những câu chuyện hư cấu, có những ghi chép nói về một nữ cận thần tên Rhodopis sống dưới triều đại của Pharaoh Amocation II và cuối cùng trở thành một trong những nữ hoàng của Ai Cập. Rhodopis được đề cập tới lần đầu bởi nhà sử học Hy Lạp Strabo, dựa trên tài liệu mà Herodotus viết 500 năm trước.
Saint Barbara - Rapunzel
Rapunzel là câu chuyện cổ tích được xuất bản lần đầu vào những năm 1600. Chuyện kể về một cô công chúa bị nhốt vào trong tòa tháp và có mái tóc dài bất thường. Nhưng nguồn cảm hứng cho câu chuyện này có thể bắt nguồn từ Saint Barbara, một người tử vì đạo theo Kito giáo vào thế kỷ thứ ba.
Nhờ nhan sắc của mình, Barbara đã có rất nhiều người theo đuổi. Thế nhưng, cha bà lại không thích điều này và quyết định nhốt cô vào trong một tòa tháp. Ông ấy cũng không muốn cô tiếp xúc với Kito giáo và ép cô phải theo đạo giống mình.Barbara sống trong tòa tháp trong nhiều năm, nhận thức ăn và quần áo thông qua một cái giỏ gắn vào một sợi dây.
Một ngày nọ, một người nào đó đã bỏ một cuốn sách về Kito giáo vào giỏ của cô và điều này đã khiến cô vô cùng hứng thú với đạo mới. Khi cha cô biết tin, ông đã vô cùng tức giận và tra tấn cô dã man vì dám cải đạo. Nhưng do cô không chịu làm theo lời ông, ông ta liền chặt đầu Barbara. Truyền thuyết kể rằng ngay sau khi giết con gái, ông ta bị sét đánh chết.
Katharina Schraderin - 'Hansel và Gretel'
Theo Hansel và Gretel, phù thủy thường sống trong ngôi nhà làm bằng bánh gừng, dùng đồ ăn để dụ dỗ trẻ em vào trong rồi vỗ béo chúng để giết thịt. Tuy nhiên, câu chuyện về Katharina Schraderin lại là một lời buộc tội vô căn cứ, dẫn tới cái chết thảm thương của cô khi còn trẻ.
Schraderin sinh năm 1618 tại dãy núi Harz ở Đức và trở nên nổi tiếng với nhờ món bánh quy gừng trứ danh. Cô bắt đầu nướng chúng cho các sự kiện ở nhà thờ và tiếp tục bán chúng tại các chợ và hội chợ. Chính tại một trong những hội chợ đó, cô đã gặp Hans Metzler, một thợ làm bánh địa phương và anh ta liền bị ám ảnh với cô. Khi cô nói rằng mình không có cảm tình với anh, anh ta đã quấy rối cô đến nỗi cô phải chuyển đi nơi khác sống.
Tức giận do bị từ chối, Metzler đã loan tin cô là phù thủy. Schraderin đã bị bắt và bị tra tấn nhưng cuối cùng được thả ra do thiếu bằng chứng. Metzler và em gái của anh ta, Grete, sau đó đột nhập vào nhà cô để sát hại cô rồi thiêu xác cô trong lò nướng. Sau đó, Metzler và Grete đã bị bắt nhưng sau đó được thả ra. Khi truyện được kể lại, họ lại trở thành những con người vô tội trong khi Schraderin trở thành phù thủy độc ác.
Conomor the Cursed - 'Yêu râu xanh'
Trong thời Trung cổ, Conomor là tên bạo chúa sống ở Brittany và được biết đến là thường xuyên sát hại những bà vợ của mình. Một trong những bà vợ của hắn có tên là Tryphine. Bị mê hoặc bởi nhan sắc của cô, hắn liền đề nghị chấm dứt chiến tranh để được cưới cô.
Nhưng một phiên bản khác lại cho rằng Conomor đã xử tử Tryphine khi hắn yêu một người phụ nữ khác. Trong một phiên bản khácnữa , Tryphine mang thai và sau đó phát hiện ra ngôi mộ của những người vợ trước Conomor. Hồn ma của họ nói với cô rằng Conomor đã giết họ khi họ mang thai bởi hắn tin rằng đứa con của mình sẽ giết hắn khi lớn lên. Tryphine đã cố gắng trốn thoát nhưng bị bắt và chặt đầu.
Dù vậy, câu chuyện về gã yêu râu xanh, được cho là lấy cảm hứng từ Conomor thì kết thúc có hậu hơn. Khi người vợ trẻ của một quý tộc tên là Bluebeard phát hiện ra ngôi mộ của những người vợ trước của anh ta, anh em của cô đã giải cứu cô ta và giết hắn trước khi hắn ta có thể làm hại cô. Người vợ thừa hưởng gia tài và lâu đài của mình và chôn cất cho những người vợ cũ kia đúng cách.
Gilles De Rais - Yêu râu xanh
Một nguồn cảm hứng nữa cho yêu râu xanh là Gilles de Rais, một nhà lãnh đạo quân đội Pháp. Nhưng khác với yêu râu xanh, ông bị cho là đã giết trẻ em chứ không phải phụ nữ. Sau khi chiến đấu cùng Joan of Arc chống lại người Anh vào những năm 1420, Rais trở về quê hương Brittany và sống một cuộc sống xa hoa, giàu có. Nhưng để có thêm nhiều quyền lực hơn hơn, ông đã tìm những cá nhân có liên quan đến thuật giả kim và ma quỷ. Khi bị bắt năm 1440, Rais được cho là đã bắt cóc, tra tấn và giết chết ít nhất 140 trẻ em. Sau đó, Rais đã bị kết án tử hình.
Mặc dù Rais thừa nhận tội lỗi của mình, nhưng nhiều nhà sử học cho rằng ông chỉ làm vậy vì bị tra tấn và thực ra là kẻ vô tội. Ông cũng là kẻ thù của công tước xứ Brittany, người sẽ được hưởng lợi về tài chính sau khi ông chết và đây có thể một âm mưu để lật đổ ông.
Al-Khayzuran Bint Atta - Nghìn lẻ một đêm
Nghìn lẻ một đêm là một tập truyện cổ tích với người kể truyện Scheherazade làm trung tâm. Cô là vợ mới của một vị vua Ả Rập thường giết một cô gái sau mỗi đêm mặn nồng. Scheherazade sống sót bằng cách kể cho nhà vua nghe những câu chuyện từ đêm này qua đêm khác. Cuối cùng ông đã yêu cô và tha mạng cho cô.
Scheherazade ngoài đời được lấy cảm hứng một người phụ nữ tên Al-Khayzuran bint Atta, sinh ra ở Yemen trong khoảng thời gian từ 701 đến 761. Sau này bị bắt cóc và bán thành nô lệ. May mắn đến với cô khi vị vua mua cô đã đem lòng yêu cô và cưới cô làm vợ. Al-Khayzuran trở thành một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong gia đình và thậm chí còn thuyết phục được ông cho con mình là người kế nhiệm, thay vì con trai của những người vợ khác.
Dưới sự hướng dẫn và chăm sóc của mẹ, khi lớn lên, con của Al-Khayzuran trở thành một người cai trị tốt và được yêu mến. Không biết có phải là cô chiếm được trái tim nhà vua nhờ tài kể chuyện hay không, nhưng rõ ràng Al-Khayzuran đã góp phần xây dựng tính cách của Scheherazade.
- 0
- 0Bình luận