logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky5 năm trước
Lostbird

Không chỉ con người, động vật cũng có thể mắc chứng ‘ái tử thi’

Hiển nhiên ái tử thi là một bệnh về tâm lý cực kì hiếm gặp và nếu bất kì hành vi xâm hại thi thể nào diễn ra trong xã hội loài người, đều sẽ bị pháp luật xử lý.

Vậy tại sao lại có người ái tử thi, thậm chí xâm hại thi thể? Các nhà khoa học, tâm thần học thường giải thích điều này theo hướng tâm lý hoặc đứng ở góc độ thần kinh học. Nhưng hầu như tất cả chúng ta đều nghĩ rằng chỉ có con người – một loài sinh vật có tư duy tình cảm cao cấp - mới sản sinh ra bệnh thái tâm lý cũng thuộc dạng “cao cấp” thế này.

Thế nhưng trong thế giới tự nhiên thần bí, vô cùng đa dạng và phong phú, có rất nhiều thứ mà chúng ta vẫn chưa biết hết được. Không ít chủng loài động vật trong tự nhiên đều từng bị phát hiện có hành vi giao phối với thi thể. Nhưng khác với con người, hành vi ở động vật không phải xuất phát từ bệnh thái tâm tâm lý đáng sợ.

“Dựa theo kết quả quan sát, chúng tôi cho rằng nguyên nhân lớn nhất của hành vi giao phối với đồng tính ở động vật, là vì khuyết thiếu sự phân chia giới tính rõ ràng, ngoài ra còn vì tư thế lúc chết của chúng.”

Naoki Tomita

Chim cánh cụt Adélie

Robert Falcon Scott – một sĩ quan hải quân Anh Quốc kiêm nhà thám hiểm địa cực từng có may mắn được ghé thăm Nam Cực hai lần, một lần vào năm 1900 và một lần vào năm 1910.

Trong lần thứ hai đến thám hiểm vùng đất Nam Cực, Scott đã quan sát được những hành vi khá là “lưu manh” của loài chim cánh cụt Adélie. Bác sĩ ngoại khoa George Levick đã giúp Scott ghi chép lại những hiện tượng này và đặt tên cho quyển sách chỉ có 4 trang của mình là Sexual Habits of Adélie Penguins – Hành vi tính dục của chim cánh cụt Adélie, bên trong bao gồm cả hành vi giao phối với thi thể đồng loại.

Quyển sách ghi chép lại các hành vi tính dục kì lạ của chim cánh cụt Adélie này mãi đến năm 2012 mới lần đầu tiên được trưng bày trong bảo tàng Lịch Sử Tự Nhiên (Natural History Museum).

Một trong những phân đoạn miêu tả về hành vi quan hệ với thi thể của loài cánh cụt này được ghi chép như sau.

Ngày 10/11/191

Xế chiều hôm nay, tôi nhìn thấy một cảnh tượng rất kì dị. Một con chim cánh cụt đực đã tiến hành giao phối với thi thể một con đực khác. Hành vi này kéo dài hơn một phút, vả lại các động tác được dùng không khác gì các động tác trong hành vi giao phối với con cái bình thường, chúng kéo dài đến khi xoang tiết thực của con chết bị lõm xuống mới chấm dứt.

Vịt cổ xanh

Dù hành vi quan hệ với thi thể của chim cánh cụt được ghi chép lại từ những năm 1990, tuy nhiên trường hợp đầu tiên động vật quan hệ với thi thể được các nhà khoa học ghi nhận lại là ở vịt cổ xanh.

Năm 1995, nhân viên nghiên cứu Kees Moeliker người Hà Lan đang làm việc ở bảo tàng Lịch Sử Tự Nhiên Rotterdam thì nhìn thấy cảnh một con vịt cổ xanh bay thẳng vào cửa sổ và chết ngay tại chỗ, về sau ông đã đặt tên cho mẫu vật này là NMR 9997-00232.

Hình chụp bảo tàng Lịch Sử Tự Nhiên Rotterdam, a là khu vực làm việc của nhân viên nghiên cứu, b là cửa sổ bị con vịt đáng thương tông trúng, c là nơi xảy ra vụ giao phối với thi thể.

Ngay sau đó ông đã nhìn thấy cảnh tượng đáng kinh ngạc – một con vịt cổ xanh khác lập tức bay tới, tiến hành giao phối với thi thể con vịt kia suốt 75 phút.

Ở đây cũng xin đề cập sơ về sự giao phối ở loài chim: Chúng không có dương vật như các loài khác, chúng giao phối nhờ vào việc tiếp xúc với sinh thực khí của nhau, nói cách khác chúng không cần phải đẩy sinh thực khí vào cơ thể nhau.

Điều đáng ngạc nhiên là sau khi giải phẫu thi thể của NMR 9997-00232, ông mới phát hiện hoá ra đây là một con vịt đực.

Dù không tận mắt nhìn thấy được những chuyện trước khi NMR 9997-00232 chết, nhưng Kees Moeliker tin rằng trước khi nó tông vào cửa sổ cũng đã bị con vịt đực kia đuổi theo. Vào năm 2001, ông đã phát biểu một bài luận về sự kiện này, trong đó ông viết: “Các loài chim thường có khuynh hướng truy đuổi con cái lẻ bầy, muốn làm con cái té xuống đất sau đó thực hiện hành vi giao phối.”

Và hiện tượng này chưa từng được phát hiện giữa hai cá thể đực cùng loài.

“Chuyện giao phối với thi thể quả thật từng xảy ra trong loài vịt cổ xanh, nhưng chỉ giới hạn giữa các cặp đực cái.” Ông viết trong bài luận của mình, “Trong phạm vi kiến thức của tôi, đây có thể nói là hành vi quan hệ đồng tính đầu tiên trong chủng loài vịt cổ xanh được ghi lại.”

Nhạn nâu xám

Nhạn nâu xám là loài chim có khu vực phân bố chủ yếu ở châu Á, chúng thường xây nhà trên vách sa thạch hoặc trong các hốc nham thạch. Năm 2014, một nghiên cứu viên ở Nhật đã phát hiện ba con nhạn nâu xám đang tiến hành giao phối với thi thể một con nhạn nâu xám đã chết khác.

Một con trong số chúng còn đứng ở bên cạnh thi thể, canh chừng không để cho những con chim khác bu vào quấy rầy, như thể chúng còn có những đối thủ cạnh tranh khác. Chờ khi hai con kia bay đi rồi, con này mới đến để giao phối với thi thể con chim kia.

Dựa theo kết quả giải phẫu sau đó, các nhà khoa học xác nhận con chim đã chết là một con đực thành niên. Họ cho rằng nguyên nhân của hành vi này là vì bề ngoài của nhạn nâu xám rất khó phân biệt đực cái, thi thể con chim chết vừa hay có tư thế giống như đang chờ giao phối, nên làm những con chim khác hiểu lầm là nó còn sống và tiến hành giao phối.

Quạ đen

Vào năm 2015, tiến sĩ Kaeli Swift lần đầu tiên tiến hành thử nghiệm kiểm tra hành vi giao phối với xác chết ở động vật, ông đặt xác một con quạ chết dưới gốc cây anh đào, rồi cho lắp đặt camera quanh khu vực để quay lại hết những chuyện xảy ra.

Quạ đen có sở thích ái tử thi.

Quả nhiên, chỉ khoảng 1 tiếng sau, hai con quạ đen đã lại gần cái xác thậm chí còn dùng các tư thế tìm phối ngẫu để đi vòng quanh cái xác, sau một lúc một trong hai con cưỡi lên thi thể làm động tác giao phối.

Nhưng việc chủ động tìm đến giao phối với xác chết chưa đủ để xác định đó có phải là hành vi tự chủ ở động vật hay không, vì thế tiến sĩ Swift tiến hành thử nghiệm tiếp. Lần này ông phát hiện dù đã có bạn tình nhưng khi thấy thi thể, một số con quạ vẫn bay lại giao phối.

Từ đây Swift phỏng đoán, có lẽ là chúng đang trong mùa giao phối, số ít quạ chưa có kinh nghiệm muốn học tập để trau đồi thêm kinh nghiệm, ngoài ra có thể chúng bị rối loạn về nhận thức nên chạy đến giao phối với thi thể.

Thằn lằn Tegu

Hầu hết các ví dụ bên trên đều là loài chim, nên tiếp theo đây sẽ là một loài bò sát: thằn lằn Tegu. Đây là một loại thằn lằn phổ biến ở châu Mỹ và có hình thể cực lớn.

Nhà động vật học Ivan Suzima trong một chuyến đi thăm sở thú đã quan sát thấy một con thằn lằn Tegu vứt lưỡi có ý định giao phối với thi thể của một con cái. Quá trình này kéo dài khoảng 5 phút, sau đó một bầy thiên nga bay đến làm chú thằn lằn bị doạ chạy biến, Suzima đã nhanh chóng quay lại được toàn bộ quá trình này. Ngày hôm sau ông quay lại để xem thử, thì phát hiện dù thi thể con cái kia đã hoàn toàn hư thối, nhưng vẫn có một con đực lại gần muốn giao phối.

Trong luận văn của mình, ông viết, “Dựa vào nhiệt độ cơ thể và Pheromone vẫn còn tồn tại, những con đực của loài này rất có thể đã không nhận ra việc mình đang giao phối với xác chết.”

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky5 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)