Nhan sắc thật của các \'soái ca cung đình\' nhà Thanh: Đừng tin phim nó lừa đấy (P2)
7. Ái Tân Giác La Vĩnh Diễm
Vị hoàng đế thứ 7 của nhà Thanh thường được biết đến với tên gọi Gia Khánh đế, là con trai của Càn Long với Hiếu Nghi Thuần hoàng hậu Ngụy Giai thị. Ông sinh năm 1760 tại Viên Minh Viên. Năm 1796, vì không muốn vượt quá số năm Khang Hi trị vì nên Càn Long chủ động nhường ngôi cho Vĩnh Diễm. Gia Khánh đế băng hà năm 1820, được truy tôn miếu hiệu là Thanh Nhân Tông.
8. Ái Tân Giác La Miên Ninh
Đạo Quang đế hay Miên Ninh sinh năm 1782, ông là vị hoàng đế duy nhất của nhà Thanh có thân phận Đích trưởng tử được kế thừa hoàng vị. Ông đăng cơ vào năm 1820 sau khi Gia Khánh đế đột ngột qua đời. Đạo Quang đế nổi tiếng là một vị vua hết lòng vì dân, cần cù liêm chính nhưng do sinh nhầm thời nên không thể giúp nhà Thanh trở lại thời kỳ hoàng kim. Miên Ninh qua đời năm 1850 và được truy tôn miếu hiệu là Thanh Tuyên Tông.
9. Ái Tân Giác La Dịch Trữ
Dịch Trữ hay còn được biết đến với tên gọi Hàm Phúc đế là vị vua thứ 9 của nhà Thanh. Ông sinh năm 1831 tại Viên Minh Viên. Hàm Phúc đế lên ngôi khi mới 19 tuổi và phải đương đầu với nhiều thách thức khi Trung Quốc đang bị các nước phương Tây nhòm ngó. Ông cố gắng thực hiện nhiều chính sách cải cách, bãi bỏ nhiều tham quan nhưng không cứu vãn được tình hình. Dịch Trữ qua đời khi mới 30 tuổi, ông được truy tôn miếu hiệu là Thanh Văn Tông.
10. Ái Tân Giác La Tải Thuần
Tải Thuần hay Đồng Trị đế sinh năm 1856, ông là con trai duy nhất của Hàm Phong đế. Năm 1861, Hàm Phong đế băng hà nên Tải Thuần lên ngôi khi mới 5 tuổi. Mẹ đẻ của ông là Từ Hi thái hậu đã tạo chính biến để có thể can thiệp vào chuyện triều chính. Bà và Từ An thái hậu đồng nhiếp chính trong thời gian Đồng Trị đế trị vì. Tải Thuần qua đời khi mới 18 tuổi, ông được an táng tại Định Lăng với miếu hiệu là Thanh Mục Tông.
11. Ái Tân Giác La Tải Điềm
Vị hoàng đế thứ 11 của nhà Thanh là Tải Điềm hay Quang Tự đế - một trong những vị vua đẹp trai nhất triều đại này. Do Đồng Trị qua đời mà không có con trai nối dõi nên Quang Tự - em trai cùng cha khác mẹ của Hàm Phúc đế trở thành ứng cử viên sáng giá cho hoàng vị. Năm 1875, ông được Từ Hi và Từ An thái hậu đưa vào cung lập làm hoàng đế khi chỉ mới 4 tuổi.
Trong suốt quãng thời gian ông trị vì Trung Quốc, mọi quyền lực đều nằm trong tay Từ Hi thái hậu. Quang Tự qua đời năm 1875 và được an táng tại Sùng Lăng với miếu hiệu là Thanh Đức Tông.
12. Ái Tân Giác La Phổ Nghi
Tuyên Thông đế hay Phổ Nghi là vị vua cuối cùng của nhà Thanh nói riêng và của chế độ phong kiến Trung Quốc nói chung. Ông được phát xít Nhật đưa lên làm hoàng đế bù nhìn khi mới 2 tuổi. Ông cũng là vị vua duy nhất bị chính phi tần của mình là Thục phi Văn Tú đệ đơn ly hôn với lý do yếu sinh lý. Phổ Nghi qua đời năm 1967 và được an táng tại Tây Thanh mộ.
- 0
- 0Bình luận