logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky5 năm trước
Lostbird

Nghiên cứu cho thấy Sars-Cov-2 có thể lây nhiễm qua không khí, WHO bị chỉ trích vì đánh giá sai mức độ nguy hiểm của virus

Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực trên toàn cầu đã cùng nhau gửi một bức thư công khai đến Tổ chức Y tế Thế Giới WHO, cho rằng tổ chức này đã thiếu sót trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm của virus Corona chủng mới.

Cụ thể, bức thư nói trên được LA Times và New York Times cùng lúc công bố, cho thấy kết quả nghiên cứu của 239 học giả từ 32 nước khác nhau thuộc các lĩnh vực virus học, vật lý khí dung, khí động học, dịch tễ học, dược học và kỹ sư xây dựng cùng kết luận rằng Sars-Cov-2 có khả năng lây lan qua không khí.

Kết quả sau đó được cơ quan ngôn luận của Đại học Công Nghệ Queensland, Úc đăng tải.

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy WHO và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã thiếu sót khi chỉ cảnh báo về việc lây truyền virus Corona từ việc hít phải những giọt nhỏ tạo ra khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói, sau đó người khỏe mạnh chạm vào bề mặt bị ô nhiễm và cho tay lên vào mắt, mũi hoặc miệng mà không hề nhắc đến khả năng lây qua không khí của Sars-Cov-2.

Trong hướng dẫn tạm thời về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng được công bố vào ngày 29 tháng 6, WHO cho rằng việc lây truyền qua đường không khí có thể xảy ra khi nhân viên y tế thực hiện các thủ tục y tế mà có sản xuất ra khí dung - những giọt bắn hô hấp cực nhỏ mang theo virus.

Đồng thời, CDC cũng đã tuyên bố rằng việc chạm vào các bề mặt bị nhiễm bệnh không phải là cách lây lan chủ yếu của virus.

Tedros Adhanom - giám đốc WHO bị chỉ trích dữ dội vì phản ứng chậm trễ của tổ chức trước đại dịch Covid-19.

Theo Los Angles Times, 239 chuyên gia kể trên đã lập luận rằng hướng dẫn của WHO lẫn CDC đều đã bỏ qua khả năng lây nhiễm qua không khí vốn giữ vai trò quan trọng trong việc gây nên các ca nhiễm mới.

Trong bức thư, các nhà nghiên cứu cố tình làm nổi bật nhiều kết luận chứng minh rằng khí dung (aerosol) có thể lơ lửng trong không khí trong thời gian dài và trôi nổi trong phạm vi hàng chục mét. Điều này làm cho các căn phòng thông gió kém, bên trong xe buýt và các không gian kín khác trở nên nguy hiểm, ngay cả khi mọi người có giữ khoảng cách an toàn 2 mét với nhau đi chăng nữa.

Một trong các tác giả của bức thư, giáo sư Lidia Morawska chuyên nghiên cứu chất lượng không khí và khoa học khí dung thuộc Đại học Queensland đã khẳng định thông qua bài viết trên trang online của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ:

Chúng tôi đảm bảo 100% về chuyện này, virus Corona có thể lây qua không khí. Nhiều cơ quan y tế hiện đang tập trung vào việc rửa tay, duy trì sự giãn cách xã hội và các biện pháp phòng ngừa giọt bắn. Rửa tay và giãn cách xã hội là đúng, nhưng theo quan điểm của tôi là không đủ để cung cấp sự bảo vệ khỏi các vi hạt hô hấp mang virus được phát tán vào không khí bởi những người nhiễm bệnh.

Các chuyên gia nói chuyện với Los Angeles Times cho rằng việc truyền nhiễm qua đường không khí dường như là cách duy nhất để giải thích một số sự kiện siêu lây lan của Covid-19, bao gồm vụ lây nhiễm cho nhiều người tại một nhà hàng ở Trung Quốc vốn ngồi ở các bàn riêng, hoặc vụ các thành viên ban hợp xướng của bang Washington vốn đã tham gia các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như sử dụng chất khử trùng tay và không ôm hoặc bắt tay, trong khi diễn tập nhưng cuối cùng vẫn mắc bệnh. Trong số 61 người tại buổi tập hợp xướng, 53 người bị bệnh và 2 người chết.

Giáo sư Lidia Morawska, Đại học Queensland, Úc và 238 đồng nghiệp khác khẳng định Sars-Cov-2 có thể lây nhiễm qua không khí.

Phản bác lại luận điểm trong bức thư của 239 chuyên gia nọ, WHO nói với Los Angeles Times rằng các nhà nghiên cứu đã đưa ra những khẳng định của họ bằng các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm thay vì bằng chứng thực địa.

Tiến sĩ Benedetta Allegranzi, chuyên gia về phòng chống nhiễm trùng của WHO cho biết phần lớn trong số hơn 30 chuyên gia quốc tế tư vấn cho cơ quan Liên Hợp Quốc đánh giá rằng bằng chứng hiện có không đủ sức thuyết phục để coi việc truyền nhiễm qua đường không khí có vai trò quan trọng trong sự lây lan của đại dịch. Theo bà, nếu Sars-Cov-2 thực sự lây nhiễm qua không khí, đã có nhiều ca nhiễm cũng như tốc độ lây lan sẽ phải nhanh hơn nhiều so với hiện nay.

Tiến sĩ Benedetta Allegranzi - chuyên gia về phòng chống nhiễm trùng của WHO phản biện rằng không có đủ bằng chứng cho thấy Covid lây qua không khí.

Trong khi đó, giáo sư Morawska nói rằng các biện pháp giảm thiểu lây truyền qua đường không khí bao gồm cung cấp hệ thống thông gió đầy đủ và hiệu quả và giảm thiểu không khí tuần hoàn trong phòng kín, đặc biệt là ở các tòa nhà công cộng, nơi làm việc, trường học, bệnh viện và viện dưỡng lão. Một biện pháp khác là bổ sung thông gió chung với các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng, bao gồm hệ thống xả khí cục bộ, lọc không khí hiệu quả cao và đèn cực tím diệt khuẩn.

Bà nói:

Đây là những phương pháp thiết thực, có thể dễ dàng thực hiện và không tốn kém. Ví dụ, các bước đơn giản như mở cả cửa ra vào và cửa sổ có thể làm tăng đáng kể tốc độ dòng khí lưu thông trong nhiều tòa nhà.

Đọc thêm: Tranh thủ kỳ nghỉ 'bất đắc dĩ' do Covid-19, hàng loạt ngôi sao thay đổi kiểu tóc khiến mạng xã hội rực rỡ sắc màu

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky5 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)