logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky4 năm trước
Lostbird

Các nhà khoa học thành công trồng được chậu hoa từ hạt giống 32.000 năm tuổi

Dù con người đã tồn tại trên Trái Đất từ rất lâu nhưng chắc chắn sự thay đổi trong tự nhiên theo thời gian vẫn đủ để khiến bạn bất ngờ. Bí ẩn vẫn còn rất nhiều để bạn khám phá. Vào năm 2012, một câu đố kỳ lạ đã rơi vào tay 6 nhà khoa học Nga và khiến họ rất tò mò.

Cành hoa có ý nghĩa khoa học to lớn.

Vào năm 2012, các nhà khoa học bao gồm: S. Yashina, S. Gubin, S. Maksimovich, A. Yashina, E. Gakhova và D. Gilichinsky đã tìm thấy một số hạt giống 32.000 năm tuổi và bắt đầu hành trình hồi sinh hạt giống, trồng ra loại cây lâu đời nhất trên thế giới.

Những hạt giống này được tìm thấy bên dưới lớp băng dày 20 - 40m nơi lòng đất, gần bờ sông Kolyma, sâu trong vùng băng vĩnh cửu Siberia. Thời điểm tìm thấy bí ẩn thú vị này, các nhà khoa học đang điều tra hang của những con sóc cổ đại. Trên thực tế, đây là loài cây cho ra hoa trắng có tên Silene stenophylla, giống với cây doppelgänger hiện đại, hiện vẫn có thể tìm thấy ở Siberia.

Sau đó, nhóm nghiên cứu trích xuất các mô giá noãn từ hạt giống đông lạnh và nuôi dưỡng chúng trong hỗn hợp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Trong điều kiện nhiệt độ và ánh sáng được kiểm soát, các mô đã nảy mầm, mọc rễ và phát triển thành cây bên trong môi trường nhà kính.

Đến ngày 30/6/2020. chậu cây thần kỳ này đã nở hoa.

Cho đến nay, không ai thực sự biết làm thế nào mà những hạt giống này tồn tại lâu đến vậy. Gần đây, một số nhà khoa học ở Áo quyết định giải mã bí ẩn bằng cách điều tra ADN của những loài thực vật cổ đại trên.

Cuộc điều tra này diễn ra tại Đại học Khoa học Tự nhiên và Khoa học Đời sống Vienna. Mục tiêu chính của nghiên cứu là tìm hiểu xem có những thay đổi trong gen thực vật nào mà có thể giúp chúng thích nghi với điều kiện rất khô, nóng hoặc lạnh. Những phát hiện như vậy vô cùng hữu ích trong thời điểm con người đang đối phó với biến đổi khí hậu và tìm cách giúp các loài thực vật đặc hữu khác sống sót.

Hơn nữa, băng vĩnh cửu của Nga hiện đang tan chảy, các nhà nghiên cứu sẽ có thể điều tra được nhiều hơn để tìm hiểu xem những yếu tố nào giúp hạt giống tồn tại lâu đến thế.

Giáo sư Margit Laimer, nhà công nghệ Sinh học Thực vật tại Đại học Khoa học Tự nhiên và Khoa học Đời sống Vienna giải thích:

Tôi nghĩ rằng nhân loại cần trân trọng những mảnh ghép kiến ​​thức khoa học, từ đó bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta.

Mọi khám phá đều giúp loài người có thêm kiến thức về khoa học tự nhiên. Vì vậy, bạn sẽ cần trau dồi nhiều hơn để có thể hiểu thêm về thế giới mà mình đang sống.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky4 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)