Khỉ tại Thái Lan bị xiềng xích, trở thành nô lệ phải hái 1.000 trái dừa mỗi ngày
Kulap là một trong những con khỉ đuôi lợn đáng ra phải được sống bên cạnh gia đình, ngày ngày leo trèo tự do trong những khu rừng nhiệt đới tươi tốt ở miền Nam Thái Lan. Nó thông minh, hoà đồng và có thể truyền đạt suy nghĩ, cảm xúc. Kulap xứng đáng hưởng một cuộc sống vô tư của một loài động vật hoang dã nhưng con người tàn ác đã huỷ hoại cuộc đời của con khỉ vô tội. Khi còn là một chú khỉ con sơ sinh, Kulap bị cướp khỏi vòng tay mẹ, rời xa rừng, bị xích cổ và nhốt trong chiếc lồng chật hẹp. Kulap bị ép đến một nơi gọi là "trường khỉ".
Ở đó, nó được huấn luyện để leo lên những cây dừa cao hơn 30 mét, khi cổ bị xiếng xích và phải hái tới 1.000 trái dừa mỗi ngày.
Thân hình của Kulap rất nhỏ bé, không to hơn trái dừa là bao nhưng ngày ngày nó phải dùng hết sức để vặn hái từng trái dừa nặng và thả xuống đất. Từ cây này, đến cây khác, Kulap là một trong những nô lệ động vật sống đau đớn trong thị trường nước cốt dừa Thái Lan trị giá triệu đô. Những sản phẩm được người dân cả thế giới yêu thích tiêu thụ.
Vào đầu tháng 7 năm nay, một cuộc điều tra bí mật của PETA đã xác định có 13 đồn điền và trường huấn luyện khỉ ở miền Nam Thái Lan, nơi khỉ buộc phải học hái dừa để con người có nguyên liệu xuất khẩu nước cốt dừa ra khắp thế giới.
Nhiều con khỉ con như Kulap đã trải qua 3 tháng bị huấn luyện, không chỉ là hái dừa mà còn là đi xe đạp, thực hiện động tác yoga, giả vờ nâng tạ để biểu diễn cho du khách.
Sau khi được đào tạo, chúng bị bán cho các nông dân hoặc những khu làm giải trí với giá từ 30.000 đến 100.000 baht Thái (khoảng 22,3 triệu đến 74,3 triệu VNĐ).
Chúng sẽ hái dừa rồi bị chuyển nhượng giữa các nông dân để tối đa hoá công việc. Trong suốt quá trình đó, chúng đều bị xiềng xích và khi khỉ trưởng thành, những nông dân độc ác sẽ bẻ răng chúng để ngăn bị khỉ phản kháng, tấn công ngược lại.
Phó chủ tịch cấp cao của các chiến dịch quốc tế thuộc PETA, Jason Baker, bất bình chia sẻ:
Những con vật này có thể đã bị bắt từ môi trường sống tự nhiên khi còn bé, chúng đã mất hết tuổi thơ, không thể chơi hay sống cùng gia đình.
Chúng bị giam cầm và không thể quay lại tự nhiên được nữa, các phương pháo đào tạo công nghiệp khắc nghiệt và gây tổn hại về mặt tâm lý.
Các tác động tinh thần đối với động vật hoang dã sẽ tồi tệ hơn nhiều so với tác động vật lý.
Khỉ nô lệ chịu đựng sự cô đơn và trầm cảm ở mức khủng khiếp. Tuổi thọ của chúng bị rút ngắn chỉ còn 15 năm so với 36 năm như sống ở môi trường tự nhiên.
Tuy nhiên, sẽ không có ngành công nghiệp tàn ác này nếu nhu cầu về nước cốt dừa không cao như hiện nay. Trong những năm qua, các sản phẩm dừa đã trở thành siêu thực phẩm mới.
Lợi ích của nước cốt dừa hiện đang được phô trương hoá với các tác dụng như giảm cân, giảm cholesterol, tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.
Để kiếm lợi nhuận từ thị trường này, nông dân Thái Lan đã không ngại dùng những con khỉ tội nghiệp để thu hoặc dừa, vừa không nguy hiểm lại tiết kiệm công sức.
Sau khi cuộc điều tra được công bố, một số nhà bán lẻ tại Anh như Walmart, Waitrose, Morrisons, Ocado, Co-op và Boots tuyên bố sẽ gỡ bỏ một số sản phẩm từ dừa để kinh doanh nhân đạo hơn.
Trong khi đó, chính phủ Thái Lan đã phủ nhận hành vị ngược đãi động vật. Bộ trưởng thương mại Boonyarit Kalayanamit khẳng định các con vật được đối xử tốt, không bị bóc lột và thậm chí rất thích công việc này. Tuy nhiên, hình ảnh của Kulap và những người bạn của nó đã gây ra nỗi ám ảnh rất lớn.
Giống như dầu cọ, nước cốt dừa được sử dụng cho mọi thứ. Nhưng vì ngành công nghiệp dừa không gây hại cho đười ươi như dầu cọ nên dễ dàng được chấp nhận.
Thu hoạch dừa cung cấp một nguồn thu nhập quan trọng ở các nước nghèo. Nhưng có nhiều cách để tăng trưởng kinh tế hơn là tác động môi trường để tối đa hóa lợi ích cho người dân địa phương.
Ví dụ như ở Ấn Độ, nông dân sử dụng máy hái dừa cơ giới hoặc trồng dừa lùn để dễ thu hoạch hơn.
Để bảo vệ môi trường, cũng như các loài động vật vô tội, bạn có thể hạn chế tối đa các sản phẩm công nghiệp lợi dụng động vật để thu lợi nhuận ngay từ hôm nay.
- 0
- 0Bình luận