logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky4 năm trước
Lostbird

Ngủ quá nhiều khiến bạn... kém thông minh?

Trong cuộc sống hiện đại, thiếu ngủ dường như đã thành một vấn đề phổ biến đối với mỗi người. Quá nhiều công việc cần phải hoàn thành, trong khi quỹ thời gian lại vô cùng hạn hẹp, dần dần khiến chúng ta rơi vào trạng thái suy nhược cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tuy nhiên ngủ quá nhiều cũng mang lại những hậu quả khôn lường mà không phải ai cũng biết.

Dẫn đến bệnh tim mạch

Giấc ngủ quá dài hay quá ngắn đều có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Một số nghiên cứu được công bố gần đây cho thấy những người ngủ 9 - 11 giờ mỗi đêm sẽ có khả năng gặp các bệnh tim mạch lên tới 28%.

Năm 2013, một nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra rằng ngủ quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ phát triển khối u thất trái. Khi tâm thất trái của tim dày hơn, nguy cơ suy tim cũng gia tăng.

Béo phì

Điều này tương đối dễ hiểu - bởi khi ngủ quá nhiều, năng lượng tiêu hao sẽ giảm đi. Chất béo tích tụ lại sẽ gây nên xơ vữa tĩnh mạch, tăng cholesterol máu, khiến bạn gặp nhiều căn bệnh như đau nửa đầu, ăn không ngon, đau mỏi cơ thể... đặc biệt là béo phì.

Hơn thế nữa, cho dù bạn có ăn kiêng hay tập thể dục, nhưng vẫn duy trì việc ngủ quá nhiều thì mọi công sức của bạn cũng vô ích. Một nghiên cứu đã chứng minh những người ngủ hơn 10 tiếng mỗi ngày có xu hướng béo phì cao hơn 21% những người ngủ 7 - 8 giờ trong khoảng thời gian 6 năm.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Việc ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa đường trong cơ thể. Khả năng chịu đựng glucose kém cũng đồng nghĩa với việc đề kháng insulin giảm - và đó chính là thứ cực kỳ nguy hiểm với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Một nghiên cứu năm 2009 đăng trên tạp chí Sleep Medicine cho thấy những người ngủ quá nhiều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với những người ngủ ít hơn 7 giờ hoặc nhiều hơn 8 tiếng một đêm.

Não bị "già hóa" nhanh hơn

Ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của não bộ, khiến bạn kém tập trung, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến năng suất lao động, thậm chí còn khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tâm lý.

Ngủ quá nhiều còn là dấu hiệu cho sự gián đoạn sinh học hoặc các vấn đề sức khỏe, có thể dẫn đến sự thay đổi cấu trúc não và suy giảm chức năng nhận thức. Một nghiên cứu năm 2011 được đăng trên tạp chí Sleep cho thấy thời gian ngủ quá dài cũng có thể là nguyên nhân làm giảm khả năng nhận thức ở người cao tuổi.

Vậy làm thế nào để ngủ hợp lý?

Mặc dù đã đọc các thông tin nêu trên, nhưng không thể phủ nhận rằng tất cả những gì bạn muốn sau một ngày làm việc dài đó là... lăn trên giường và ngủ một mạch đến sáng. Tuy nhiên, làm thế nào để có được một giấc ngủ tốt thì không phải ai cũng biết.

Tính toán thời gian ngủ

Một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ đó là thời gian bạn bắt đầu đi ngủ. Bởi vì mỗi giấc ngủ đều kéo dài qua những giai đoạn khác nhau, việc kiểm soát được khoảng thời gian ngủ là vô cùng cần thiết.

Để xác định được thời gian bạn nên đi ngủ, bạn cần biết chắc thời gian mình phải thức dậy. Công thức tính thời gian ngủ sẽ là:

Thời gian bắt đầu ngủ + 90' x n + 14' = Thời gian thức giấc

với n là một số tùy ý trong khoảng từ 3-6 thì bạn sẽ có một giấc ngủ ngon nhất.

Trước khi đi ngủ

Bạn không nên ăn quá nhiều trước khi đi ngủ, nhưng cũng không nên để bụng trống không - vì bạn sẽ không thể ngủ được với một cái bụng sôi ầm ầm. Không sử dụng các chất kích thích như cafe hay rượu trước khi đi ngủ.

Đồng thời, hãy ngừng sử dụng các thiết bị điện tử hay các nguồn ánh sáng mạnh, ánh sáng xanh khoảng 30 phút trước khi đi ngủ để tránh việc não bị kích thích.

Hình thành thói quen

Bạn sẽ chỉ ngủ sâu được khi cơ thể thực sự có nhu cầu nghỉ ngơi. Chính vì thế, bạn không nên làm việc quá sức, nhưng cũng hãy dành thời gian để luyện tập và vận động vừa phải để có được một giấc ngủ ngon. Việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc đèn sáng theo một chu kỳ cũng giúp điều khiển đồng hồ sinh học cơ thể, giúp bạn dễ vào giấc ngủ hơn.

Ăn uống điều độ cũng là một điều quan trọng giúp bạn ngủ ngon. Ăn quá nhiều chất béo hoặc thức ăn khó tiêu, hoặc chế độ ăn thiếu hụt chất xơ và các khoáng chất sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

Cuối cùng, hãy cố gắng ngủ và thức dậy vào cùng một khoảng thời gian trong ngày. Việc ngủ nướng sẽ làm sai lệch chu kỳ sinh học của bạn, khiến bạn khó ngủ hơn vào ngày hôm sau.

Những bí kíp này sẽ giúp bạn có được một giấc ngủ ngon và một buổi sáng tràn đầy năng lượng - mặc dù bạn có là một người ham công tiếc việc và thường xuyên phải thức khuya để chạy deadline.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky4 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)