logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky4 năm trước
Lostbird

Ỷ Vân Hiên - Ekip làm phục trang \'Phượng Khấu\' mua hàng Tabao gắn mác cổ phục Việt, \'thổi giá\' cao khó tin

Phượng Khấu là bộ phim lấy đề tài cổ trang của Việt Nam, xoay quanh cuộc đời của Phạm Hiệu Nguyệt (tức Từ Dụ Hoàng thái hậu). Khi trở thành Phủ thiếp của hoàng tử trưởng Miên Tông, Hiệu Nguyệt có được vô vàn sự yêu thương, sủng ái, đồng thời cũng nhận lấy những ganh ghét, đố kỵ. Sau khi trở thành một phi tần của Hoàng đế, Hiệu Nguyệt vẫn tìm cách tránh xa những âm mưu đen tối, giữ cho mình bản tính thiện lương, chú tâm dạy dỗ hai con Tĩnh Hảo, Hồng Nhậm.

Hiệu Nguyệt phải đứng lên, học cách tự bảo vệ mình vì những âm mưu trong cung cấm. Đến cuối cùng, cô vượt qua mọi sự ganh ghét trong chốn cung đình, đưa con trai Hồng Nhậm lên ngôi Hoàng đế. Hiệu Nguyệt trở thành người phụ nữ quyền uy nhất triều Nguyễn trong hơn 60 năm. Chính vì nội dung như vậy mà phần trang phục của Phượng Khấu được đầu tư rất nhiều và do công ty Ỷ Vân Hiên đảm nhận thiết kế, sản xuất.

Được biết trang phục của Phượng Khấu có chi phí ước tính 5,2 tỷ đồng. Ba bộ đồ đắt tiền nhất có giá hơn 100 triệu đồng. Tuy nhiên mới đây đã có một số ý kiến cho rằng việc Ỷ Vân Hiên nhận được giải thưởng phục trang xuất sắc nhất của lễ Harper's Bazaar Star Award 2019 là không xứng đáng bởi phía ekip Phượng Khấu đã bỏ rất nhiều công sức để chỉnh sửa phục trang không đạt yêu cầu, biến những chiếc áo, mũ nón lỗi thành sản phẩm đẹp đẽ để lên hình.

Chiếc cúc áo dính keo
Sản phẩm chỉnh sửa của bên ekip Phượng Khấu
Lỗi phú hậu bỏ ngoài đai

Đây cũng không phải là "phốt" duy nhất của Ỷ Vân Hiên bởi công ty này từng gây tranh cãi khi đăng ký bản quyền gối xếp - chiếc gối truyền thống vốn được cha ông ta dùng từ xưa. VTV24 cũng đã vào cuộc và có bài phóng sự dài về sự việc này với lời khẳng định: "KHÔNG CÓ LÝ NÀO TƯ HỮU HÓA DI SẢN TRUYỀN THỐNG LÀ ĐÚNG HOẶC ĐÁNG TỰ HÀO". Nhà nghiên cứu, phục chế Trịnh Bách cho rằng: "Cái gối trước giờ cả mấy trăm năm, có khi cả nghìn năm vẫn dùng cái gối tựa đó. Hình dạng và công năng của gối tựa không thể là bản quyền cho ai được".

Ông Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Trung tâm thẩm định kiểu dáng công nghiệp, Cục Sở hữu trí tuệ khẳng định: "Chúng tôi tìm thấy cái vải này đã bộc lộ công khai cũng như đã sử dụng trên thị trường trước ngày nộp đơn của họ. Vì vậy cái đơn này chúng tôi ra thông báo từ chối cấp văn bằng". Dù vậy, ông Nguyễn Đức Lộc - người đứng đầu Ỷ Vân Hiên vẫn có những lý lẽ chứng minh việc làm của mình là đúng đắn khiến nhiều người yêu cổ phục tức giận.

Bên cạnh đó, một số cá nhân cũng đã lên tiếng chỉ trích Ỷ Vân Hiên khi biết được công ty này sử dụng hàng mua từ trang web Taobao của Trung Quốc nhưng gắn mác cổ phục Việt.

Với tư cách là nhà sáng lập Ỷ Vân Hiên, cư dân mạng cho rằng ông Nguyễn Đức Lộc không nên công khai chê bộ cổ phục của một cặp đôi người Cao Bằng dù người này chỉ đội nón lá trong lễ thành hôn.

Hy vọng sau làn sóng tức giận của khán giả, Ỷ Vân Hiên sẽ biết cách điều chỉnh để cùng chung tay giúp tình yêu dành cho cổ phục Việt ngày càng được lan toả.

Đọc thêm: Chương trình dành cho mẹ bỉm sữa gây bức xúc khi dè bỉu phụ nữ mặc đồ bộ ở nhà ra đường là kém sang

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky4 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)