logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky4 năm trước
Lostbird

Các nhà khoa học Hong Kong sử dụng những viên gạch đất nung 3D để tái tạo rạn san hô bị phá huỷ sau trận bão

Rạn san hô là một trong những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất trên Trái Đất. Không chỉ tạo ra một thế giới đầy màu sắc dưới đáy biển, các rạn san hô còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật.

Saving the Coral Reefs. Global Cooperation is Saving the Coral ...

Tuy nhiên, những sinh vật tuyệt đẹp này đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng, đặc biệt trong hơn một thập kỷ qua. Vì vậy, các nhà khoa học và kiến trúc sư hàng hải ở Hong Kong đã tạo ra những viên gạch đất nung giúp tái tạo rạn san hô để chống lại biến đổi khí hậu. Đây được coi là một bước nhảy vọt trong dự án phục hồi đại dương.

Khi tàu của Viện khoa học Biển Swire (SWIMS) thuộc Đại học Hong Kong tiến đến gần đảo Mặt Trăng của vịnh Hoi Ha Wan ở Sai Kung, sẽ ghi lại hình ảnh và giúp chúng ta nhìn thấy một cụm hình lục giác màu đỏ đang lấp ló dưới biển. Đây không phải là san hô mà chính là những viên gạch đất nung đặc biệt.

Hai năm trước, cơn bão Mangkhut đã cuốn trôi 80% san hô ở địa phương gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Những gì còn sót lại sau cơn bão chỉ là các mảnh vụn, bộ xương san hô bị vỡ và một số loài may mắn sống sót. Theo chuyên gia, phải mất hàng thập kỷ để rạn san hô có thể trở lại như cũ.

Vì vậy, một nhóm nghiên cứu của Viện khoa học Biển Swire bao gồm Vriko Yu, Dave Baker và Phil Thompson đã hợp tác với các kiến trúc sư Christian J Lange, Lidia Ratoi, Dominic Co Lim và Jason Hu ở Đại học Hong Kong để thực hiện một nhiệm vụ giải cứu đầy tham vọng.

Sau nhiều tháng làm việc miệt mài tại phòng thí nghiệm chế tạo robot ở Khoa Kiến trúc của Đại học Hong Kong, nhóm nghiên cứu đã tạo ra những viên gạch đất nung 3D. Mỗi viên gạch có trọng lượng khoảng 20 kg, đường kính dài 65 cm và hoạt động như một rạn san hô nhân tạo. Họ ươm những mảnh san hô vào trong các viên gạch rồi đặt ở 3 địa điểm thuộc khu vực Hoi Ha Wan vào tháng 7 vừa qua và sẽ theo dõi chúng trong vòng 2 năm tới.

Bề mặt của các viên gạch được thiết kế theo hình dạng của san hô não nên nó sẽ không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rạn san hô thật sự. Mỗi viên gạch sẽ có 8 túi để đựng san hô. Các túi đủ lớn để san hô có thể phát triển theo cả chiều ngang, cứng cáp theo chiều dọc, giúp chúng cạnh tranh với các loài sinh vật dưới nước khác như tảo.

Thay vì sử dụng chất liệu nhựa hoặc bê tông, các nhà khoa học lại dùng đất sét để làm gạch 3D. Họ cho rằng một số loài sinh vật biển khác ngoài san hô không thể tồn tại trước những thay đổi của nước và đất sét đã đáp ứng điều này.

Đến nay, nhóm nghiên cứu đã sản xuất được 128 viên gạch. Trong tương lai, họ muốn tạo ra các loại gạch đất nung có thiết kế và chức năng khác nhau dành riêng cho một số loài san hô nhất định và giúp thúc đẩy sự phát triển của chúng.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky4 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)