logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky5 năm trước
Lostbird

x Gấu trúc không chỉ có dễ thương: Cận thị nặng, đằng sau bộ lông dày là thân hình \'sáu múi cuồn cuộn\'

“Ngôn ngữ” của gấu trúc rất phong phú

Có thể nói trong tự nhiên, gấu trúc là loài có số lượng âm thanh dùng để giao lưu phong phú nhất. Theo các nghiên cứu, khi giao lưu, gấu trúc dùng ít nhất 13 âm thanh khác nhau.

Mỗi một âm thành của chúng đều có ý nghĩa riêng, khi tìm bạn đời chúng sẽ phát ra âm thanh “bee bee” như tiếng dê kêu, khi gấu trúc mẹ tìm con cũng sẽ phát ra âm thanh tương tự.

Trong thời kì động dục, chúng sẽ phát ra những tiếng tương tự như tiếng chim hót, khi gặp phải nguy hiểm thì có âm thanh gần giống tiếng chó sủa để uy hiếp hoặc chuẩn bị tấn công kẻ thù. Khi các bé gấu trúc con đói, chúng sẽ rít dài, như vậy gấu trúc mẹ sẽ nhanh chóng nhận ra và đưa bầu sữa của mình vào miệng các bé. Còn tiếng ộp ộp tương tự với tiếng ếch kêu, nhưng có tần số âm thanh thấp hơn, là cách gấu trúc cho biết chúng đang trong trạng thái cực kì thoải mái.  

Con non sinh ra chỉ nặng bằng 1/3 lon Coca

Một bé gấu trúc sơ sinh có hình dáng hệt như chuột con. Khi vừa ra đời các bé chỉ nặng bằng 1/3 lon Coca, so với cân nặng trung bình 70 - 100kg của con trường thành cùng loài thì có thể nói là cực kì khó tin.

Nhưng chỉ sau 40 ngày, khi phần lông đã phát triển đầy đủ, trông chúng sẽ giống một chú gấu trúc bình thường ngay. Sau 9 tháng là các chú gấu trúc con đã có thể tự mình gặm tre, trúc.

Gấu trúc có 6 ngón tay và từng là động vật ăn thịt

Ngoại trừ linh trưởng, hầu hết chi trước của các loài động vật đều không được phát triển để có thể cầm nắm các vật thể, nhưng sau quá trình đột biến gene để thích nghi với môi trường sống mới, gấu trúc đã mọc thêm một ngón tay nữa. Tuy rằng đây chỉ là một ngón tay giả, nhưng điều này lại góp phần giúp gấu trúc có thể cầm nắm, bẻ tre, trúc để ăn.

Cũng từ sau lần đột biến gene này, gấu trúc từ một loài động vật ăn thịt đã đánh mất khả năng nếm mùi vị của thịt và chuyển sang ăn trúc.

Theo các nghiên cứu, bắt đầu từ khoảng 5000 đến 7000 năm trước, gấu trúc mới bắt đầu chuyển sang ăn tre trúc, đồng nghĩa với việc lúc này gấu trúc đã hoàn thành quá trình biến đổi từ động vật ăn thịt sang động vật ăn cỏ. Tuy nhiên phần dạ dày của chúng lại không tiến hoá để phù hợp với sự chuyển biến này.

Phân của gấu trúc được dùng để ươm trà

Phần ruột của chúng rất ngắn và thẳng, dẫn đến hệ tiêu hoá của chúng phải liên tục làm việc, vì thế nếu muốn giữ cái bụng luôn no, gấu trúc cần tiêu tốn 10-14 giờ/ngày để ăn.

Không chỉ vậy, vì khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của hệ tiêu hoá không tốt, dẫn đến gấu trúc chỉ hấp thu được 30% chất dinh dưỡng có trong tre, trúc. Ngoài ra vì tốc độ tiêu hoá quá nhanh, chất diệp lục trong lá chưa kịp thoái biến, nên phân của gấu trúc sẽ có màu xanh.

Quan trọng nhất là loại phân có màu xanh này không hề có mùi thối như các loại phân khác.

Năm 2011, An Diễm Thạch - một người dân sống ở Tứ Xuyên đã nảy ra ý tưởng tận dụng 70% chất dinh dưỡng còn lại trong phân gấu trúc. Ông cho rằng thức ăn chính của gấu trúc là tre, trúc. Trong tre, trúc lại có chứa chất chống ung thư, nếu dùng phân gấu trúc để trồng trà, có thể khả năng chống ung thư trong trà sẽ được nâng cao.

Bên cạnh đó lượng phân gấu trúc thải ra trong một ngày là rất lớn, nên nếu tận dụng được lượng phân này, còn có thể giải quyết được vấn đề xử lý chất thải ở các nơi đang nuôi dưỡng gấu trúc.

Đến năm 2012, ông đã cho ra sản phẩm trà sinh thái Gấu Trúc đầu tiên với giá gấp 10 lần loại trà Trúc Diệp Thanh vốn luôn đứng đầu trong danh sách những loại trà đắt nhất ở Trung Quốc. Trà Gấu Trúc cũng được sách Guinness công nhận là loại trà đắt nhất thế giới.

Dù thân hình khá “cồng kềnh” nhưng thực tế gấu trúc rất nhanh nhẹn

Như đã đề cập ở trên, món chính là tre, trúc, tốc độ ăn và tốc độ thải xấp xỉ nhau, chỉ hấp thu dược 30% chất dinh dưỡng,… vậy tại sao gấu trúc lại có thân hình to lớn đến như vậy?

Bởi vì đây là một cách tự vệ của loài gấu nói chung và gấu trúc nói riêng trước các loài thú săn mồi. Hình thể to lớn này giúp chúng có thể “hù doạ” kẻ thù rằng mình rất hung dữ, rất to con.

Trên thực tế, nếu cạo sạch lông của gấu trúc, sẽ nhìn thấy thân hình đầy cơ bắp của chúng, ngoài ra chúng còn cực kì nhanh nhẹn và linh hoạt để có thể leo trèo và di chuyển trong rừng tre.

Gấu trúc bị “cận thị” nặng

Dù sở hữu vóc dáng “trong mơ” và sự nhanh nhẹn khó tin, gấu trúc lại bị cận nặng: quá 3m không nhận nổi mặt ai, quá 5m không biết đực cái.

Bởi vì trường kỳ sống trong rừng tre, trúc dày đặc, thiếu sáng, nhiều chướng ngại vật, nên sau mấy ngàn năm tiến hoá, thị lực của gấu trúc đã bị thoái hoá nghiêm trọng. Nhưng may mắn là cũng như loài mèo, gấu trúc có thể khống chế cường độ ánh sáng đi vào mắt mình, nên chúng có khả năng nhìn trong tối cực tốt.

Cận thị đã đành, mắt loài gấu trúc còn cực kì nhỏ và không có tròng trắng, nên chúng cực kì sợ ánh sáng cường độ mạnh. Chính vì thế quầng mắt thâm đen đặc trưng của loài này trở thành một lớp bảo vệ, chắn hầu hết ánh sáng mạnh rọi vào mắt, không khác gì đeo lên một cái kính râm lớn.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky5 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)