logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky4 năm trước
Lostbird

x 7 bộ phim tưởng chừng \'thiếu muối\' nhưng thực chất lại rất thâm thúy sâu cay

Chuyện một bộ phim sở hữu ý tưởng đầy hứa hẹn nhưng cách khai thác nhàm chán và rập khuôn chẳng hề mới ở Hollywood. Ngược lại, cũng có nhiều tác phẩm ngỡ là "thiếu não" nhưng lại được lèo lái một cách khéo léo, cũng như cài cắm rất nhiều chi tiết ẩn mà hiếm ai có thể nhận ra.

1. Zoolander (Siêu Người Mẫu)

Zoolander (2001) là bằng chứng rõ ràng nhất cho việc phải có đầu óc nhạy bén thì mới có thể viết một kịch bản vừa ngu ngốc vừa hài hước. Phim xoay quanh người mẫu nổi tiếng Derek Zoolander (Ben Stiller). Sau nhiều năm đứng trên đỉnh cao, anh phải đối đầu với một đối thủ đang lên là Hansel (Owen Wilson), đồng thời phát hiện ra bản thân dính vào một âm mưu tẩy não nhằm ám sát Thủ tướng Malaysia.

Nhiều người hẳn sẽ phải lắc đầu ngao ngán với những tình tiết quá lố và có phần phản cảm của Zoolander. Tuy nhiên, tác phẩm thực chất đã châm biếm sâu cay và toàn diện về sự phô trương cũng như khoe khoang của ngành thời trang. Đáng tiếc là Zoolander 2 (2016) thì thật sự ngu ngốc và chẳng bằng một góc của người tiền nhiệm.

2. Step Brothers (Anh Em Ghẻ)

Biên kịch kiêm đạo diễn Adam McKay là một bậc thầy trong việc triển khai các khái niệm cơ bản theo một hướng thông minh lập dị khiến phần lớn khán giả khó có thể nhận ra. Nhìn bề ngoài, Step Brothers có vẻ là một bộ phim hài theo mô tuýp đàn ông tính trẻ con cũ kỹ, hệt như hàng loạt tác phẩm khác của Will Ferrell và John C. Reilly.

Tuy nhiên, bộ phim đã nêu lên một xu hướng đáng buồn của Mỹ trong khoảng một thập kỷ qua. Ở đây, ngày càng ít người trưởng thành chịu ra khỏi nhà, tìm kiếm công việc ổn định hay các mối quan hệ xã hội. Họ cứ thế trở thành những đứa trẻ to xác. Người xem có thể cười ồ trước những trò ngốc nghếch của Will Ferrell và John C. Reilly nhưng cũng phải giật mình với thực trạng trên.

3. Starship Troopers (Nhện Khổng Lồ)

Starship Troopers (1997) được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết cùng tên của Robert A. Heinlein ra mắt năm 1959. Tuy nhiên, đạo diễn Paul Verhoeven đã có nhiều sự sửa đổi rõ rệt. Nhìn chung, phim vẫn giữ nội dung chính về việc nhân loại chiến đấu với một chủng tộc ngoài hành tinh được gọi là "bọ". Nhiều người sẽ cho rằng tác phẩm này lệch lạc khi ủng hộ chiến tranh, chủ nghĩa yêu nước và phát xít đến rồ dại.

Song, đây lại chính là dụng ý của Paul Verhoeven. Thông qua hình ảnh Chính phủ Liên hiệp hay những tay lính Thủy quân Lục chiến như "mất não", ông châm biếm chính sách đối nội và đối ngoại của Hoa Kỳ - nơi thanh niên bị nhồi vào tư tưởng "chiến tranh chính nghĩa" khỏi những "kẻ ngoại lai". Phim cũng lên án một đất nước tôn sùng súng ống và bạo lực đến mức kinh hoàng.

4. Harold and Kumar Go to White Castle (Harold Và Kumar Đến Lâu Đài Trắng)

Những ai yêu thích dòng phim hài hẳn chẳng còn xa lạ gì với bộ đôi Harold (John Cho) và Kumar (Kal Penn). Loạt phim đơn giản chỉ là những trò nghịch dại trong trong lúc "phê pha" của hai anh chàng lầy lội này dẫn đến các tình huống oái oăm.

Tuy nhiên, ẩn sâu trong tác phẩm là tình trạng bị áp bức của người Mỹ gốc Hoa và Ấn như hai nhân vật chính. Phim cũng châm biếm những định kiến phân biệt chủng tộc về đàn ông da đen, những cô gái da trắng nóng bỏng hay người Do Thái,...

5. Last Action Hero (Người Hùng Cuối Cùng)

Last Action Hero (1993) là một trong những bộ phim không được đánh giá xứng tầm trong thập niên 1990. Đây là một tác phẩm châm biếm đầy tham vọng mà ngay cả nam chính Arnold Schwarzenegger cũng không hiểu được trong lần đầu công chiếu. Columbia Pictures đã sai lầm khi quảng bá Last Action Hero như một phim hành động thông thường khiến cả khán giả lẫn giới phê bình đều bối rối.

Thực chất, tác phẩm của đạo diễn John McTiernan đã khéo léo "đá xéo" cả dòng phim lẫn các ngôi sao hành động đình đám bấy giờ. Phim có nhiều khoảnh khắc sáng tạo như hình ảnh Arnold Schwarzenegger đóng vai chính trong phim chuyển thể từ Hamlet, Sylvester Stallone hóa thành T-800 trong Terminator 2 hay Jack Slater vô thức nhả đạn vào tủ quần áo vì "phim nào cũng có đứa trốn trong đó."

6. Dumb and Dumber (Ngố Gặp Ngu)

Như đã nói, biên kịch phải rất thông minh để viết tốt một câu chuyện "ngu ngốc". Dumb and Dumber (1994) có lẽ là bài học lớn nhất mọi thời đại của điện ảnh về cách khiến khán giả yêu mến một nhân vật "não tàn". Nội dung phim xoay quanh hai anh chàng siêu ngố Lloyd (Jim Carrey) và Harry (Jeff Daniels) vô tình đi hết cả nước Mỹ chỉ để trả lại chiếc cặp cho một người phụ nữ đã "đặt nhầm" ở sân bay.

Có thể màn trình diễn của Carrey và Daniels là điều đáng nhớ nhất, nhưng kịch bản phim lại là bậc thầy của lối chơi chữ dí dỏm, đan xen sự kém cỏi về mặt tinh thần của hai nhân vật chính so với tất cả mọi người xung quanh. Ngay cả khi ngốc nghếch, Lloyd và Harry vẫn được xây dựng tính cách hoàn chỉnh chứ không chỉ đơn thuần là tấu hài cho khán giả cười.

7. Face/Off (Lật Mặt)

Face/Off (1997) là ví dụ điển hình cho việc tạo ra một tác phẩm xuất sắc dựa trên ý tưởng ngô nghê. Về cơ bản, việc viên cảnh sát và tay khủng bố hoán đổi gương mặt và thân phận cho nhau nhờ phẫu thuật nghe cực kì vô lý nhưng rốt cuộc lại rất thuyết phục nhờ bàn tay chỉ đạo của Ngô Vũ Sâm.

Đầu tiên, phim khó lòng mà thành công nếu thiếu màn trình diễn tuyệt vời của John TravoltaNicolas Cage. Yếu tố hành động của Face/Off được Ngô Vũ Sâm thực hiện theo phong cách giễu nhại chính các phim trước đó của ông và cả Hollywood. Phim thuần giải trí cho khán giả đại chúng nhưng ẩn trong đó là sự mỉa mai, châm biếm để những người yêu điện ảnh đào sâu khám phá.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky4 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)