logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky4 năm trước
Lostbird

Số vụ tự tử của công dân Nhật Bản tăng vọt trong mùa dịch khiến chính phủ lo ngại

Đã có những lo ngại rằng tình trạng căng thẳng do đại dịch có thể khiến nhiều người bị trầm cảm hơn. Ngày nay, mọi thứ đều không chắc chắn và đó có thể là nguyên nhân đáng kể gây căng thẳng thường xuyên cho rất nhiều người. Ví dụ như mất việc và ít giờ làm, thay đổi lối sống, thiếu thốn tiền bạc và phải duy trì khoảng cách với những người thân yêu do giãn cách xã hội sẽ khiến nhiều người suy sụp.

Thật không may, những lý do trên đã dẫn đến việc quá nhiều người Nhật tự kết liễu mạng sống của mình, kết luận này được đưa ra sau khi tình trạng tăng đột biến số vụ tự tử vào tháng trước được công bố. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, chỉ riêng trong tháng 8, 1.849 người đã tự tử trên khắp Nhật Bản, nhiều hơn 15.3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, phần lớn là phụ nữ. So với năm 2019, đã tăng thêm 186 ca tự tử là phụ nữ, trong khi con số này ở nam ít hơn là 60 người.

Những con số này chứng tỏ phụ nữ luôn là đối tượng dễ bị tổn thương hơn trong nhiều hoàn cảnh.

Tokyo đã ghi nhận số vụ tự tử cao nhất ở mức 119 người - cùng với mức tăng cao nhất là 65. Các nơi khác như Kanagawa, Chiba và Saitama, tất cả các quận lân cận Tokyo cũng ghi nhận con số hơn 100. Quận Aichi với Nagoya - thành phố lớn thứ tư ở Nhật Bản cũng tăng đáng kể.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đang xem xét những con số này rất nghiêm túc, đặc biệt là vì số vụ tự tử thấp nhất từng được ghi nhận vào năm ngoái nhưng lại tăng đột ngột trong năm nay. Liệu đại dịch có phải là nguyên nhân gây ra sự gia tăng này hay không và Bộ cũng đã kêu gọi các cá nhân tận dụng dịch vụ tư vấn có sẵn nhằm giúp chính bản thân mình vượt qua giai đoạn khó khăn.

Tổ chức TELL cung cấp dịch vụ tư vấn cho người nước ngoài tại Nhật Bản trong những tình huống khó khăn, ví dụ như trường hợp có ý định tự sát.

Với bất cứ ai đang bị trầm cảm và có ý định tự tử khi sống ở Nhật Bản, chính phủ đang cố gắng để nói rằng họ không đơn độc và luôn có sẵn sự trợ giúp, thậm chí có cả một tổng đài bằng tiếng Anh. Ví dụ như Tell là một tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn qua điện thoại và trò chuyện miễn phí cho cộng đồng quốc tế ở Nhật Bản, cũng như tư vấn từ xa hoặc trực tiếp một cách chuyên nghiệp, tất cả đều bằng tiếng Anh.

Với tất cả những thử thách và khó khăn ập đến với chúng ta trong năm 2020, hãy nhớ rằng việc liên hệ với bạn bè và gia đình để kiểm tra xem họ đang đối phó với những thay đổi như thế nào là cực kỳ quan trọng. Tính theo tỷ lệ tự tử trên 100.000 dân, Việt Nam được xem là nước có tỷ lệ tự tử thấp (7.3) trong khi Nhật Bản cao hơn nhiều (15.4).

Mặc dù vậy, tỷ lệ tự tử ở Việt Nam lại đang tăng nhanh theo từng năm, vào năm 2000, con số này chỉ là 6.7, tuy nhiên đến năm 2016 đã tăng lên 7.3. Tỷ lệ tăng dần là một vấn nạn xã hội đáng lo ngại, đặc biệt là ở thanh thiếu niên. Theo bảng xếp hạng 13 quốc gia Châu Á có tỷ lệ tự tử ở người trẻ cao nhất năm 2016 của Tổ chức Y tế thế giới WHO, Ấn Độ đứng đầu, trong khi đó Việt Nam ở cuối danh sách.

Đọc thêm: Phụ nữ Nhật Bản mong chờ mức thu nhập của chồng tương lai ra sao?: Khảo sát cho ra kết quả thú vị!

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky4 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)