Hội chứng con vịt Stanford: Điều khủng khiếp gì đang xảy ra ở phía dưới mặt nước yên tĩnh?
Nếu đã trải qua những cảm giác đó thì xin lấy làm tiếc vì bạn chính là hình tượng con vịt trong bài viết này.
Khi nghĩ đến loài vịt, ta thường liên tưởng tới hình ảnh chúng đang thư thả trôi trên mặt nước. Tuy nhiên ít ai biết được rằng kỳ thực những con vật này phải chân một cách điên cuồng phía bên dưới.
Hiệu ứng con vịt hay hội chứng con vịt Stanford là một dạng hội chứng tâm lý. Về nguồn gốc, có nhiều nguồn tư liệu khác nhau nhưng nguồn gốc phổ biến và được mọi người thừa nhận rộng rãi nhất là từ Đại học Stanford, Mỹ
Diễn dịch một cách đơn giản nhất, hình ảnh con vịt chính là ẩn dụ cho sinh viên đại học Stanford, với vẻ ngoài đầy rạng rỡ, thu hút cùng nụ cười trên môi nhưng phía sau đó là một đống hỗn độn…
Do vị trí đắc địa tại thung lũng Silicon, cùng với bề dày thành tích và lịch sử ấn tượng, tốt nghiệp từ Stanford là bước khởi đầu, cầu nối hoàn hảo để sinh viên tìm kiếm một vị trí trong các công ty danh giá. Vì thế có thể nói, việc một sinh viên được nhập học tại Stanford đã thể hiện năng lực học tập, thể thao ấn tượng của họ. Các sinh viên bộc lộ vẻ ngoài cho thấy “Tôi có thể làm hết tất cả”, tuy nhiên thực chất áp lực từ việc cố giữ mọi thức trong trạng thái hoàn hảo là điều đang bóp nghẹt họ.
Theo nghiên cứu trên ta có thể thấy:
37% sinh viên cảm thấy tuyệt vọng
6.9 là điểm số hạnh phúc trung bình (theo thang 10)
36% cảm thấy buồn hơn so với những người đồng niên
64% sinh viên có mức độ căng thẳng cao hơn 7 (theo thang 10)
21% sinh viên đã tìm đến dịch vụ chăm sóc tâm lý
7.36 là điểm số trung bình cho dịch vụ sức khỏe tâm thần (theo thang 10)
Lối nhận thức:
- Phải luôn luôn vui vẻ
- Che giấu sự căng thẳng, mệt mỏi
- Thèm muốn trở thành “thiên tài bẩm sinh”
- Hội chứng Impostor - Kẻ giả mạo
Sự tương tác:
- Lời chào
- Tiệc tùng nhiều đêm
- Tính thiếu cạnh tranh
Góc độ cá nhân:
- Kìm nén sự mệt mỏi căng thẳng
- Giải phóng sự hạnh phúc
- Thiếu tự trọng
Một số học sinh tiểu học, cấp hai phải đối mặt với những kỳ vọng khó hiểu đặt lên mình từ khi mới sinh ra, trong khi các bạn khác được vui chơi giải trí thì chúng phải lao đầu vào sách vở. Dưới ánh mắt của giáo viên và bạn học, cậu học sinh hiện ra với hình ảnh thật hoàn thiện, tài năng trong mọi lĩnh vực nhưng sâu thẳm bên trong, cậu đang cố đạp chân để vượt qua mặt hồ rộng mênh mông mà sự kỳ vọng, áp đặt tạo ra cho mình.
Đến khi vượt qua cấp 2, cấp 3, lên tới đại học, cậu đã quen với cái vỏ bọc mình tạo ra, đến mức cậu không còn nhìn nhận về nó nữa, cậu vào ngôi trường với niềm tin rằng mình là một sự hiện diện đầy tài năng, cậu cố thể hiện chúng ra một cách tự nhiên nhất có thể. Sau một tuần, cậu cảm nhận sức ép khủng khiếp từ trường đại học, cậu bắt đầu nghi ngờ: “Hóa ra mình chỉ là một kẻ kém cỏi, vô tri?”. Cậu ta bắt đầu để ý đến những người tài năng, thể hiện tốt hơn mình, nhìn vào sự điềm tĩnh của họ và nghĩ rằng mình cần phải điềm tĩnh như họ. Nhưng sự thật là cậu không ổn, cậu chỉ đang cố gắng để điềm tĩnh mà thôi. Rồi cậu bắt đầu sa sút, mất đi tính cạnh tranh vốn có, vùi đầu vào những cuộc vui thâu đêm suốt sáng và đánh mất những giá trị của bản thân mình.
Ở một góc nhìn tổng quát, hội chứng con vịt không chỉ tồn tại ở mỗi trường đại học Stanford mà còn ở bất kỳ học sinh nào, thậm chí đến khi ta đã tốt nghiệp đến với xã hội ngoài kia, thứ áp lực đó vẫn còn tồn tại.
Hội chứng con vịt là một vấn đề tâm lý mà nhiều người trong chúng ta phải trải qua từ trên ghế nhà trường cho đến khi bước ra xã hội. Khát khao chứng tỏ bản thân mình, bất chấp tất cả để tìm kiếm một vị thế, cố che giấu đi sự mệt mỏi của bản thân sau nụ cười, để rồi chúng ta tự nhấn chìm mình xuống dưới mặt nước tĩnh lặng kia…
- 0
- 0Bình luận