logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky4 năm trước
Lostbird

Khi mặt tối tâm lý của các nhân vật nổi tiếng trong phim bị giới tâm lý học \'mổ xẻ\'

Một trong những yếu tố giúp các bộ phim thu hút người xem chính là sự phát triển của tuyến nhân vật và cốt truyện. Thế nhưng đôi khi, ngay cả biên kịch cũng chưa thực sự hiểu rõ tâm lý của nhân vật do chính mình sáng tạo ra. 

Vì vậy, sẽ thực sự thú vị khi loạt nhân vật trong các bộ phim nổi tiếng được các nhà Tâm Lý Học "mổ xẻ" chi tiết về tính cách cá nhân như:

Daenerys Targaryen (Game of Thrones)

Trong suốt loạt phim Trò Chơi Vương Quyền, "mẹ rồng" Daenerys xuất hiện dưới nhiều vỏ bọc khác nhau. Cô lớn lên trong một gia đình đổ vỡ và thường xuyên bị bạo hành bởi các thành viên trong tộc.

daenerys targaryen 480x800 emilia clarke game of thrones season 8 17507

Những tổn thương và sợ hãi trong khoảng thời gian ấu thơ đó đã khiến cho "mẹ rồng" phải trải qua 3 giai đoạn khác nhau trong quá trình hình thành phát triển tâm lý: Nạn nhân, Vị cứu tinh và Kẻ bạo hành. 

Theo các nhà Tâm Lý Học, hành động "thánh nhân" cứu giúp mọi người của Daenerys vốn dĩ không hề xuất phát từ lòng tốt mà được bắt nguồn vì quyền lực và nỗi sợ hãi đơn độc (bị mất đi sự thống trị). Bởi lẽ trong suốt một thời gian dài, cô nàng hoàn toàn không có quyền kiểm soát cuộc sống của mình.

Vì vậy, tiềm thức và những đổ vỡ trong quá khứ đã ép "mẹ rồng" phải trở nên tàn độc và máu lạnh hơn. Bởi vì trong suy nghĩ của cô, đây mới chính là cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân.

Gregory House (House M.D)

Bác sĩ House là một nhân vật tự tin, thông minh, quyến rũ, luôn phá vỡ các quy tắc nhưng cũng vô cùng "máu lạnh" và gặp nhiều khó khăn trong việc hoà nhập với cộng đồng. 

Đây thường được coi là hành vi của những kẻ thái nhân cách (Psychopath) điển hình. 

Vậy nhưng theo các nhà Tâm Lý Học, những kẻ thái nhân cách thực sự thường không có khả năng đồng cảm với đồng loại và hoàn toàn không có chút khái niệm gì về tình cảm.

Còn với Gregory House, ông vẫn có sự thấu cảm với mọi người xung quanh và luôn tìm cách giúp đỡ họ theo cách riêng của mình - chỉ là có hơi thô lỗ và cục cằn một chút xíu thôi.

Carrie Bradshaw (Sex and the City)

Theo các nhà tâm lý học, nhân vật Carie là một ví dụ điển hình của tuýp người ấu nhi (infantile): một người phụ nữ ngoài 30 tuổi nhưng vẫn mơ mộng về chàng hoàng tử bạch mã và không thể tự lo liệu cho cuộc sống riêng của bản thân.

Mọi suy nghĩ và hành động của Carrie đều vì tình yêu, nhưng cô lại chẳng hề quan tâm đến những mối quan hệ chắc chắn mà chỉ chăm chăm chạy theo những điều phù phiếm xa vời.

Dường như nhân vật này đang vô thức trốn tránh những mối quan hệ và hôn nhân nghiêm túc. Cô ấy chỉ quan tâm tới những tay chơi thiếu chín chắn, không có khả năng duy trì một mối quan hệ tình cảm lâu dài.   

Monica Geller (F.R.I.E.N.D)

Chắc chắn nhiều người sẽ không khỏi ngạc nhiên khi biết được rằng nhân vật Monica trong loạt phim F.R.I.E.N.D là một người ái kỷ (narcissist).

Đúng vậy! Tuy sở hữu tính cách ngọt ngào và thích quan tâm săn sóc người khác, Monica vẫn có nhiều đặc điểm thường thấy ở những người luôn đặt bản thân mình lên đầu tiên.

Nguyên do là vì, Monica đã sống dưới "cái bóng" quá lớn của anh trai (Ross Geller) trong suốt quãng thời gian tuổi thơ. Không chỉ liên tục bị trêu trọc vì ngoại hình quá khổ lúc nhỏ, cô còn phải đối mặt với những áp lực khi liên tục bị đem ra so sánh với anh trai mình.

Điều này đã để lại nhiều vết thương lòng trong Monica, biến cô trở thành một người yêu thích sự cầu toàn và kiểm soát thái quá. Monica luôn muốn chiến thắng và trở thành người đầu tiên cán vạch đích trong mọi cuộc thi. 

Dù vậy, điều đó vẫn chẳng thể nào khiến cho hình tượng của "cô em gái nước Mỹ" bị sụp đổ trong mắt mọi người. Trên thực tế, cá tính này chỉ càng khiến cho Monica trở nên tự tin và tích cực hơn trong cuộc sống. 

Miranda Priestley (The Devil Wears Prada)

Miranda là một nhân vật "bà chủ, ông chủ" khó tính và cầu toàn thường thấy trong phim ảnh. Bà không bao giờ hài lòng hay lắng nghe góp ý của cấp dưới vì bà biết rằng những quyết định của mình luôn đúng và chính xác nhất.

Mọi người đều cảm thấy áp lực và căng thẳng khi làm việc chung cùng với Miranda, nhưng lại chẳng ai muốn bỏ đi khỏi sự kiểm soát của bà. Thậm chí với nhiều người, nó còn trở thành một sự ám ảnh và ngưỡng mộ điên cuồng. 

Theo các nhà tâm lý học, đây chính là đặc điểm của những người đang mắc phải hội chứng Stockholm (hội chứng gắn bó với kẻ bạo hành) điển hình: sếp càng nghiêm khắc thì người ta càng làm tốt công việc của mình. 

Tuy nhiên, vỏ bọc nghiêm khắc này cũng được Miranda tạo ra để che giấu những thương tổn trong tình cảm cá nhân. Miranda đã hi sinh quá nhiều cho sự nghiệp của bản thân. Mất đi chúng cũng đồng nghĩa với việc bà mất đi mọi động lực sống.

Cersei Lannister (Game of Thrones)

Người phụ nữ quyền lực nhà Lannister sẵn sàng làm mọi điều để có được thứ mà mình muốn. Cô rất giỏi trong việc thao túng người khác và luôn xử lý mọi chuyện theo những cách tàn nhẫn nhất. 

cersei

Cảm giác vượt trội hơn người chính là thứ giữ cho Cersei tồn tại. Đây chính là tính cách điển hình của những người thái nhân cách. Họ không thể hiểu được cảm xúc của đồng loại và sẵn sàng chà đạp lên người khác chỉ để thoả mãn bản thân mình.

Mặc dù những đứa trẻ nhà Lannister là điều duy nhất mà Cersei quan tâm, thế nhưng liệu cô nhìn chúng dưới con mắt của một người mẹ hay chỉ đơn giản là đang ngắm nhìn hình ảnh phản chiếu của mình trong đó mà thôi?

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky4 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)