UBang - ngôi làng nơi đàn ông và phụ nữ nói hai thứ tiếng khác nhau
Thật khó để tin rằng đàn ông và phụ nữ cùng lớn lên trong một cộng đồng lại có thể không cùng nói một thứ ngôn ngữ. Nhưng tại Ubang, nét văn hoá độc đáo này đã tồn tại từ lâu đời. Chính quyền địa phương và người dân Ubang đang nỗ lực gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc trong bối cảnh tiếng Anh ngày càng được giới trẻ ưa chuộng.
Không rõ tỉ lệ khác nhau của các từ trong 2 loại ngôn ngữ dành riêng cho nam giới và nữ giới tại Ubang cụ thể là bao nhiêu. Tuy nhiên, có đủ ví dụ cho thấy những người khác giới tại đây nói hai ngôn ngữ khác nhau. Chẳng hạn, đối với từ “quần áo”, nam giới sẽ nói là “nki”, trong khi phụ nữ sẽ nói “ariga”, từ “cây cối” sẽ được nam giới phát âm là “kitchi”, còn phụ nữ nói là “okweng”,...
Những từ ngữ này không chỉ khác nhau về cách phát âm, mà còn khác nhau về cách viết, nhưng lại cùng được hiểu theo một nghĩa, miễn là ai cũng có thể nhớ được.
Dù nói hai thứ ngôn ngữ không giống nhau nhưng cả nam và nữ tại Ubang đều hiểu nhau một cách hoàn hảo. Điều này có thể là vì trong quá trình lớn lên, các cậu con trai nói ngôn ngữ của con gái, sau khi dành phần lớn thời thơ ấu của mình bên cạnh mẹ và những người phụ nữ khác. Đến tầm 10 tuổi, con trai sẽ dùng ngôn ngữ đàn ông.
Khi cậu bé bắt đầu nói ngôn ngữ đàn ông, bạn biết rằng sự trưởng thành đang đến với cậu ấy.
Nhà nhân chủng học Chi Chi Undie nói với BBC: “Nó gần giống như hai từ vựng khác nhau. Có rất nhiều từ mà đàn ông và phụ nữ nói chung. Trong khi đó, cũng có những từ khác hoàn toàn tùy thuộc vào giới tính. Chúng không phát âm giống nhau và cũng không có cách viết giống nhau. Chúng là các từ hoàn toàn khác biệt”.
Có nhiều lý giải khác nhau về cách sử dụng từ ngữ theo giới ở Ubang. Nhưng phần lớn, cộng đồng tin vào kinh thánh. Mọi người đều tin vào chuyện Chúa có kế hoạch cung cấp cho mỗi dân tộc hai ngôn ngữ, nhưng sau khi “trao quà” cho Ubang, Ngài nhận ra rằng không có đủ ngôn ngữ cho khắp thế giới. Vì vậy, Chúa dừng lại. Và đó là lý do tại sao Ubang có hai ngôn ngữ riêng và người dân coi đó là phước lành.
Người Ubang luôn tự hào về những khác biệt độc đáo trong ngôn ngữ của chính mình. Tuy vậy, ngày càng có nhiều lo ngại về tương lai của các giá trị truyền thống.
Ngày nay, khi các từ tiếng Anh tiếp tục đi vào từ vựng của những người trẻ tuổi ở Nigeria, hai ngôn ngữ của Ubang có nguy cơ bị mất đi vĩnh viễn. Lý do là vì hai loại ngôn ngữ ở Ubang không được tổng hợp và viết ra một cách có hệ thống, do đó tương lai của chúng phụ thuộc vào thế hệ trẻ. Nhưng đáng tiếc, ngày càng ít bạn trẻ có thể nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ một cách trôi chảy.
Để bảo tồn các giá trị ngôn ngữ, nhiều giáo viên tại Ubang đã kêu gọi triển khai các giải pháp như xuất bản sách giáo khoa bằng tiếng Ubang, thậm chí là tiểu thuyết
- 0
- 0Bình luận