Hội chứng Paris: Khi \"sự vỡ mộng\" và \"sốc văn hoá\" trở thành tâm bệnh
Paris đã từng xuất hiện trong giấc mộng của bao nhiêu người trong chúng ta? Paris đã từng khiến bao nhiêu trái tim bồi hồi xúc động và dâng lên tình yêu và đam mê sống dù chưa bao giờ được thực sự đặt chân đến nơi đó? Thậm chí trong tiếng Đức còn có một từ mà không có từ Tiếng Anh nào có thể thay nó - từ “fernweh” - niềm khao khát mãnh liệt với một nơi nào đó mà bạn chưa từng đặt chân đến.
Hiện tượng “hội chứng Paris" được đăng lên tờ báo tâm thần học Nervure đầu tiên vào năm 2004. Theo nhà tâm lý học Herve Benhamou: những du khách mong manh có thể mất đi một điểm tựa trong tâm hồn - tượng đài trong họ về một thành phố với nền văn hoá tột bậc vỡ tan tành - khi họ nhìn thấy sự thật trần trụi đến mức khủng hoảng về một thành phố mà họ luôn mơ về” - 1 Paris thành phố của những ánh đèn vàng thơ mộng - dường như không hề tươi đẹp như trong mộng tưởng. Thậm chí vào thế kỷ 19, nhiều người Nhật còn tin rằng Paris là một “biểu tượng gần như huyền diệu của văn hoá Âu Châu”.
Hội chứng kì lạ này như một cú “sốc văn hoá” được nhận diện trong cộng đồng du khách Nhật Bản/hoặc những người Nhật đến sống và làm việc ở kinh đô ánh sáng này - ảnh hưởng của nó lớn đến mức rất nhiều trong số họ phải tìm đến hỗ trợ y tế và chăm sóc tâm lý. Và một điều rõ ràng gây ra điều này bắt nguồn từ việc nhận ra sự lãng mạn hoá, sự kì vọng to lớn bỗng dưng vỡ mộng ở mức cực đại khiến họ phải nhờ đến can thiệp tâm lý.
Mặc dầu hội chứng Paris đã được nhiều nhà tâm thần học Pháp xác định là một bệnh tâm lý có thể nhận dạng được - nó vẫn được xem là một rối loạn mang tính lạ với lẽ thường. Với số lượng người mắc phải nó từ 20 đến 100 ca mỗi năm tuỳ vào nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau (tuỳ thuộc vào nguồn bài viết đã tham khảo). Trong số đó, nhiều ca đã được xác định là do người mắc mang sẵn khuynh hướng tâm lý tiềm ẩn bên trong, và phong cảnh cũng như hoàn cảnh mà người đó chọn để đến với Paris như một cò.i sún.g kích hoạt sự mất cân bằng tâm lý bên trong họ.
Có những người khác mang hội chứng này được phát hiện đã mang sẵn tâm lý bất thường trước cả khi họ thực hiện hành trình đến với thủ đô ánh sáng - như một nỗ lực trốn chạy nhằm tìm kiếm lối thoát cho nỗi đau đang đục khoét bên trong tâm hồn của họ.
NHỮNG DẤU HIỆU THƯỜNG XUẤT HIỆN Ở NGƯỜI VỚI HỘI CHỨNG PARIS
Những dấu hiệu đặc trưng bao gồm một loạt các hành vi tương tự như rối loạn tâm thần:
- Triệu chứng của thần phân liệt (ảo tưởng, ảo thanh)
- Mê sảng
- Trầm cảm
- Một loạt những biểu hiện bất thường trong hành vi như bộc phát tính hung hăng, cảm giác mạnh mẽ dữ dội rằng họ như đang bị bứ.c hạ.i,..
- Chóng mặt
- Tim đập nhanh
- Và những dấu hiệu khác tuỳ thuộc vào từng trường hợp khác nhau
[Các dấu hiện trên đơn thuần như một phương pháp được ghi lại và phân loại dựa trên những người đã từng có xu hướng rối loạn này]
Thậm chí trong một bài báo hướng dẫn du lịch còn có dòng ghi chú kì quặc giới thiệu về các bệnh viện như “rất gần trung tâm và gần nhiều địa điểm tham quan (Xaillé). Thậm chí họ còn ghi rằng khoa điều trị - đặc biệt là khu tiếp nhận bệnh nhân có rối loạn tâm thần rất “hiếu khách” và “là nơi hấp dẫn và thuận tiện cho người mất lí trí”(convenient place indeed for one to lose one’s mind )
TẠI SAO NGƯỜI TA LẠI MẮC HỘI CHỨNG NÀY?
1. Bài viết về hội chứng Paris đưa ra một giả định rằng có lẽ lý do nhiều người Nhật mắc phải vấn đề này là do sự khác biệt rõ ràng trong sự đa dạng văn hoá. Là sự khác nhau khi một nền văn hoá Á Đông gặp gỡ Phương Tây - một cú sốc lớn mà có lẽ rất nhiều người chuyển đến Tây Âu đều sẽ mắc phải tuỳ theo mức độ nặng nhẹ. Theo Dr. Hiroaki Ota - một nhà tâm thần học đến Paris để làm việc: “nhiều bức chân dung về Paris khiến nhiều người Nhật, đặc biệt là phụ nữ trẻ coi thành phố này như “một nơi bình dị”.
Và chính sự khác biệt và những hiểu lầm trong văn hoá khiến họ thất vọng tột cùng. Cách biểu đạt và giao tiếp của 2 nền văn hoá quá khác biệt, khi mà người Paris bày tỏ cảm xúc và thái độ một cách thẳng thừng - khác biệt so với sự giao tiếp kín đáo và phải suy nghĩ rất nhiều trước khi nói của người Nhật.” 2. Trong nỗ lực giải thích cho hiện tượng khác thường về Paris này - các nhà tâm thần học cho rằng những người mắc rối loạn này thường mang dấu hiệu của “trầm cảm lâm sàng” vì họ không có khả năng dung hoà giữa chủ nghĩa lãng mạn họ có về Paris và thực tế.
Trong một trường hợp có thật tên là Tanaka - anh ta thất vọng về Paris nhưng vẫn giữ thêm một suy nghĩ rằng “Paris thực sự của mình sẽ xuất hiện thôi” - là một Paris trên sách báo và điện ảnh mà anh ta biết khi còn ở Nhật Bản.
Nếu như bạn đã từng đến Paris - hoặc đã từng một lần mơ về thành phố được xem là lãng mạn nhất thế giới như nhân vật chính trong phim “Midnight in Paris”.
Trong tưởng tượng của rất nhiều kẻ mộng mơ, Paris là tầm nhìn toàn cảnh từ đồi Montmartre - từng là điểm hẹn nghệ thuật của nhiều hoạ sĩ nổi tiếng; là Đại lộ Champs - Élysées nằm trong danh sách những cung đường đẹp nhất thế giới; hay Khải Hoàn Môn L'arc de triomphe de l'Etoile một cộc mốc tưởng niệm chiến thắng lẫy lừng được xây bởi vị Hoàng đế nổi tiếng Napoléon I. Bạn sẽ hiểu được tại sao người ta lại có thể vỡ mộng đến thế, khi Paris của thế kỉ 21 đã không còn vẻ thơ mộng đầy chất thơ, không còn những chàng trai tóc xoăn vàng mắt xanh bước dọc đường phố (có thể thấy rõ sự khác biệt trong đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp).
Và ngược lại - những người nhập cư với nhiều trò lừa lọc khắp các tượng đài tượng trưng cho nền văn hoá tuyệt phẩm của nước Pháp, hay mùi chất thải xộc thẳng vào mũi ở khắp các bến metro bởi những người vô gia cư hoặc những tên say rượu. Thông qua phim ảnh, nhiều người nghĩ rằng Paris là một nơi bình yên với cánh chim bồ câu thơ thẩn đầy bên vệ đường công viên, là những người bồi bàn thân thiện đầy thong thả - những hình ảnh như một bộ phim hay một khúc nhạc đầy tính biểu tượng.
Tuy nhiên, sự thật là: Paris cũng mang một sắc màu khắc nghiệt. Như các vấn đề đã nhắc ở trên, thì những vấn đề khác như sự bất bình đẳng, tỉ lệ tộ.i phạ.m và bạ.o lự.c, là nỗi sợ “moral panic” về các vụ khủ.ng b.ố như ở khắp mọi nơi - và sự đối xử không quá thân thiện mà người địa phương dành cho du khách hay cách họ từ chối sử dụng tiếng Anh. Thậm chí chỉ cần bạn search từ “các luật lệ ở Paris” hay tại sao người Paris lại không thân thiện - sẽ cho ra một loạt các kết quả thách thức nền tảng khoa học rằng cư dân ở thành phố đông đúc này không thích thú và thậm chí không ưa thích người nước ngoài - đặc biệt nếu người đó không nói tiếng Pháp.
[ Đối với tuỳ người trải nghiệm là khác nhau, nên hãy chọn lọc thông tin một cách khách quan nhé! Đối với mình thì trải nghiệm ở Paris dù hơi “lạnh lùng” 1 chút nhưng có lẽ đó chính là cá tính và bản sắc của riêng họ! 😀 ]. Đối với những người không chống chọi được với sự “vỡ mộng” về Paris - họ nói rằng họ thực sự bị tổn thương bởi trải nghiệm này và mang theo nỗi sợ hãi khi phải du lịch đâu đó trong tưởng tượng một lần nữa.
Theo Dr. Ota, hội chứng Paris thường được điều trị bằng các phương pháp trị liệu tâm lý và thuốc, giống như với các rối loạn tâm thần khác. Ở những người bị sốc văn hoá ít nghiêm trọng hơn có thể tự giải quyết nó bằng cách kiên nhẫn và để thời gian chữa lành.
HÃY NHỚ RẰNG, KHÔNG CÓ NƠI NÀO THỰC SỰ HOÀN HẢO TRÊN THẾ GIỚI NÀY
Ở nhiều nước Châu Âu hiện nay như bước vào một thời kì đen tối và ngột ngạt khi quá nhiều vấn đề về xã hội xảy ra; vấn nạn lừa gạt du khách, hét giá lên trời vẫn còn đó. Ở Tây Ban Nha người thất nghiệp tràn lan. Hay Luân Đôn - Những người vô gia cư vẫn nằm lim dim bên vỉa hè ở giữa thủ đô tráng lệ bậc nhất lục địa già, những người như bị bỏ lại bên rìa cuộc sống phồn hoa hiện đại tại thủ đô Luân Đôn nổi danh với nền văn minh đi đầu thế giới.
Thậm chí ngay gần ta thôi - Singapore có phải ở đâu cũng giàu đâu? Cũng như những nước nghèo như Cam Pu Chia, họ nghèo khổ và sống dưới sự bất công nhưng vẫn có những người luôn cười hạnh phúc, mỗi ngày đau khổ nhưng luôn tươi cười. Tuy vậy, bên cạnh những người mắc hội chứng Paris nghiêm trọng và do những vấn đề tâm lý có sẵn bên trong họ - thì có nhiều người nói rằng: họ yêu Paris nhiều hơn cả mặt tối của nó. Paris có vẻ đẹp của riêng nó và sẽ được cảm nhận khác nhau tuỳ theo từng trải nghiệm của mỗi người.
Paris đẹp có lẽ không phải chỉ với một bức ảnh postcard hay những câu chuyện trên instagram.Nó cũng có thể có vết bẩn thỉu và xám màu bên dưới những toà nhà và cung điện cổ dát vàng, có thể có sự bận rộn vội vã như nhiều thành phố khác của thế kỷ 21. Tuy nhiên, nó vẫn lộng lẫy theo một cách sâu sắc và không hoàn hảo của riêng nó - đến mức những cư dân và du khách mệt mỏi nhất cũng không nỡ rời đi. Cho dù Hội chứng Paris có tồn tại - thì Paris vẫn là giấc mơ của rất nhiều người.
ART BY MARI via pinterest
NGUỒN THAM KHẢO:
Cohen, Erik. “A Phenomenology of Tourist Experiences”. Sociology, Vol. 13, No. 2, 179-201 (1979) http://www.minkowska.com/content/hiroaki-ota-syndrome-de-paris Hiroaki OTA : "Syndrome de Paris”:
- 0
- 0Bình luận