logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky3 năm trước
Lostbird

Tại sao cây cối lại tốt cho sự phát triển trí não ở trẻ?

Việc thường xuyên tiếp xúc với cây cối, đặc biệt là sinh sống quanh khu vực có nhiều cây xanh giúp tăng cường khả năng tư duy và lập luận ở trẻ. Một nghiên cứu mới đây của Anh với sự tham gia của hơn 3.500 trẻ em và thanh thiếu niên đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc và quan sát cây cối hàng ngày có thể giúp trẻ phát triển nhận thức.

Tim Beatley, người sáng lập và cũng là giám đốc điều hành của Biophilic Cities_ một chương trình phát triển các thành phố tương lai thành những khu đô thị tràn ngập sắc xanh, đã phát biểu rằng: “Đừng coi thiên nhiên như là một người bạn phương xa, người mà lâu lâu chúng ta mới đến thăm một lần. Hiếm có thứ gì có thể đem đến cho chúng ta cảm giác hòa hợp về cảm xúc như cách cây cối có thể làm.”

1, Vậy thiên nhiên mang lại lợi ích gì đối với sự phát triển của não bộ?

Một nghiên cứu thực hiện ở London đã góp phần làm tăng tính xác thực cho giả thiết ‘việc dành thời gian chơi đùa ở những khu vực có nhiều cây cối giúp thúc đẩy phát triển trí não ở trẻ’. Nhưng cụ thể, điều gì sẽ tác động đến trí não trẻ khi chúng kết nối với thiên nhiên một cách thường xuyên? Tác giả chính của nghiên cứu này đã đưa ra lời giải thích rằng những sinh vật, sự vật, hiện tượng mới mẻ và lạ lẫm ở những khu vực có nhiều cây sẽ kích thích trí tò mò, khi đó trẻ có thể vận dụng hết các khả năng nghe, ngửi, chạm và quan sát. Chẳng hạn như phân biệt tiếng chim hót, tại sao vỏ cây lại xù xì, phân biệt mùi thơm của hoa lá hay quan sát những con côn trùng xung quanh.

“Nói cách khác, cây cối cùng hàng loạt những sinh vật sống khác quanh nó có thể kích thích trẻ sử dụng kết hợp nhiều giác quan để phân tích sự vật, sự việc. Đó cũng là cách bộ não tiếp nhận, tổ chức và phản ứng với những thông tin xung quanh” Keith Somers, một bác sĩ nhi khoa của Đại học Pittsburgh cho hay.

Somers còn cho biết thêm: “Con người ngay từ khi sinh ra đã có những giác quan nhạy bén, và thiên nhiên cung cấp những yếu tố kích thích các giác quan đó bộc lộ được hết khả năng”.

Có năm giác quan chính và quen thuộc, quan trọng với sự phát triển của não bộ đó là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác, ngoài ra còn hai giác quan khác là thăng bằng và cảm nhận (giác quan tiềm ẩn)

Ông cho rằng việc kích thích các giác quan trong 3 năm đầu đời sẽ giúp trẻ có một bộ não khỏe mạnh

“Ngay cả khi một em bé chỉ ngồi im lặng trong vòng tay của bạn thì em bé cũng vẫn đang tiếp nhận thông tin và phát triển các đường dẫn truyền thần kinh”.

Khi trẻ lớn lên, sự phát triển của hệ thống thần kinh này sẽ làm chủ cho các hành động phức tạp như học tập,… sau này. Sự kết hợp giữa các giác quan khi trẻ quan sát thiên nhiên thực chất là một bài tập thể dục tốt cho não bộ. Chẳng hạn như quan sát sóc truyền cành, xếp chồng những viên đá sau đó nhìn chúng đổ xuống hay ngửi mùi của những loài hoa khác nhau, giữ thăng bằng trên một thân cây gỗ bị đổ,…đều là những cuộc phưu lưu của các giác quan, cái mà trẻ sẽ không bao giờ cảm nhận được khi học qua Zoom hay bất kì chương trình học ảo nào khác.

“Chúng ta đều biết rằng thiên nhiên chính là người thầy vĩ đại nhất. Đôi khi, thay vì chi hàng đống tiền cho một thiết bị công nghệ, chúng ta chỉ cần bước ra ngoài và tìm một cái cây thôi”.

2, Thậm chí một cái cây đã chết cũng rất có tác dụng.

Không cần thiết phải có cả một khu rừng hay một công viên toàn cây xanh cho trẻ chơi đùa. Chúng ta chỉ cần một vài cây xanh đặt ở ban công, ngay cả khi nó đã chết hoặc khô héo cũng đã là đủ. Khi một cây xanh chết đi, mặt đất xung quanh chúng vẫn tràn đầy sự sống như côn trùng, giun đất và vô vàn những sinh vật nhỏ bé và đáng sợ khác (đáng sợ với những đứa trẻ). Theo các nhà nghiên cứu, việc trải nghiệm cảm giác sợ hãi trong một mức độ vừa đủ mang lại lợi ích tích cực cho sức khỏe và tinh thần, đồng thời nó cũng giúp kích thích gia tăng kết nối cảm xúc. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chơi đùa trong môi trường nhiều cây xanh hoặc sau khi đi bộ trong rừng, lượng hormone căng thẳng sẽ giảm xuống đáng kể và hệ thống miễn dịch cũng được tăng cường. 

Bên cạnh đó, cho bóng mát, giảm thiểu khói bụi, cải thiện ô nhiễm không khí, giảm nguy cơ mắc bệnh hen xuyễn ở trẻ em (đặc biệt với trẻ em thành phố) đều là những lợi ích tuy đã quá quen thuộc nhưng không kém phần quan trọng mà cây cối mang lại cho cuộc sống hàng ngày.

3, Người lớn có thể làm những gì để khơi gợi sự tò mò với thiên nhiên của trẻ?

Để giúp trẻ có hứng thú với thiên nhiên thì đầu tiên những người lớn xung quanh chúng cũng phải tự mình trải nghiệm trước đã. Trải nghiệm ở đây không có nghĩa là phải đi xa, người lớn chỉ cần dành chút thời gian dắt trẻ khám phá xung quanh nhà mỗi ngày và tham gia một vài trải nghiệm đơn giản để giúp trẻ tiếp thu kiến thức từng chút một. Dưới đây là một vài ví dụ mà người lớn có thể áp dụng:

  • Cùng bé lặng lẽ theo sau một con vật bắt gặp trên đường và cùng đoán xem nó sẽ đi về đâu, làm gì?
  • Đố bé bước đi thật nhẹ nhàng và đếm xem bé đi được bao nhiêu bước trước khi làm chú chim giật mình bay mất.
  • Tổ chức một chuyến săn ảnh để chụp ảnh 10 con vật sao cho con sau phải nhỏ hơn con trước.
  • Cùng bé ngồi im lặng dưới gốc cây để nghe xem có những âm thanh gì, phát ra từ đâu hay ngửi thấy mùi hương gì
  • Quan sát những động vật trên đường đi, nhờ bé mô tả lại hình dáng và hoạt động của chúng rồi cùng nhau đặt tên theo những đặc điểm ấy
  • Chỉ định những sự vật khác nhau trên đường, mỗi lần gặp một sự vật tương ứng với một điểm và thi đua xem ai có nhiều điểm hơn
  • Nếu có thể hãy để bé trải nghiệm hoạt động trèo cây (hãy chắc chắn là cái cây vừa tầm tay của bé và dễ dàng cho bạn xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra)
  • Phân biệt và so sánh những màu sắc mà bạn và bé bắt gặp trên đường
  • Nếu có cơ hội, hãy cùng bé điều tra một vụ án “giết động vật hay cây cối”, hãy dùng phấn trắng hoặc bất cứ thứ gì có thể vẽ một vòng tròn xung quanh một con vật hoặc cái cây đã chết. Sau đó cùng bé phân tích và tìm ra manh mối cho vụ án.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky3 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)