Ve chai - Hệ thống tái chế của Việt Nam
"Ai chai nhựa giấy bán thì mua", "Ai ve chai không". Tiếng rao quen thuộc hằng ngày vẫn vang trên các con ngõ hằng mấy chục năm. Tiếng rao của các cô ve chai là cả một tuổi thơ của nhiều người.
1.Cách thức hoạt động
Ve chai không chỉ xuất hiện ở Việt Nam, ngành nghề này xuất hiện ở tương đối nhiều nơi trên thế giới. Chủ yếu các bác ve chai sẽ đi thu gom giấy, nhựa và sắt vụn, đưa về các vựa ve chai và chúng sẽ được chuyển đi để tái chế.
2.Lợi ích từ những vựa ve chai
Thay vì vứt nhựa hoặc giấy vụn đi, những đứa trẻ con thường có xu hướng giữ lại để bán cho các vựa ve chai, vừa đỡ phải đi vứt mà trẻ con cũng kiếm được một ít tiền tiêu vặt. Điều này sẽ hình thành tính cách không vứt rác ra đường của trẻ con.
Lượng rác từ giấy, nhựa hay sắt vụn cũng sẽ được tái chế một cách triệt để và không bị trôi nổi ngoài thiên nhiên. Tái chế giấy sẽ giảm được lượng cây gỗ bị chặt cho ngành công nghiệp giấy.
Các loại chai tái chế có thể được sản xuất thành những chai nhựa để đựng chất tẩy rửa. Đáng tiếc, chai nhựa tái chế không được dùng để dự trữ thực phẩm, vì chúng yêu cầu mức độ vệ sinh nhất định.
3.Bất cập từ chính vựa ve chai truyền thống
Ngành ve chai của Việt Nam chủ yếu là do những người lớn tuổi làm. Nếu lỡ một ngày, ngành ve chai không còn ở Việt Nam, điều đó có nghĩa rằng các loại rác thải sẽ không thể tái chế nữa chẳng? Chúng ta không thể phụ thuộc vào nhân lực truyền thống như vậy được. Ở Đức, người dân sẽ bán chai nhựa ở những máy ve chai tự động.
Đọc thêm về Chuyện tái chế ở Đức.
Việt Nam cũng cần có những cải tiến về công nghệ trong công cuộc tái chế trong tương lai.
- 0
- 0Bình luận