logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky3 năm trước
Lostbird

Tất tần tật về chỉ số BMI (P.2)

Tiếp nối phần 1 về định nghĩa, cách tính và hiệu quả của chỉ số khối cơ thể, Lost Bird sẽ tiếp tục cùng bạn tìm hiểu mặt hạn chế của BMI và các phương pháp theo dõi sức khỏe khác nhé!

BMI cũng có những điểm trừ nhất định

Nghiên cứu đã cho thấy chỉ số BMI thấp ( <18,5) và cao ( ≥30) đồng nghĩa với nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những hạn chế của phương pháp này.

Không xem xét các yếu tố sức khỏe khác

BMI dường như chỉ đưa ra được câu trả lời chung chung về việc một người có cân nặng bình thường hay không mà không xét đến tuổi tác, giới tính, di truyền, lối sống, tiền sử bệnh hoặc bất kỳ yếu tố nào khác của họ.

Nếu chỉ dựa vào BMI thì chúng ta có thể bỏ lỡ các số đo quan trọng khác về sức khỏe, chẳng hạn như nồng độ cholesterol, lượng đường trong máu, nhịp tim, huyết áp và mức độ viêm nhiễm. Từ đó dẫn đến việc đánh giá quá cao hoặc quá thấp sức khỏe thực sự của một người.

Hơn nữa, cơ thể nam giới và nữ giới có cấu tạo khác nhau: nam giới có tỉ lệ cơ nhiều hơn mỡ so với nữ. Thế nhưng BMI lại sử dụng cùng một phép tính cho cả hai nhóm nam và nữ.

Thêm vào đó, cơ thể của chúng ta sẽ dần dần giảm cơ, tăng mỡ một cách tự nhiên khi chúng ta già đi. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những người lớn tuổi có chỉ số BMI ở mức cao vừa phải từ 23,0–29,9 ít có nguy cơ bị mắc bệnh hay tử vong sớm hơn.

Cuối cùng, chỉ số BMI còn bỏ qua các khía cạnh khác của sức khỏe như sức khỏe tinh thần và các yếu tố xã hội học phức tạp khác (thu nhập, khả năng tiếp cận nguồn thực phẩm dinh dưỡng với giá cả phải chăng, kiến ​​thức về thực phẩm và môi trường sống).

Cào bằng khối lượng cơ với khối lượng mỡ

Mặc dù 1kg cơ nặng bằng 1kg mỡ nhưng cơ bắp có kết cấu dày đặc hơn và chiếm ít không gian hơn. Kết quả là một người trông khá gầy với khối lượng cơ cao vẫn có thể nặng cân. Ví dụ một người nặng 97 kg, cao 1m75 có chỉ số BMI là 29,5 bị xếp vào loại thừa cân.

Vì lý do đó, hai người có cùng chiều cao và cân nặng có thể trông hoàn toàn khác nhau. Một người có thể là một vận động viên thể hình với khối lượng cơ bắp cao trong khi người kia có thể có khối lượng mỡ cao hơn.

Những người này đều có cùng cân nặng 70kg
nhưng hình dáng cơ thể lại có nhiều điểm khác biệt.

Nếu chỉ xem chỉ số BMI, điều này có thể dễ dàng phân loại nhầm một người là thừa cân hoặc béo phì dù khối lượng mỡ của họ thấp. Do đó, bên cạnh cân nặng, cần phải xem xét cả khối lượng cơ, mỡ và xương của họ nữa.

Không xem xét sự phân bố chất béo

Mặc dù chúng ta biết rằng chỉ số BMI cao thể hiện sức khỏe kém hơn, nhưng vị trí của lượng mỡ trên cơ thể cũng tạo nên sự khác biệt lớn.

Những người có mỡ tích trữ quanh vùng bụng – hay còn gọi là dáng quả táo – có nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao hơn so với những người có mỡ tích trữ ở vùng hông, mông và đùi – tức dáng quả lê.

Trên thực tế, các tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh rằng BMI không xem xét nơi lưu trữ lượng mỡ trên cơ thể, và điều này có thể phân loại nhầm từ đối tượng khỏe mạnh sang có nguy cơ mắc bệnh.

Có thể dẫn đến những thành kiến sai lệch về cân nặng

Khi được tư vấn về sức khỏe, chúng ta thường mong đợi các chuyên gia sẽ đưa ra những đánh giá chính xác nhất về tình trạng sức khỏe cá nhận của mình. Tuy nhiên, một số chuyên gia chỉ sử dụng đơn lẻ chỉ số BMI để kiểm tra và rồi đưa ra các khuyến nghị. Điều này có thể dẫn đến những thành kiến sai lệch về cân nặng, làm giảm chất lượng chăm sóc sức khỏe của người được tư vấn.

Ngoài ra, các nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng khi BMI của một người càng cao thì họ càng ít có khả năng đi khám sức khỏe định kỳ do sợ bị đánh giá cũng như không tin tưởng vào bên dịch vụ chăm sóc sức khỏe nữa, hoặc do những trải nghiệm tiêu cực trước đó. Điều này có thể dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị muộn.

Không phù hợp với mọi nhóm dân cư

Mặc dù BMI được sử dụng rộng rãi nhưng chỉ số này có thể không phản ánh chính xác sức khỏe của một số nhóm dân cư và chủng tộc. Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người châu Á có nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao hơn do có ngưỡng điểm BMI thấp hơn so với người da trắng.

Trên thực tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát triển các thang đo BMI dành cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương với các ngưỡng điểm thay thế như sau:

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngưỡng điểm thay thế này giúp xác định chính xác hơn mức độ rủi ro sức khỏe của người châu Á. Mặc dù vậy, vẫn cần nghiên cứu thêm để đối chiếu những điểm khác biệt này với những người Mỹ gốc Á đa thế hệ.

Bên cạnh đó, người da đen cũng có thể bị phân loại nhầm là thừa cân mặc dù có lượng mỡ thấp hơn và lượng cơ cao hơn. Điều này có thể cho thấy rằng nguy cơ mắc bệnh mãn tính của người da đen (đặc biệt là phụ nữ) nằm ở ngưỡng điểm BMI cao hơn so với các chủng tộc khác.

Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2011 cho thấy phụ nữ da đen khỏe mạnh có ngưỡng BMI cao hơn 3.0 điểm so với những người khác. Điều này càng đặt ra câu hỏi về tính hữu ích của chỉ số BMI đối với tất cả các chủng tộc.

Cuối cùng, sẽ là một thiếu sót lớn nếu chỉ dựa vào chỉ số BMI mà bỏ qua tầm quan trọng của yếu tố văn hóa, vì mỗi nhóm dân cư với văn hóa khác nhau sẽ có quan niệm và tiêu chuẩn khác nhau về kích thước cơ thể. Ở một số nền văn hóa, những người trông đầy đặn một tí mới được coi là khỏe mạnh. Do đó, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng nên xem xét xem “sức khỏe” có ý nghĩa như thế nào đối với từng bệnh nhân.

Chúng ta nên cân nhắc các quyết định quan trọng về sức khỏe (như phẫu thuật và can thiệp giảm cân) cần dựa trên BMI và cân nặng; nhưng điều quan trọng là các chuyên gia y tế cũng cần xem xét thêm các yếu tố khác liên quan đến từng trường hợp bệnh nhân để có thể đưa ra các khuyến nghị phù hợp nhất.

Các phương pháp khác

Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng chỉ số BMI vẫn được sử dụng như một công cụ đánh giá sức khỏe phổ thông vì tính tiện dụng, hiệu quả về mặt chi phí và có thể dễ dàng sử dụng trong tất cả các cơ sở chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có những lựa chọn thay thế khác cho BMI để chẩn đoán tốt hơn sức khỏe cá nhân. Thế nhưng đừng quên rằng lựa chọn nào cũng đều đi kèm với những ưu và nhược điểm riêng bạn nhé.

Đo vòng eo

Vòng eo lớn (>85 cm ở nữ giới và >101,6 cm ở nam giới) chứng tỏ lượng mỡ cơ thể tập trung nhiều ở vùng bụng, tức có nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao hơn.

Điểm cộng

Dễ dàng thực hiện. Bạn có thể dùng thước dây hoặc một sợi dây dài kèm một cây thước kẻ.

Điểm trừ

Không thể đưa ra kết luận chung do chúng ta có các kiểu cơ thể khác nhau (ví dụ như dáng quả táo hay dáng quả lê, v.v...) và tầm vóc khác nhau (khối lượng cơ và xương).

Tỷ lệ eo:hông

Tỷ lệ eo:hông lớn (>0,8 ở nữ giới và >0,95 ở nam giới) cho thấy lượng mỡ tích trữ cao hơn ở khu vực dạ dày. Điều này có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim và mãn tính cao hơn.

Tỷ lệ eo:hông nhỏ (≤0,80 ở nữ giới và ≤0,95 ở nam giới) cho thấy lượng mỡ tích trữ ở hông cao hơn, thể hiện sức khỏe tốt hơn.

Điểm cộng

Dễ thực hiện, chỉ cần thước đo và máy tính là được rồi.

Điểm trừ

Không thể đưa ra kết luận chung do chúng ta có các kiểu cơ thể khác nhau (ví dụ như dáng quả táo hay dáng quả lê, v.v...) và tầm vóc khác nhau (khối lượng cơ và xương).

Tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể

Tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể là lượng mỡ tương đối mà cơ thể một người có.

Điểm cộng

Phân biệt rõ ràng giữa lượng mỡ với những lượng khác không phải mỡ trong cơ thể (lượng cơ, xương, v.v...). Chỉ số này thể hiện chính xác hơn về nguy cơ sức khỏe của một người so với chỉ số BMI.

Điểm trừ

Những dụng cụ cân đo thường gặp như cân sức khỏe, kẹp đo mỡ (phương pháp skinfold),... tuy thuận tiện nhưng độ chính xác không cao.

Các công cụ chính xác hơn như BodPod, kỹ thuật DXA, kỹ thuật cân dưới nước thì lại đắt tiền và không phổ biến.

Xét nghiệm

Các loại xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm máu và thăm khám các dấu hiệu quan trọng khác (đo huyết áp, nhịp tim, cholesterol, mức đường huyết, viêm nhiễm, v.v...) có thể chỉ ra nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

Điểm cộng

Đánh giá chi tiết và chính xác hơn về sức khỏe của chúng ta.

Điểm trừ

Về cơ bản, một xét nghiệm đơn lẻ vẫn chưa đủ để chẩn đoán hay thể hiện nguy cơ sức khỏe lâu dài.

Kết

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một công cụ đánh giá sức khỏe gây nhiều tranh cãi được thiết kế để ước tính lượng mỡ cơ thể và rủi ro sức khỏe.

Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao hơn khi BMI tăng trên mức bình thường. Ngược lại, những người với chỉ số BMI thấp (dưới 18,5) thường có sức khỏe kém.

Thế nhưng bên cạnh đó, BMI không thể xem xét các khía cạnh khác của sức khỏe như tuổi tác, giới tính, lượng cơ, lượng mỡ cơ thể, chủng tộc, di truyền và tiền sử y tế. Hơn nữa, việc sử dụng BMI như một công cụ chẩn đoán sức khẻo duy nhất đã được chứng minh là làm tăng thành kiến sai lệch về cân nặng và bất bình đẳng sức khỏe.

Mặc dù BMI cũng có những hữu ích nhưng đây không phải là thước đo chính xác duy nhất để chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của chúng ta.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky3 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)