logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky3 năm trước
Lostbird

Tômtex- da làm từ rác thực phẩm của Việt Nam

Nhà thiết kế vật liệu dệt gốc Việt- Uyên Trần đã phát triển một loại vật liệu sinh học mềm dẻo có tên là Tômtex, một loại da được làm từ chất thải thực phẩm có thể dập nổi với nhiều loại hoa văn khác nhau thay thế da động vật, vật liệu này không chỉ bền mà còn có độ mềm mượt để có thể khâu bằng tay hoặc bằng máy.

Hàng năm, có tới 8 triệu tấn vỏ hải sản và 18 triệu tấn bã cà phê thải ra từ ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống toàn cầu. Đó là lý do mà nhà thiết kế tái sử dụng hai loại rác này để tạo nên một nguyên liệu sinh học mới.

Tuy đang ở Mỹ nhưng cô tìm kiếm được nhà cung cấp tại Việt Nam- người chuyên đi thu gom các loại vỏ tôm, cua và tôm hùm cũng như vảy cá bỏ đi, sau đó chiết xuất một loại biopolyme gọi là chitin- thứ được tìm thấy trong bộ xương ngoài của côn trùng và động vật giáp xác, khiến cho chúng vừa cứng nhưng lại rất dẻo. Kết hợp với bã cà phê- phế thải từ các quán cà phê địa phương, đây là cơ sở tạo nên Tômtex.

Hỗn hợp này được nhuộm bằng cách sử dụng các chất màu tự nhiên như than, cà phê và đất son để tạo ra nhiều lựa chọn màu sắc khác nhau. Sản phẩm được làm khô bằng nhiệt độ phòng, không cần dùng thiết bị, do đó tiết kiệm điện năng và giảm lượng khí thải carbon. Ngoài ra, có thể phủ một lớp sáp ong lên bề mặt nếu muốn tạo ra vật liệu chống thấm. Sau khi hết hạn sử dụng thì hoàn tòan có thể tái chế hoặc phân huỷ sinh học.

Điều đặc biệt là sản phẩm có thể được tùy chỉnh để giống như da, giống như cao su hoặc giống như nhựa bằng cách điều chỉnh công thức và cách sản xuất. Vì vậy, nó có thể được ứng dụng cho thời trang, bao bì, nội thất hoặc thiết kế công nghiệp.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky3 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)