logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky3 năm trước
Lostbird

Nhật Bản mở triển lãm đồ gia dụng tôn vinh sản phẩm thủ công dân gian

100 năm Mingei: Phong trào Thủ công Dân gian (100 Years of Mingei: The Folk Crafts Movement) là một dự án có quy mô lớn với hơn 450 hiện vật, sẽ bắt đầu vào ngày 26/10, trùng với kỷ niệm 100 năm ngày thuật ngữ mingei ra đời.

Theo bà Hisaho Hanai, trưởng nhóm nghiên cứu tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia tại Tokyo, phong trào đồ thủ công dân gian mingei "bắt đầu từ việc khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn trong các món đồ gia dụng hàng ngày." Bà Hanai cũng đồng thời là người đứng đầu cuộc triển lãm kỷ niệm 60 năm ngày mất của thủ lĩnh phong trào mingei Yanagi Muneyoshi.

Yanagi Muneyoshi (còn được gọi là Yanagi Soetsu) tại Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Dân gian Nhật Bản ở Tokyo, tháng 2/1948. Ông và những người cùng thời đã phát triển thuật ngữ mingei bắt đầu bằng việc khám phá vẻ đẹp ẩn chứa trong các món đồ gia dụng hàng ngày (Ảnh do bảo tàng cung cấp)

Theo bà Hanai, tất cả các hiện vật đều được lựa chọn dựa trên thuật ngữ mingei về việc bảo tồn "hệ sinh thái của kỹ thuật" thời tiền hiện đại ở "dạng sống". Có thể nói, đây là một cách bảo vệ tài sản văn hóa không nhất thiết phải tuân theo “nguyên bản”.

Triển lãm sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia, Tokyo ở phường Chiyoda từ ngày 26/10/2021 đến ngày 13/2/2022 trừ các ngày thứ Hai, các ngày lễ cuối năm và năm mới. Giờ mở cửa từ 10 giờ sáng đến là 10 giờ sáng đến 4 giờ 30 chiều (thứ Sáu và thứ Bảy mở đến 7 giờ 30 tối).

Ấm đun nước bằng sắt Habiro năm 1934 từ Uzen Yamagata (Nguồn: Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Dân gian Nhật Bản)
Đĩa gốm trang trí hình gà cuối thế kỷ 18 từ Anh (Nguồn: Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Dân gian Nhật Bản)
Chiếc lọ nhiều mặt trang trí hình ảnh cây mùa thu, tráng men màu xanh lam (phần dưới cùng có hình quả bầu), thời Joseon - đầu thế kỷ 18, từ bán đảo Triều Tiên (Nguồn: Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Dân gian Nhật Bản)
Tượng Jizo Bosatsu, năm 1801 của Mokujiki Gogyo (Nguồn: Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Dân gian Nhật Bản)
Chiếc ghế được làm vào thế kỷ 19 từ Anh (Nguồn: Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Dân gian Nhật Bản)
Một chiếc jizaikake hình Daikoku, thường sử dụng cho các lò sưởi ở các ngôi nhà nông thôn vào thời Edo - thế kỷ 19, từ vùng Hokuriku. (Nguồn: Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Dân gian Nhật Bản)
Tạp chí Kogei, số 1-3, tháng 2/1931 (Nguồn: Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Dân gian Nhật Bản)
Chiếc đĩa tráng men màu đen và xanh lá, sản xuất bởi Yoshida Shoya vào những năm 1930 từ Ushinoto (tỉnh Tottori) (Nguồn: Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Dân gian Nhật Bản)
Cà vạt Niniguri (làm từ kén tằm), do Yoshida Shoya sản xuất, thiết kế vào năm 1931 đến từ Muko Kuniyasu Shojo-kai (Hiệp hội phụ nữ trẻ) và những người khác ở tỉnh Tottori (Nguồn: Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ dân gian Tottori)
Họa tiết lưới trên nền trắng của một chiếc áo vào thời kỳ Edo - thế kỷ 18 (Nguồn: Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Dân gian Nhật Bản)
Trang phục bằng vải bông có hoa văn (kiribuse) vào thế kỷ 19 từ Ainu ở Hokkaido (Nguồn: Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Dân gian Nhật Bản)
Giày rơm vào năm 1940 từ tỉnh Yamagata (Nguồn: Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Dân gian Nhật Bản)
Một chiếc gàu tát nước vào năm 1939 từ Itoman (Okinawa) (Nguồn: Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Dân gian Nhật Bản)
Kiseru (tẩu truyền thống Nhật Bản), thiết kế bởi Kawai Kanjiro khoảng thập niên 1950-60 (Kawai Kanjiro’s House)
Ấm trà màu đen, thiết kế bởi Yanagi Sori năm 1958
Bức tranh Otsu-e của Benkei với thanh kiếm cán dài naginata vào thời kỳ Edo, cuối thế kỷ 17 - đầu thế kỷ 18 (Nguồn: Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Dân gian Nhật Bản)

Vé vào cửa là 1.800 yên (361 nghìn VNĐ) cho người lớn, 1.200 yên (241 nghìn VNĐ) cho sinh viên và 700 yên (140 nghìn VNĐ) cho học sinh trung học. Học sinh trung học cơ sở trở xuống và những ai có giấy chứng nhận khuyết tật sẽ được vào cửa miễn phí.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky3 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)